Nhiều quốc gia Châu Âu đang học Hàn Quốc cách chống dịch Covid-19
Đài KBS cho rằng, Hàn Quốc đã bước đầu khống chế được dịch Covid-19 và nhiều quốc gia khác đang áp dụng các biện pháp của nước này để chống dịch.
Chính phủ Anh đang đẩy cao tốc độ xét nghiệm Covid-19 từ mức 8.000 ca/ngày như hiện nay lên 10.000 ca/ngày đến cuối tháng này. Nguyên nhân là bởi liên tiếp có nhiều ý kiến chỉ trích Anh không tiến hành xét nghiệm quy mô lớn như Hàn Quốc và Đức, thậm chí không thể xét nghiệm cho tất cả những nhân viên y tế có triệu chứng nghi nhiễm.
Nhiều quốc gia Châu Âu đang học Hàn Quốc cách chống dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Italy và Tây Ban Nha cũng quyết định dò tìm lộ trình di chuyển của người nhiễm, hay kiểm tra người dân có tuân thủ lệnh hạn chế di chuyển hay không thông qua thông tin vị trí trên điện thoại di động.
Một phóng viên người Pháp đang tự cách ly tại Seoul còn viết một bài báo đăng trên chuyên mục đặc biệt, giải thích chi tiết trải nghiệm của bản thân về công tác phòng dịch tại Hàn Quốc. Bài báo còn chỉ trích một số nước phương Tây đã hoang tưởng khi cho rằng kiểm soát tập thể là hành động uy hiếp tới nhân quyền, qua đó hối thúc các nước nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng dịch tích cực như Hàn Quốc.
Ba tháng sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số ca nhiễm toàn cầu đã vượt quá 1 triệu người với hơn 50.000 ca tử vong. Đặc biệt, số ca tử vong ở châu Âu đã lên đến 37.000 người.
Pháp vừa công bố thêm hơn 880 ca tử vong bị bỏ sót trong thống kê chính thức, nâng tổng số ca tử vong của nước châu Âu này vượt ngưỡng 5.300 người.
Dù so với Italy, Pháp và Đức bùng phát dịch Covid-19 sau 10 ngày, Anh sau nửa tháng, song số ca nhiễm và tử vong của các nước này gần như ngang nhau.
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc phối hợp với giới chuyên gia đánh giá diễn biến dịch Covid-19 để quyết định có kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội quyết liệt hay không.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc quyết định thực hiện hạn chế tiếp xúc xã hội triệt để từ ngày 22/3-5/4, dự kiến chuyển sang chế độ “phòng dịch trong đời sống” từ ngày 6/4 nếu xét thấy xu hướng tăng ca nhiễm Covid-19 được kiểm soát ổn định.
Nếu áp dụng chế độ “phòng dịch trong đời sống”, Chính phủ sẽ cho phép các hoạt động kinh tế-xã hội diễn ra ở một mức độ nhất định, hướng dẫn và quản lý các cá nhân, cơ quan, tổ chức về các quy tắc phòng ngừa lây nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn đang ghi nhận trên dưới 100 ca nhiễm mới mỗi ngày, chủ yếu là các ca lây nhiễm tập thể ở các nhà thờ, viện dưỡng lão, và ca nhiễm “nhập ngoại”, nên Chính phủ vẫn đang phải thảo luận về thời điểm chuyển sang chế độ “phòng dịch trong đời sống”.
Video đang HOT
Trước tiên, Chính phủ sẽ lập cơ chế thảo luận xã hội có sự tham gia của cả giới chuyên gia và tổ chức dân sự, chuẩn bị kế hoạch áp dụng chế độ “phòng dịch trong đời sống”, dự kiến cho ra mắt trong tuần này
Mặc dù các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội có thể gây nhiều bất tiện cho người dân, nhưng lại có hiệu quả phòng ngừa Covid-19 hơn bất cứ phương pháp điều trị nào, qua đó hy vọng người dân tiếp tục phối hợp cùng Chính phủ.
Đại dịch COVID-19 làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống người dân thế giới ra sao?
Dưới đây là những hình ảnh chân thực nhất về cuộc sống của người dân toàn thế giới dưới sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tính đến ngày 18/3, toàn thế giới đã có hơn 200.000 ca nhiễm bệnh, hơn 8.600 người tử vong vì COVID-19. Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã khiến cuộc sống của mọi người hoàn toàn đảo lộn.
Một người xếp hàng bên ngoài trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại Frankfurt, Đức.
Một cảnh sát đang kiểm tra người điều khiển xe máy ở khu phố Belleville, thành phố Paris, Pháp. Nước này đã áp dụng lệnh phong tỏa thủ đô để ngăn chặn sự lây lan của virus từ trưa ngày 16/3.
