Nhiều quận, huyện tại Hà Nội lập danh sách giáo viên hợp đồng được đặc cách
Giữa tâm bão của dịch virus corona, giáo viên hợp đồng tại Hà Nội vẫn mong muốn Thành phố đừng bỏ quên họ. Khó khăn lớn nhất là mỗi địa phương lại làm một kiểu.
Như đã đưa tin, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đã có công văn số 186: Về việc hoàn thiện hồ sơ giáo viên hợp đồng thuộc đối tượng xem xét đặc cách theo công văn số 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ.
Theo đó, Sở Nội vụ đề nghị Ủy ban Nhân dân các Quận, huyện, thị xã, rà soát, thu và tổng hợp hồ sơ của giáo viên hợp đồng đủ điều kiện xem xét tuyển dụng đặc cách theo hướng dẫn tại công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 của Bộ Nội vụ.
Ngay sau khi có công văn số 186, nhiều Quận, huyện, thị xã tại Thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo việc rà soát, lập danh sách giáo viên hợp đồng đủ điều kiện đặc cách.
Tại huyện Phúc Thọ, Ủy ban Nhân dân huyện đã có văn bản số 98: Về việc hoàn thiện hồ sơ đối với giáo viên hợp đồng đề nghị xem xét tuyển dụng đặc cách.
Đi kèm đó là các điều kiện giáo viên phải đáp ứng để được đặc cách như trình độ chuyên môn, bằng cấp, trình độ tiếng Anh, tin học và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thị xã Sơn Tây cũng có văn bản chỉ đạo rà soát, lập danh sách giáo viên hợp đồng được xét đặc cách theo hướng dẫn của công văn 186. Đây cũng có thể coi là một tín hiệu đáng mừng với nhiều giáo viên hợp đồng.
Tuy nhiên khi triển khai việc xét đặc cách cho giáo viên đã diễn ra một tình trạng bất cập đó là sự thiếu đồng bộ.
Mặc dù đều nhận chỉ đạo chung từ Trung Ương và Thành phố nhưng đến các Quận, huyện mỗi nơi lại có một cách làm khác nhau. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan quản lý và cho chính các giáo viên hợp đồng.
Lấy ví dụ có nơi giáo viên được hưởng lương như viên chức, có nơi giáo viên lại chỉ nhận mức lương 1.200.000 đồng. Có nơi giáo viên hợp đồng vẫn tiếp tục giảng dạy nhưng cũng có Quận, huyện đã cắt hợp đồng của giáo viên.
Nhiều Quận, huyện vẫn cắt hợp đồng của giáo viên trong thời gian chờ đặc cách (Ảnh:V.N)
Sự việc giáo viên hợp đồng tại Hà Nội kêu cứu cũng đặt ra bài toán về việc giao quyền tuyển dụng giáo viên cho cơ sở.
Nếu không có những quy định rõ ràng về trách nhiệm, cơ chế, tiền lương…sẽ dẫn đến tình trạng các cơ quan tuyển dụng tại địa phương như những “ông vua con” nắm quyền sinh sát.
Video đang HOT
Đơn cử như 2 huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, giáo viên không được đóng bảo hiểm đành ngậm ngùi không được xét đặc cách trong lần này.
Như vậy rất thiệt thòi cho giáo viên. Tuy nhiên điều đáng nói là thứ quyền lực áp đặt từ cơ quan tuyển dụng đang quyết định số phận của giáo viên.
Cô giáo N.T.H, giáo viên hợp đồng huyện Ứng Hòa ngậm ngùi: “Như vậy là chúng tôi đã không còn có cơ hội được xét đặc cách. Nguyên nhân xuất phát từ huyện không đóng bảo hiểm cho giáo viên.
Mặc dù đã nhiều lần ý kiến thậm chí xin được đóng bảo hiểm huyện cũng cho. Huyện cũng biết đây là hành vi sai pháp luật nhưng chúng tôi lại không làm được gì”.
Nhiều nơi bắt đầu lập danh sách giáo viên hợp đồng đủ điều kiện đặc cách (Ảnh:V.N)
Khi được hỏi: Vì sao sau nhiều năm không được đóng bảo hiểm thầy cô vẫn đi dạy và không đứng lên đòi quyền lợi của mình?
