Nhiều quán cafe thâu đêm ở Sài Gòn chật kín khách: Sức chi tiêu của người Việt về đêm đâu kém du khách quốc tế!
Trái ngược với sự vắng vẻ đìu hiu tại Bùi Viện hay khu vực thường có du khách tới lui ở Quận 1, các quán cafe, trà sữa, quán beer,…
Ở những quận khác lại chật kín giới trẻ. Điều này cho thấy sức chi tiêu của người Việt trẻ đâu kém cạnh so với khách nước ngoài.
Dịch vụ về đêm dành cho khách ngoại ếm ẩm, khách Việt nhộn nhịp
Quận 1 trước đây vốn dĩ được mặc định là nơi dành cho du khách quốc tế tham quan, khám phá văn hóa và một phần nhỏ khách các tỉnh thành khách đến TP. HCM du lịch. Đây là nơi tập trùng việc phát triển kinh tế ban đêm khi có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí và ăn uống phục vụ về đêm.
Tuy nhiên dịch Covid-19 bùng phát, vô tình làm lộ ra nhiều khuyết điểm trong việc phát triển khách hàng vì mất sự cân bằng, khiến nguồn thu của các loại hình dịch vụ ở quận trung tâm bị ảnh hưởng.
Hơn 22h đêm, một số quán trà sữa ven tuyến đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận) vẫn chật kín khách ngồi.
Dường như thời gian càng về đêm khuya thì bạn trẻ ra đường la cà quán xá, trò chuyện càng đông hơn.
Tính đến hết tháng 8/2020, TP.HCM đã hơn 30 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Mặc dù đã bình thường hóa các hoạt động trong đời sống dân sinh khi dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng các dịch vụ vui chơi giải trí chủ yếu dành cho khách nước ngoài đang điêu đứng, loay hoay tìm cách cầm cự đến khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế.
Trái với hình ảnh các dịch vụ chuyên phục vụ khách nước ngoài về đêm vắng vẻ, đìu hiu là khung cảnh khách Việt ngồi chật kín các hàng quán từ chiều tối đến đêm. Đa phần khách vui chơi về đêm ở Sài Gòn là giới trẻ.
Nếu nhìn hình ảnh người Việt đi ăn, đi uống cafe, trà sữa phải chờ xếp hàng tại các quán vào ban đêm ở những Quận khác thì những quán xá, dịch vụ chuyên phục vụ cho khách nước ngoài ở Quận 1 cũng phải ao ước. Điều này có thể thấy sức chi tiêu của người Việt mình đâu kém cạnh so với du khách nước ngoài?
Các quán cafe như Thức là một trong những thương hiệu nổi tiếng cho việc “hoạt động về đêm” của giới trẻ Sài Gòn.
Khách ngồi chật kín từ trong quán đến bên ngoài. Tùy theo từng khu vực mà mỗi chi nhánh có những phân khúc khách hàng khác nhau.
Có phải giá cả là một rào cản khiến cho sự phân chia rạch ròi giữa khu dành cho người Việt và du khách nước ngoài?
Để rõ hơn, chúng tôi có tham khảo giá các loại dịch vụ như quán cafe, beer, khách sạn lưu trú ở Quận 1 (chủ yếu dành cho khách nước ngoài) và Quận lân cận thì chênh lệch không quá lớn, thậm chí tương đương.
Video đang HOT
Cụ thể số tiền phải trả cho một ly nước tại quán cafe hay beer ở khu Quận 1 tầm 40.000 – 70.000 đồng, tùy lại đồ uống nhưng vắng khách. Với giá này tại các quán ở những quận lân cận lại luôn chật kín khách suốt đêm, chủ yếu là giới trẻ Việt.
Thời điểm đêm khuya trong quán cafe Thức vẫn còn rất đông khách, nhiều bạn trẻ vẫn xếp hàng dài để mua nước.
Còn đối với các dịch vụ khách sạn lưu trú ở Quận 1 và quận lân cận chênh lệch khoảng 200.000 – 300.000 đồng/ phòng/ngày, nhưng ở Quận 1 lại đang “kêu cứu” vì ế khách.
Mặc dù vậy, nhìn chung các dịch vụ về đêm ở TP. HCM vẫn chưa tạo được sức hút đủ để kích cầu sức chi tiêu của người dân cũng như phát triển du lịch. Hiện tại kinh tế ban đêm chỉ phát triển các dịch vụ như các quán ăn đêm, quán beer club hay bar với thời gian từ 18h – 2h sáng hôm sau, duy nhất quán cafe có thể mở 24/7 mà không cần phải bận tâm chuyện không có khách.
Cafe thâu đêm là một trong những sở thích của bạn trẻ Sài Gòn. Vì về đêm họ mới có thời gian ngồi cùng nhau sau 1 ngày học tập và làm việc căng thẳng.
