Nhiều quán ăn ở Hà Nội thờ ơ lệnh giãn cách, khách vẫn tấp nập ra vào
Nhiều hàng quán tại các quận, huyện ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện việc giãn cách, lắp vách ngăn để phòng chống dịch COVID-19, khách vẫn tấp nập ra vào.
Từ 16/2, UBND TP Hà Nội chỉ đạo các địa phương tạm dừng hoạt động với các quán ăn uống đường phố, còn cửa hàng phục vụ trong nhà được hoạt động, nhưng phải vệ sinh khử khuẩn, ngồi giãn cách tối thiểu 2m hoặc tối thiểu 1m có tấm chắn ở giữa.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV trong sáng 18/2, nhiều hàng quán tại các quận huyện như Thường Tín, Thanh Trì, Thanh Xuân, Hoàng Mai… đều chưa thực hiện nghiêm quy định này. “Quy định cấm bán hàng vỉa hè nên chúng tôi vẫn được bán hàng trong nhà, về vách ngăn để phòng chống COVID-19 thì tôi chưa làm được”, một chủ quán bún chả tại phố Quán Gánh (Thường Tín) chia sẻ.
Dọc tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Thanh Trì, hàng quán vẫn đông đúc người ăn như chưa hề có lệnh giãn cách xã hội, các dãy bàn đều không có vách ngăn phòng chống COVID-19.
Một quán bún chả ở thị trấn Văn Điển (Thanh Trì) đông đúc khách hàng đến ăn sáng.
Video đang HOT
Quán ăn tại đường Ngọc Hồi (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cũng nhộn nhịp khách đến ăn bún nhưng bàn ăn không có vách ngăn.
“Công an cũng đi nhắc nhở và chúng tôi thực hiện giãn cách, nhưng giờ cao điểm khách đến thì ngồi sát với nhau một lúc. Còn vách ngăn thì nhà tôi đặt rồi nhưng họ chưa mang đến”, một chủ quán phở tại ki ốt Bắc Linh Đàm nói. Trong ảnh là quán ăn tại ở phố Hạ Đình (Thanh Xuân) không thực hiện nghiêm giãn cách.
Bên cạnh những hàng quán vi phạm quy định giãn cách, nhiều quán ăn lắp vách ngăn để tiếp tục kinh doanh. Tại đường Huỳnh Thúc Kháng (Ba Đình, Hà Nội), chủ quán bia dựng vách ngăn mica cơ động trên bàn để giãn cách khách ngồi ăn uống, đồng thời siết chặt việc phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay…
Nhân viên đeo khẩu trang ghi thực đơn cho khách và đứng ở khoảng cách quy định để phòng tránh dịch bệnh.
“Chúng tôi ủng hộ chủ trương lắp vách ngăn để phòng chống dịch bệnh. Điều này giúp an toàn cho thực khách, đồng thời nhà hàng cũng không bị thất nghiệp”, anh Nguyễn Hoàng Lam (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Các bàn được giãn cách với khoảng cách 1-2m, khách ngồi ăn đối diện nhau được che bằng vách ngăn mica. Theo ghi nhận, tại một số quán ăn khác ở quận Hoàn Kiếm cũng thực hiện việc lắp đặt vách ngăn để đảm bảo an toàn trong mùa dịch.
Phong tỏa một khách sạn và quán ăn ở quận 11
Sau khi đến TP.HCM, nam bệnh nhân mắc Covid-19 lưu trú ở khách sạn trên đường Đặng Minh Khiêm, quận 11, và đến một quán ăn gần đó. Hiện, hai nơi này đã được phong tỏa, khử khuẩn.
Tại buổi họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 30/1, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết ca mới mắc Covid-19 tại TP.HCM là nam bệnh nhân, sinh năm 1993, quốc tịch Việt Nam. Tại TP.HCM, bệnh nhân này lưu trú ở khách sạn Như Quỳnh, số 9 đường Đặng Minh Khiêm, quận 11, TP.HCM.
Bệnh nhân này được cách ly vào 23h ngày 28/1, do chủ động khai báo liên quan đến ca bệnh tại Hải Dương. Bệnh nhân có triệu chứng ho, đau đầu, mất khứu giác.
