Nhiều quốc gia đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar
Ai Cập, Bahrain, Arab Saudi đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar với lý do nước này liên quan chủ nghĩa khủng bố.
Vị trí các quốc gia vùng Vịnh. Đồ họa: BBC.
Arab Saudi cắt quan hệ ngoại giao và đóng cửa biên giới với Qatar “để bảo vệ an ninh quốc gia khỏi nguy hiểm từ chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”, hãng thông tấn quốc gia Arab Saudi SPA đưa tin hôm nay. Arab Saudi dừng mọi liên lạc trên biển và đất liền với Qatar, kêu gọi “các quốc gia anh em làm tương tự”.
Bahrain cũng thông báo chấm dứt quan hệ với Qatar vì Doha gây ảnh hưởng tới “an ninh và ổn định của Manama, can thiệp vào vấn đề nội bộ vương quốc này”. Công dân Qatar ở Bahrain có 14 ngày để rời đi, Reuters cho biết.
Ai Cập cáo buộc Qatar tài trợ các tổ chức “khủng bố”, trong đó có Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood) và tuyên bố cắt quan hệ với Doha. Bộ Ngoại giao Ai Cập thông báo đóng cửa không phận và các cảng biển đối với mọi phương tiện vận tải Qatar.
Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nói Qatar “ủng hộ, tài trợ và khuyến khích các tổ chức khủng bố, cực đoan”, làm xói mòn ổn định khu vực. Với lý do đó, UAE cắt quan hệ và cho các nhà ngoại giao Qatar 48 giờ để rời đi.
Liên minh Arab, do Arab Saudi dẫn đầu, đang đối phó phiến quân nổi dậy ở Yemen cũng thông báo khai trừ Qatar.
Video đang HOT
Theo AFP, Qatar từ lâu đã bị cáo buộc là quốc gia tài trợ khủng bố. Nước này từng bị chỉ trích vì ủng hộ những nhóm nổi dậy đối phó chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Bộ Tài chính Mỹ đã ra lệnh trừng phạt nhiều cá nhân Qatar do “tài trợ các hoạt động khủng bố”.
Qatar là thành viên trong liên minh quốc tế, do Mỹ dẫn đầu, đang đối phó Nhà nước Hồi giáo (IS). Quốc gia này có căn cứ không quân al-Udeid, nơi Mỹ bắt đầu mọi chiến dịch trên không của liên minh trong khu vực.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Trump bất ngờ lạnh nhạt với Nga, nồng ấm với Trung Quốc, NATO
Chưa đầy 3 tháng kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ thay đổi quan điểm về nhiều chính sách đối ngoại giữa nước này với các cường quốc khác như Trung Quốc và Nga, hay với liên minh quân sự NATO.
Tổng tống Trump bắt tay với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Nhà Trắng ngày 12/4 (Ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin, ông Trump, người đã tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm ngoái với cam kết sẽ thay đổi hiện trạng chính trị tại Washington, từng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc, gọi Bắc Kinh là "nhà vô địch" trong quá trình thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng từng cho rằng liên minh quân sự NATO là một gánh nặng với Mỹ, và rằng ông muốn Washington hàn gắn lại quan hệ với Nga.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng và trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 11/4, Tổng thống Trump đã bất ngờ thay đổi quan điểm về chính sách đối ngoại. Ông cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ với Nga đang trở nên "lạnh nhạt", trong khi quan hệ giữa nước này với Trung Quốc đang được cải thiện. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng dành lời ca ngợi NATO, khi cho rằng tổ chức quân sự này đang thay đổi để đáp ứng trước những mối đe doạ quốc tế.
Trong cuộc họp báo cùng với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Nhà Trắng ngày 12/4, Tổng thống Trump nhấn mạnh: "Tôi từng nói NATO là một tổ chức lạc hậu nhưng tôi thấy điều này hiện không còn nữa".
Sự đảo ngược trong quan điểm của Tổng thống Mỹ về Nga và NATO có thể sẽ trấn an các đồng minh của Washington tại châu Âu, những nước từng rất lo ngại về những tuyên bố của ông nhằm vào việc hàn gắn quan hệ với Moscow trong chiến dịch tranh cử.
Tuy nhiên, cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà ông Trump ca ngợi có thể gây ra quan ngại ở châu Á, nơi những đồng minh của Washington đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Có thể nói những thay đổi rõ rệt trong chính sách đối ngoại gây tranh cãi của Tổng thống Trump được thực hiện giữa lúc nội bộ chính quyền Mỹ có những biến động, cụ thể nhất chính là việc Cố vấn chiến lược chính Steve Bannon rời khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia.
Cách đây 6 tháng, ứng cử viên Trump từng tuyên bố ông mong muốn xây dựng lại quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong một tuyên bố hồi tháng 9 năm ngoái, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà tuyên bố: "Nếu ông ấy (Tổng thống Putin) nói những lời tốt đẹp về tôi, tôi cũng sẽ thực hiện điều tương tự".
Bước ngoặt Syria
Theo giới quan sát, vấn đề Syria có thể là nguyên nhân khiến Tổng thống Trump thay đổi quan điểm với Nga. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới nhất, Tổng thống Trump đã bày tỏ quan ngại về việc Nga tiếp tục ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ông Trump, người đã ra lệnh phóng tên lửa nhằm vào căn cứ không quân ở Syria để đáp trả vụ tấn công nghi là do quân đội Syria sử dụng vũ khí hoá học, nói: "Có thể chúng ta đang ở giai đoạn thấp nhất trong mối quan hệ với Nga".
Trong khi chỉ trích Nga, ông Trump cũng cho biết ông và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có những cuộc thảo luận mang tính liên kết trong cuộc gặp đầu tiên tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida hồi tuần trước. Dù trước đó, ông Trump từng dự đoán về những cuộc thảo luận "cam go" giữa hai bên trong vấn đề thương mại.
Mối quan hệ "ấm dần lên" giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được nhắc tới khi ông Trump trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal. Theo đó, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông sẽ không gọi Trung Quốc là nước thao túng tỷ giá tiền tệ, điều mà ông từng tuyên bố sẽ làm ngay trong ngày đầu tiên nắm quyền.
Nhận định về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ hiện nay, ông Christine Wormuth, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính quyền của Tổng thống Barack Obama, cho rằng ông Trump không phải là người có nhiều kinh nghiệm về chính sách đối ngoại khi mới nhậm chức, nhưng việc này đang được cải thiện.
Ông Wormuth, người hiện đang là cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), cho rằng: "Tổng thống Trump bắt đầu hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề".
Ngọc Anh
Theo Dantri
Malaysia không định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên Malaysia không định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên sau khi căng thẳng gia tăng dẫn đến việc hai nước cấm công dân của nhau rời khỏi nước sở tại do mâu thuẫn về nghi án Kim Jong-nam. Thủ tướng Malaysia Najib Razak và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters "Chúng ta là đất nước thân thiện với...