Quán cafe 24/7 là mô hình kinh doanh có thể hái ra tiền nhưng cũng nhiều rủi ro nếu không có chiến lược về khách hàng cụ thể. Hiện nay có nhiều quán cafe thâu đêm suốt sáng, điển hình cho việc phát triển kinh tế ban đêm là Thức, Đen Đá, Three o’clock,… và hầu như đều chật kín khách dù ngày hay đêm.
Theo một quản lý quán cafe mở 24/7 này, khách hàng đến quán chủ yếu là giới trẻ, trong đó sinh viên khoảng 60%, còn lại người đi làm ở độ tuổi từ 23 – 35. Khách ngồi cafe đêm thường chủ yếu để tán gẫu cùng bạn bè, làm việc và học tập nhóm,…
Dịch vụ ban đêm: Không chỉ khách nước ngoài, người Việt cũng cần
Tại một quán cafe hoạt động xuyên đêm ở quận Bình Thạnh, dù đã bước sang 0h nhưng vẫn có rất đông khách, ngồi chật kín ở cả 3 tầng của quán. Trong khi đó, phía bên ngoài vẫn còn nhiều bạn trẻ đi xe máy tấp nập đến quán để cafe về đêm.
Nguyễn Thị Minh Trang (25 tuổi, quận Bình Thạnh) ngồi cùng bạn cho biết, trước khi xảy ra dịch rất thích đi chơi vào ban đêm, nhưng sau dịch thì đã hạn chế hơn vì công việc bị ảnh hưởng đôi chút.
“Tôi thích đi về đêm vì muốn tận hưởng không gian mát mẻ thoáng đãng về đêm, hơn nữa ban ngày công việc khá áp lực mệt mỏi nên khi đêm xuống thì muốn ra ngoài vui chơi, cafe cùng bạn bè”, Trang chia sẻ.
Việc đi cafe đêm khuya như vậy cũng có ảnh hưởng đến công việc nhưng Trang cho rằng do còn trẻ nên sức khỏe cũng hồi phục khá nhanh, vẫn có thể giải quyết ổn thỏa mọi việc.
Mặc dù cũng lo cho sức khỏe của mình bị ảnh hưởng nếu thức khuya nhiều nhưng theo Trang, tuổi trẻ thì có rất nhiều thú vui, nhu cầu cần được giải tỏa nên sẽ cố gắng tạo sự cân bằng trong cuộc sống.
Cô gái trẻ cũng cho rằng Sài Gòn có nhiều dịch vụ ăn uống, vui chơi về đêm nhưng chỉ tập trung ở Quận 1, điển hình là Bùi Viện, còn quận khác thì ít hơn. Tuy nhiên hiện tại do dịch bệnh nên nền kinh tế chưa thể phục hồi kịp, người dân cũng chi tiêu hạn chế hơn.
Bạn Minh Trang (trái) thích đi cafe thâu đêm để gặp gỡ bạn bè sau ngày làm việc.
“Về kinh tế ban đêm tôi nghĩ việc phát triển đang có sự phân vùng rõ rệt ví dụ như chi phí ở Quận 1 chủ yếu dành cho khách nước ngoài và người có điều kiện, còn các quận khác thì giá thấp hơn đôi chút. Vì thế hàng quán ở các quận khác thường đông khách hơn về đêm bởi giá cả phù hợp với người dân hơn”, Trang chia sẻ thêm.
Còn bạn Duơng Văn Thuyên (24 tuổi, quận Bình Thạnh) cũng chia sẻ rằng nguời Sài Gòn chi tiêu ban đêm khá nhiều vì điều kiện kinh tế ở đây khác với những tỉnh thành khác. Về đêm người dân thường chọn xu hướng ăn uống, giải trí nhiều hơn, đặc biệt ngồi những quán cafe thâu đêm như thế này được nhiều người yêu thích.
Hơn 0h nhưng quán cafe vẫn chật kín các bạn trẻ ngồi trò chuyện, học tập và làm việc. Thế mới thấy nhu cầu hoạt động về đêm của giới trẻ Việt rất cao.
Ngoài ra, nhiều bạn trẻ Việt cũng cho rằng, chính tâm lý mặc định về giá cả dịch vụ ở Quận 1 luôn mức cao nên người dân địa phương cũng không mặn mà khi đến quận trung tâm này vui chơi về đêm. Hơn nữa việc phát triển dịch vụ ở khu trung tâm thành phố thường tập trung dành riêng cho du khách nước ngoài, chứ ít chú trọng đến khách địa phương.
Từ đó tạo ra sự phân chia mà hầu hết giới trẻ Việt có câu nói vui: “Nếu muốn chơi sang, thả ga hết cỡ thì đến Quận 1, còn muốn nhẹ nhàng ngày qua ngày thì đến các quán cafe, quán ăn tại các quận còn lại”, dù thực tế giá cả chênh lệnh không quá nhiều.
Qua 0h nhưng vẫn còn nhiều bạn trẻ đi cafe thay vì ở nhà ngủ.