Cô H. tâm sự thật lòng: “Chúng tôi là giáo viên hợp đồng. Dạy hết năm nay còn phải lo đến năm sau có được đi dạy không thì làm gì dám đứng lên đấu tranh.
Người ta bảo đấu tranh thì tránh đâu. Trong khi quyền sinh, quyền sát nằm hết trong tay các lãnh đạo”.
Những lời tâm sự của cô H. bày tỏ được phần nào sự bất lực của giáo viên hợp đồng. Hơn 500 giáo viên hợp đồng 2 huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa nghiễm nhiên mất đi cơ hội được vào biên chế. Khi cái sai chồng tiếp cái sai thì những người chịu thiệt là chính là các giáo viên.
Tương tự tình trạng thiếu đồng bộ, trên bảo dưới không nghe đang diễn ra tại nhiều Quận, huyện ở Hà Nội.
Tại huyện Phúc Thọ, thầy giáo Nguyễn Văn Thắng tâm tư:
“Mặc dù đã có công văn xét đặc cách nhưng chúng tôi thấy rất thắc mắc.
Đó là hiện nay số lượng giáo viên hợp đồng đủ điều kiện đặc cách lại nhiều gấp 2-3 lần chỉ tiêu hiện có.
Trong trường hợp này không biết các huyện sẽ xử lý như thế nào? Bởi tất cả đều cùng đủ điều kiện nhưng chỉ tiêu ít thì nghiễm nhiên có người được, người không được.
Những người không được đặc cách quả thật rất thiệt thòi cho họ. Chúng tôi cũng không biết tiếp theo đây thành phố sẽ xử lý như thế nào”.
Thầy giáo Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng thị xã Sơn Tây thông tin:
“Trong khi Thành phố đang có quyết định đặc cách cho giáo viên thì một số huyện đã cắt hợp đồng của nhiều thầy cô. Đây là một điểm vô cùng bất hợp lý.
Cách làm này của các huyện thực sự khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu vì sự tiền hậu bất nhất.
Tôi có cảm giác Thành phố chỉ đạo thì vẫn cứ chỉ đạo nhưng mỗi huyện lại có một cách làm khác nhau”.
Giáo viên hợp đồng mong muốn sẽ giải quyết vấn đề đặc cách trong thời gian tới (Ảnh:V.N)
Trong thời gian tới các Quận, huyện của thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, thống kê danh sách giáo viên hợp đồng đủ điều kiện được đặc cách.
Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này còn rất nhiều bài toán cần gỡ bỏ như cơ chế đối với giáo viên không được đóng bảo hiểm, giáo viên bị cắt hợp đồng, sự vênh nhau giữa chỉ tiêu và số lượng giáo viên hợp đồng trên thực tế.
Trong tương lai nếu không có cơ chế kiểm soát tuyển dụng mà giao trắng cho các địa phương sẽ dẫn đến tình trạng “ông vua con”, mỗi nơi làm một phách. Và câu chuyện giáo viên hợp đồng tại Hà Nội là một ví dụ điển hình.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net.vn
Giáo viên hợp đồng ở Hà Nội vẫn sống cảnh bất an
Sau khi có hướng dẫn của Bộ Nội vụ, HĐND thành phố Hà Nội đã đồng ý với chủ trương tuyển dụng đặc cách, các quận, huyện đã rà soát theo chỉ đạo. Nhưng đến giờ, gần 3.000 giáo viên hợp đồng chưa thể yên tâm.
Đã đứng trên bục giảng, giáo viên nào cũng muốn được gắn bó lâu dài với nghề
Cuối tháng 12/2019, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội có văn bản hỏa tốc yêu cầu quận, huyện, thị xã công khai danh sách giáo viên hợp đồng thuộc đối tượng xét đặc cách theo Công văn 5378 của Bộ Nội vụ, và gửi về Sở Nội vụ trước ngày 7/1.
