Nhiều quận TP HCM đồng loạt ‘đòi vỉa hè’ cho người đi bộ
Sau quận 1, nhiều quận khác ở TP HCM đồng loạt ra quân kiểm tra và xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ.
Từ ngày 28/2, nhiều quận trên địa bàn TP HCM như quận 1, 3, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú… đồng loạt ra quân kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt các trường hợp lấn chiếm vỉa hè.
Riêng tại quận Tân Phú và Phú Nhuận từ trước đó nhiều ngày, lực lượng chức năng đã treo băng rôn tuyên truyền, đồng thời ra thông báo đề nghị các hộ dân tự dọn dẹp, tháo dỡ những vi phạm trước khi quận kiểm tra, xử phạt.
“Với trường hợp không chấp hành, chúng tôi buộc phải tịch thu và lập biên bản xử phạt”, ông Trần Ngọc Phú, Phó phòng quản lý đô thị quận Phú Nhuận, khẳng định.
Lực lượng chức năng quận Phú Nhuận thu giữ những chậu cây cảnh của một khách sạn lấn chiếm trên vỉa hè đường Phan Xích Long, chiều 28/2.
Một quán cà phê trên đường Hoa Lan, quận Phú Nhuận bị lực lượng chức năng thu giữ bàn ghế vì lấn chiếm vỉa hè.
Vừa thấy đội quản lý trật tự đô thị quận Phú Nhuận tới kiểm tra, nhân viên quán nhậu trên đường Trường Sa vội vàng cất bàn ghế vào nhà.
Tại quận 12, từ 8h sáng 1/3, Phó chủ tịch phường Trung Mỹ Tây cùng Đội quản lý trật tự đô thị quận 12 đã ra quân kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Ảnh Thủ.
Video đang HOT
Những bậc tam cấp, lối dắt xe lấn vỉa hè đường Nguyễn Ảnh Thủ bị lực lượng trật tự đô thị quận 12 đập bỏ. “Phường đã thông báo cho người dân trước đó cả tháng. Nhiều người đã tự trả lại vỉa hè. Hết thời hạn thông báo, nếu hộ nào còn lấn chiếm, chúng tôi buộc phải xử lý”, ông Lâm Quân Minh Vương, Phó chủ tịch phường Trung Mỹ Tây, giải thích.
“Nhà này tôi thuê lại để buôn bán cả chục năm nay. Từ trước khi tôi thuê thì hiện trạng nhà đã ăn ra ngoài vỉa hè. Tôi chấp thuận để chính quyền dỡ đi, nhưng có xin giữ lại bậc tam cấp một vài ngày để có lối đi lại vì chồng tôi bị tai biến, đi đứng khó khăn”, bà Nguyễn Thị Ánh Nga (76 tuổi) chia sẻ.
Đội quản lý trật tự đô thị quận 12 tịch thu những vật dụng, phương tiện lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường.
Trong sáng 1/3, Đội quản lý trật tự đô thị quận 3 tiếp tục ra quân kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp lấn chiếm vỉa hè tại tuyến đường Võ Thị Sáu, Lê Quý Đôn và Lý Chính Thắng.
Một chủ tiệm thời trang phản ứng với nhân viên trật tự đô thị khi bị yêu cầu phải đập bỏ lối dắt xe lấn ra vỉa hè trên đường Lý Chính Thắng. “Tôi đồng ý chủ trương trả vỉa hè cho người đi bộ nhưng các anh cũng phải thông báo trước để tôi sắp xếp giải quyết”, chủ tiệm nói.
Nhân viên trật tự đô thị quận 3 thu giữ giá treo quần áo lấn chiếm vỉa hè. “Cửa hàng chật hẹp nên tôi trưng ít đồ ra ngoài. Biết mình sai, đành ráng giữ lại quần áo để còn bán”, chị Tuyết Hoa, chủ tiệm quần áo trên đường Lý Chính Thắng, nói.
Nhiều vật dụng, phương tiện lấn chiếm vỉa hè trên đường Võ Thị Sáu và Lý Chính Thắng bị lực lượng chức năng quận 3 tịch thu.
Đội quản lý trật tự đô thị quận 3 lập biên bản xử phạt một chủ ôtô đậu lấn chiếm vỉa hè đường Lý Chính Thắng.