Bãi đỗ xe vắng ngắt tại Sân bay Manchester, phía tây bắc nước Anh hôm 17/3.
Nhân viên y tế trò chuyện với bệnh nhân tại một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở thành phố London, bang Ontario, Canada hôm 17/3.
Hàng loạt chuyến bay ở các sân bay tại Frankfurt, Đức đồng loạt bị hủy vì COVID-19.
Cảnh sát từ chối người nhập cảnh ở biên giới Tây Ban Nha - Pháp trong lúc Tây Ban Nha đang áp dụng lệnh cấm nghiêm ngặt, ngăn chặn sự lây lan của virus.
Quảng trường trước Nhà thờ chính tòa Đức Bà Reims (Pháp) không một bóng người từ khi áp dụng lệnh cấm.
Một tài xế được đo thân nhiệt tại trạm kiểm dịch ở thành phố Valenzuela, Metro Manila, Philippines.
Một cặp đôi đeo khẩu trang tại Nhà ga số 1 của Sân bay Toronto Pearson, Canada.
Con đường Bank Street vắng tanh giữa trung tâm thành phố Ottawa, Canada.
Siêu thị Iceland tọa lạc tại Trung tâm thương mại Kennedy ở Belfast, Bắc Ireland mở cửa sớm 1 tiếng để hỗ trợ các khách hàng cao tuổi.
Một nhân viên lặng người hút thuốc giữa khung cảnh vắng vẻ bên ngoài một nhà hàng ở London, Anh.
Mariluna Apaza không có cách nào vượt qua biên giới Peru - Bolivia vì lệnh đóng cửa của chính phủ Peru.
Các nhà hàng rơi vào tình trạng ế ẩm vì COVID-19.
Robert Lee rảo bước qua Khu phố Penn thưa thớt bóng người của Quận Columbia, bang Washington, Mỹ.
Dòng người xếp hàng bên ngoài một hiệu thuốc ở Buga, Valle del Cauca, Colombia.
Các kệ hàng trống rỗng tại một chi nhánh của Sainsbury ở phía nam London, Anh.
Một hành khách chờ chuyến tàu điện ngầm cuối cùng ở ga Zoloti Vorota tại thủ đô Kiev, Ukraina hôm 17/3, trước khi lệnh hạn chế di chuyển có hiệu lực.
Bệnh viện Carney ở Dorchester, bang Massachusetts (Mỹ) là trung tâm y tế đầu tiên chuyên điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 ở nước này.
Một người đàn ông đeo khẩu trang tản bộ tại Quảng trường Union ở Manhattan, thành phố New York, Mỹ. Dịch bệnh lan rộng với tốc độ chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn khiến người dân nước này sợ hãi việc ra đường, phố xá tấp nập ngày trước giờ trở nên đìu hiu.
Khách hàng chờ đợi siêu thị Coles mở cửa ở Melbourne, Australia. Coles đã quyết định mở cửa sớm một tiếng đồng hồ để tạo điều kiện cho các cụ già và người khuyết tật có cơ hội mua nhu yếu phẩm, trong bối cảnh mọi người đang đổ xô càn quét các siêu thị để tích trữ hàng phòng COVID-19.
Cửa hàng của Sainsbury ở phía nam London (Anh) bị vét sạch sẽ, không sót lại món gì.
Một nhân viên đang khử trùng nhà chờ xe bus tại Bogota, Colombia.
Dòng người xếp hàng ở cửa siêu thị tại Paris (Pháp), tranh thủ mua sắm nhu yếu phẩm trước khi lệnh phong tỏa được áp dụng hôm 17/3.
Cảnh sát Paris tuần tra trên phố sau khi chính phủ ban hành lệnh phong tỏa.
Khu đô thị La Defense ở Paris (Pháp) gần như biến thành "thành phố ma" sau lệnh phong tỏa của chính phủ.
Đường phố San Francisco (Mỹ) lặng thinh khi hàng triệu cư dân thành phố được yêu cầu ở yên trong nhà để tránh lây lan COVID-19.
Thông báo phong tỏa Cầu tàu 39 và Cảng Ngư Phủ ở San Francisco, California, Mỹ.
Một người điều khiển xe máy đo thân nhiệt tại trạm kiểm soát ở thành phố Valenzuela, Metro Manila, Philippines.
Thanh Vân (Theo The Kingston Whig-Standard)
Theo saostar
Tốc độ lây lan nCoV tại Đức bắt đầu giảm Đức tuyên bố các biện pháp ngăn nCoV đã phát huy hiệu quả khi tốc độ lây lan chậm hơn và số ca nhiễm mới gần tương đương hôm trước. Viện Robert Koch (RKI), cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Đức, thông báo tổng số người nhiễm được xác nhận là 79.696, tăng 6.174 trong 24 giờ. Số...