Hiện tại huyện Ứng Hòa, hơn 240 giáo viên hợp đồng khối Tiểu học (93 người) và THCS (149 người) không một ai có tên trong danh sách đủ điều kiện xét đặc cách. Nguyên nhân là do thiếu một trong hai điều kiện mà Bộ Nội vụ quy định là có đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, cô T.T.H, một trong số giáo viên hợp đồng của huyện Ứng Hòa, cho biết, chỉ khối mầm non của huyện đủ điều kiện vì họ được đóng bảo hiểm xã hội từ lâu. "Điều này rất thiệt thòi cho chúng tôi vì đi làm với đồng lương ít ỏi, chưa đến 1,5 triệu đồng, không được đóng bảo hiểm. Đến khi thành phố có chủ trương đặc cách thì không giáo viên nào đủ điều kiện. Công bằng nào dành cho hơn 200 con người ở đây?"- cô H nói. Cô T.T.H khẳng định, rất nhiều lần các giáo viên hợp đồng đề xuất huyện đóng bảo hiểm xã hội, kể cả việc giáo viên tự bỏ tiền ra đóng, nhưng huyện không đồng ý.
Ngày 1/1, huyện Ứng Hòa thông báo sẽ bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên hợp đồng đến ngày 31/7/2020. Theo cô T.T. H, đây chỉ là hình thức "chữa cháy", không có ý nghĩa đối với giáo viên trong lần xét tuyển dụng đặc cách sắp tới.
Đến nay tất cả các quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã có danh sách giáo viên hợp đồng đủ điều kiện đặc cách. Chỉ có huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa với gần 600 giáo viên không được đặc cách vì không có đóng bảo hiểm xã hội.
Điều này được ông Nguyễn Văn Ban, Trưởng phòng Nội vụ huyện Ứng Hòa, thừa nhận. "Huyện không đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên hợp đồng, mặc dù thiệt thòi cho các thầy cô nhưng do huyện không có kinh phí", ông nói.
Không còn chỉ tiêu
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua việc bổ sung 2.692 chỉ tiêu để xét đặc cách tất cả những giáo viên hợp đồng đủ điều kiện theo công văn của Bộ nội vụ. Nhưng con số 2.692 chỉ tiêu có được sử dụng để xét đặc cách hay không thì đó vẫn là một dấu hỏi lớn.
Cô K.T.P, giáo viên hợp đồng huyện Phúc Thọ, nói rằng, trong hội nghị gặp mặt đội ngũ giáo viên hợp đồng của huyện Phúc Thọ, ông Vương Tá Hùng, Trưởng phòng Nội vụ huyện, thông báo, chỉ còn 34 chỉ tiêu để xét đặc cách cho 90 giáo viên hợp đồng khối THCS vì kì thi tuyển tháng 11 đã lấp gần đủ các vị trí. "Như ông Hùng nói thì quả thực việc thi tuyển và xét tuyển diễn ra trước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của giáo viên hợp đồng. Hiện tại, những thí sinh trúng tuyển viên chức giáo viên đã về các trường trên địa bàn huyện công tác. Chính vì vậy, giáo viên hợp đồng bị huyện chấm dứt hợp đồng. Người thì mất nghề, người thì chuyển sang thỉnh giảng. Nỗi đau đó có ai thấu không? Ở cái tuổi hơn 30, hơn 40, chúng tôi khóc như con nít bởi đó là nhiệt huyết, là tình yêu cả một thời thanh xuân, là sự cay đắng và xót xa cho chính cái nghề cao quý mà mình đã chọn" - cô K.T.P bộc bạch.
Cô và đồng nghiệp chỉ có một mong muốn UBND thành phố Hà Nội sẽ quan tâm, bổ sung đủ chỉ tiêu để xét đặc cách cho tất cả đội ngũ giáo viên hợp đồng đủ điều kiện theo công văn của Bộ Nội vụ, vì các giáo viên hợp đồng của huyện đều đủ điều kiện theo yêu cầu.
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Chí Đoàn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, cho biết, hiện thành phố vẫn đang tiếp tục rà soát, những trường hợp cụ thể sẽ có phương án riêng.
Cô K.T.P, giáo viên hợp đồng huyện Phúc Thọ nói rằng, kì thi tuyển viên chức giáo dục của thành phố Hà Nội đã khép lại gần hai tháng nhưng nỗi đau của giáo viên hợp đồng huyện Phúc Thọ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung thì vẫn còn đó, thậm chí còn đau dữ dội hơn.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Thành phố Hà Nội nói rõ điều kiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội yêu cầu các Quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê và công bố điều kiện xét đặc cách cho giáo viên hợp đồng lâu năm đủ điều kiện. Điều kiện để giáo viên hợp đồng lâu năm tại Hà Nội được xét đặc cách Sở Nội Vụ thành phố Hà Nội có công văn số...