Trong chiến dịch “đòi vỉa hè” cho người đi bộ kéo dài 40 ngày qua, quận 1 đã xử phạt gần 1.000 trường hợp. Trong đó có hàng loạt ôtô biển xanh bị cẩu về trụ sở; nhiều công trình của cơ quan công quyền, cơ sở kinh doanh bị đập bỏ. Tổng số tiền thu được khoảng 500 triệu đồng.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn và đánh giá cao những động thái của UBND quận 1. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện khác phải “học” cách làm quyết liệt của quận 1, chứ “không ngồi bàn giấy chỉ đạo”.
Thành Nguyễn – Quỳnh Trần
Theo VNE
Bí thư Hà Nội: 'Nếu làm phong trào, ra quân xong vỉa hè lại bị lấn chiếm'
Ông Hoàng Trung Hải cho rằng, thành phố đã có đầy đủ quy định về quản lý vỉa hè và các quận phải duy trì để thành nề nếp, không quản lý theo kiểu phong trào.
Phát biểu tại cuộc làm việc với quận Tây Hồ sáng 28/2, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng "vấn đề vệ sinh môi trường, vỉa hè, lòng đường là thường xuyên liên tục, phải kiên quyết làm".
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tạii cuộc làm việc với Quận uỷ Tây Hồ sáng 28/2. Ảnh: Võ Hải.
Theo ông Hải, việc lập lại trật tự hè không chỉ làm một, hai hôm là xong mà phải thường xuyên, gắn với văn hoá người dân. Nếu không tạo được thói quen, nề nếp cho người dân thì không đạt được sự bền vững trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
"Đừng để người dân nghĩ mình làm phong trào, rồi sau đó người ta lại lấn chiếm vỉa hè", Bí thư Hà Nội nói.
Lãnh đạo Thành uỷ cho biết, thành phố đã ban hành đầy đủ các quy định về quản lý vỉa hè, khu vực nào được để xe máy, đường dành cho người đi bộ, nơi được phép kinh doanh đều đã kẻ vạch. Các quận cũng đã thực hiện quản lý vỉa hè nhiều năm nay; vấn đề bây giờ là phải duy trì kết quả đã làm.
"Tôi đề nghị quận nào đã xây dựng đạt chuẩn về văn minh đô thị thì các phường kiểm tra chéo, thi đua với nhau xem ở đâu làm tốt, học hỏi nhau cách làm", ông Hải yêu cầu.
Dừng nuôi cá ở hồ Tây
Tại buổi làm việc, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp cho biết, thực hiện kết luận của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, lực lượng chức năng đã yêu cầu chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trong phạm vi quản lý hồ Tây. Về phía Sở đã yêu cầu ngừng việc nuôi thả cá và kiểm soát toàn bộ nguồn nước thải vào hồ Tây.
Ngoài ra, Sở đang triển khai đề án điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở hồ Tây để đề xuất các giải pháp khai thác trên cơ sở đảm bảo cân bằng sinh thái.
Cá chết ở hồ Tây tháng 12/2016. Ảnh: Giang Huy
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, Hà Nội xác định cải tạo, chỉnh trang khu vực hồ Tây thành một điểm du lịch, văn hoá tiên tiến, có điều kiện kinh doanh dịch vụ, văn hoá, thể thao du lịch, vui chơi giải trí và có hệ thống xử lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo ông Dục, Chủ tịch Hà Nội cũng đã giao cho các Sở, ngành lựa chọn phương án tối ưu về bổ cập nước cho hồ Tây vào mùa khô.
Về vấn đề thu gom nước thải, ông Dục cho biết hiện đã có nhà máy xử lý nước thải 14.500 m3/ngày đêm và phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ hoàn thành các dự án thu gom, xử lý nước thải còn lại để xử lý triệt để nguồn nước thải khu vực xung quanh hồ Tây.
Võ Hải
Theo VNE
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu toàn TP HCM học quận 1 'đòi vỉa hè' Đánh giá lãnh đạo quận 1 trực tiếp xuống đường lập lại trật tự vỉa hè là đáng hoan nghênh, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các nơi khác phải quyết liệt hơn. Sáng 27/2, họp về tình hình kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói rằng "rất hoan nghênh lãnh đạo quận...