Mỗi khách hàng đến các dịch vụ về đêm với mục đích khác nhau nhưng chung quy lại vẫn yêu thích cuộc sống về đêm ở Sài Gòn.
Một ngày vui chơi 2/9 ở Sài Gòn
Dạo quanh phố, ăn chay nhân lễ Vu Lan, ngắm thành phố lên đèn từ bờ sông là gợi ý cho du khách trải nghiệm trong ngày.
Nếu không ra khỏi thành phố, bạn có thể tự trải nghiệm Sài Gòn một cách thú vị và hữu ích theo lịch trình gợi ý sau đây.
6h30
Vào dịp lễ, phố phường dường như vắng vẻ, yên ắng hơn ngày thường. Bạn hãy thử dậy sớm, dùng bữa sáng và lái xe quanh các con đường rợp bóng cây xanh, tận hưởng không khí trong lành.
Trong khi dạo phố, bạn có thể qua đường Phùng Khắc Khoan (quận 1) để uống sữa, ăn bánh ngọt tráng miệng tại quán sữa vỉa hè 20 năm. Do hạn chế về diện tích nên thực khách chỉ được ngồi lại quán khoảng 15 phút.
Bánh mì là bữa sáng dễ tìm, giá bình dân ở Sài Gòn. Bạn có thể đến hàng bánh mì chảo hơn 30 năm mở cửa từ 5h sáng trên đường Đặng Trần Côn (quận 1) để thưởng thức. Ảnh: Tâm Linh
8h
Dịp 2/9, bạn đừng bỏ qua chuyến tham quan Dinh Độc Lập kết hợp đi xe buýt hai tầng tham quan thành phố với giá ưu đãi. Với 199.000 đồng/ người lớn và 149.000 đồng/ trẻ em, vé gồm một chuyến buýt trong 30 - 60 phút và miễn phí tham quan Dinh.
Nếu du khách không đi xe buýt, Dinh Độc Lập cũng giảm giá vé tham quan toàn dinh thự và khu trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966", còn 50.000 đồng/ người lớn, người cao tuổi và sinh viên còn 30.000 đồng và trẻ em là 10.000 đồn
10h
Trong 2 giờ, bạn có thể khám phá Thảo Cầm Viên. Nơi đây rợp bóng cây có không khí mát mẻ, thích hợp để đi dạo kết hợp tìm hiểu các loài vật quý hiếm trong sở thú lâu đời nhất Việt Nam.
12h
Ngày Quốc Khánh năm nay trùng lễ Vu Lan, bạn có thể dùng một bữa chay vào buổi trưa. Một số tiệm chay gợi ý cho thực khách là Bếp Xanh An Duyên (quận 5), Chay Bông Súng, Chay Bà Xã, Mãn Tự Vegan (quận 1)... với giá trung bình 50.000 - 150.000 đồng một người. Sau bữa trưa bạn có thể về nhà nghỉ ngơi, hoặc ghé các quán cà phê có không gian nghỉ như Chidori (quận Phú Nhuận), DOM (quận Bình Thạnh), Nấp Sài Gòn (quận 1).
Các chung cư cà phê là điểm dừng chân thích hợp cho ngày nghỉ trong mùa mưa Sài Gòn. Ảnh: Tâm Linh
15h
Sài Gòn thời gian này thường mưa buổi chiều, do đó các quán cà phê là điểm dừng chân thích hợp. Để bớt thời gian di chuyển và có nhiều lựa chọn, bạn có thể đến các chung cư cà phê ở quận 1 như chung cư 42 Nguyễn Huệ, chung cư Tôn Thất Đạm, chung cư Lý Tự Trọng...
18h30
Ăn tối trên tàu và ngắm thành phố từ sông Sài Gòn là gợi ý trải nghiệm đáng thử một lần. Với mức giá từ 260.000 - 860.000 đồng, thực khách được dùng bữa tối tự chọn hoặc theo combo gồm đa dạng món ăn. Nếu muốn ngắm hoàng hôn, bạn hãy lên tàu từ 16h30.
21h
Kết thúc bữa tối, tàu trả khách tại bến Bạch Đằng, từ đó bạn dạo phố đi bộ Nguyễn Huệ để hóng mát. Tại đây có nhiều quán cà phê, trà sữa, ăn vặt, điểm mua sắm hoặc quán trên cao.
Các du thuyền trên sông Sài Gòn phục vụ bữa tối xuất phát từ Cảng tàu số 5 đường Nguyễn Tất Thành (quận 4). Ảnh: Tâm Linh
Phố cổ Hội An vắng lặng, đìu hiu những ngày dịch Covid-19 Bình thường trong những ngày cuối tuần, phố cổ Hội An tấp nập du khách tham quan. Những ngày dịch Covid-19 bùng phát, Hội An vắng lặng, đìu hiu, thỉnh thoảng mới có vài chiếc xe máy, xe đạp... Phố cổ Hội An vắng tanh trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2. Từ ngày 31/7, toàn thành phố Hội An có...