"Đây là triệu chứng điển hình nên ngay từ đầu đã coi như ca mắc bệnh", ông Bỉnh thông tin.
Theo điều tra dịch tễ, tại Hải Dương, bệnh nhân đã tiếp xúc gần với chị họ là BN1612 và cùng đi đám cưới, không mang khẩu trang. Đến trưa 28/11, bệnh nhân về TP.HCM trên chuyến bay VN213, ngồi ghế 31A. Sau khi hạ cánh, bệnh nhân đi thẳng từ sân bay Tân Sơn Nhất về khách sạn Như Quỳnh.
Tại khách sạn, bệnh nhân tiếp xúc gần với chủ khách sạn khi làm thủ tục nhận phòng và sau đó đến một quán ăn ở gần nơi lưu trú. Hiện 2 nơi này đã được phong tỏa, khử khuẩn.
Đến khi được người nhà thông báo chị họ là BN1612 mắc Covid-19, bệnh nhân chủ động khai báo y tế qua đường dây nóng và được cách ly tại Bệnh viện quận 11 vào 23h cùng ngày. Chiều 29/1, bệnh nhân được chuyển đến cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
4 người tiếp xúc gần tại khách sạn và 12 người ở cùng khách sạn cũng đã được cách ly. Điều tra người trên chuyến bay VN213 cho thấy có 27 người tiếp xúc gần (ngồi gần trong 5 hàng ghế). Trong đó, 2 người chưa liên lạc được, 9 người ở các tỉnh, thành khác (đã chuyển thông tin), và 16 người ở TP.HCM đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Về 260 người ngồi ở các hàng ghế khác, có 4 người ở Bạc Liêu, 5 người tại TP.HCM đã được xác minh, 251 người đang chờ thông tin khai báo. Các thành viên của tổ bay cũng đã được xác minh.
Hiện, 14 người tiếp xúc gần đã được xác định âm tính lần 1. Các trường hợp còn lại dự kiến có kết quả xét nghiệm trưa nay.
Chính phủ liên tục họp khẩn nhiều ngày nay để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: VGP.
Ngày 29/1, TP.HCM phát hiện một ca tái dương tính tại phường Bình Trưng Tây (TP Thủ Đức), ca này đã được đưa đi cách ly tập trung.
Đến tối cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tiếp tục phát đi thông báo khẩn về việc ghi nhận một trường hợp nghi mắc Covid-19 trên chuyến bay VN213 từ Nội Bài đến TP.HCM lúc 15h ngày 28/1.
Trường hợp nghi nhiễm này là B.T.T. (nam, 28 tuổi), quê quán tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, từng tiếp xúc gần với bệnh nhân 1612. Sáng 28/1, người này vào TP.HCM, lưu trú tại khách sạn ở quận 11. Tối cùng ngày, B.T.T. chủ động khai báo y tế với HCDC và được chỉ định cách ly tại Bệnh viện quận 11 vào ngày 29/1.
Xét nghiệm cho kết quả nghi mắc Covid-19. 12 trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp nghi nhiễm này đã được cách ly tập trung, kết quả xét nghiệm đều âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Ba ngày 28-30/1, Bộ Y tế ghi nhận 182 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Hai ổ dịch lớn là Công ty Poyun ở thành phố Chí Linh, Hải Dương và sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh. Hiện, Hà Nội và Bắc Ninh mỗi nơi 2 ca, Hải Phòng phát hiện một ca.
Ảnh: Người dân tâm dịch Chí Linh mang tem phiếu đi chợ theo ngày chẵn - lẻ Sáng 17/2, TP Chí Linh (Hải Dương) triển khai phát thẻ vào chợ cho người dân theo ngày chẵn - lẻ nhằm đảm bảo giãn cách, ngăn ngừa sự lây lan của dịch COVID-19. Sáng 17/2, các chợ dân sinh trên địa phận TP Chí Linh (Hải Dương) kiểm soát người dân vào chợ bằng tem phiếu. Mỗi gia đình sẽ đi chợ...