Nhiều quán ăn, cà phê ở Sài Gòn “chuyển mình” thời Covid-19, học theo Ấn Độ khoanh vùng an toàn cho khách đứng, dùng cả cần câu xa 2m để đưa hàng cho shipper
Cảm giác đi mua hàng cực kỳ mới mẻ này cũng mang đến nhiều điều thú vị giữa mùa Covid-19 lắm chứ.
Thay vì ngồi đó chờ “chết” thôi thì buộc phải chuyển mình
Đó là điều mà hẳn là tất cả các doanh nghiệp từ lớn tới bé đều đã ngấm ngầm nhìn ra được trước tình hình Covid-19 vẫn còn rất căng thẳng như hiện tại. Hàng loạt các quán ăn, cà phê thức uống buộc phải đóng cửa để đảm bảo an toàn thì kéo theo lượng khách giảm, doanh thu giảm, tất cả chỉ còn có thể trông chờ vào mô hình kinh doanh online, vận chuyển qua các đơn vị giao hàng điện tử để tiếp cận khách hàng.
Tuy nhiên việc shipper đến nhận hàng hay khách tự đến mua mang về cũng là một bài toán không hề dễ đối với các cửa hàng cà phê, quán ăn hiện nay. Chính vì thế mà tâm lý “làm sao để khách, shipper lẫn nhân viên trong quán của mình phải được đảm bảo an toàn khi họ giao tiếp cùng nhau” đang làm đau đầu nhiều ông chủ, bà chủ.
Nhưng mới đây, một quán cà phê nhỏ nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu quận 1 đã khiến nhiều người vô cùng ấn tượng bởi ý tưởng dán giấy khoanh vùng an toàn ở khu vực order cới số lượng tối đa chỉ 2 người mỗi lượt cùng khoảng cách 2m. Được biết ý tưởng này xuất phát đầu tiên tại các sạp thức ăn trong các khu chợ ở Ấn Độ, sau đó được lan rộng khắp mạng xã hội thời gian gần đây.
Hình thức này xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ.
Chỉ 2 người 1 lượt với khoảng cách an toàn.
Không những thế, quán cà phê này còn nghĩ ra cách dùng cần câu để đưa hàng hoặc thối tiền cho khách lẫn shipper, giảm tối đa việc tiếp xúc trực tiếp cũng là biện pháp vô cùng đơn giản mà lại không kém phần hiệu quả vào thời điểm này.
Video đang HOT
Thay vì đứng gần nhau thì quán dùng cần câu để đưa hàng cho khách.
Khá đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả.
Khách vẫn rất vui và thoải mái với hình thức này.
Tại một quán ăn cơm Phúc Lộc Thọ trên đường Ung Văn Khiêm quận Bình Thạnh cũng có phương pháp tương tự, bày ghế cách nhau cả mét, ai tới muốn mua thì phải ngồi đúng chỗ chờ, quá số thì đứng ở ngoài chờ tới lượt.
Khách hàng cảm thấy cực kỳ mới mẻ tôn trọng chủ quán
Nếu là trước kia, chắc chắn những hình ảnh này sẽ gây ra không ít bình luận trái chiều về sự “khắt khe”, bày vẽ của quán. Nhưng khi thời thế đã thay đổi thì ngược lại việc quy định chặt chẽ như thế này lại tạo ra không ít cảm giác mới mẻ cho mọi người mà còn an tâm hơn khi phải đến mua hàng trực tiếp.
Không gian quả thật có chút khác lạ, nhưng an toàn là trên hết.
Anh Hưng, một shipper đến mua hàng ở tiệm cơm chia sẻ: “Mấy bữa nay đi nhiều tiệm rồi, ai cũng thay đổi cách kinh doanh nhưng quy định rõ ràng, ngồi đúng chỗ, đúng số lượng thế này thì tôi mới thấy lần đầu. Tôi cũng sẵn sàng hợp tác với mọi người thôi vì người ta cũng muốn đảm bảo an toàn cho mình thì mới làm vậy.”
NM; Ảnh: Andy Tran
Thái độ gây phẫn nộ của cô gái đặt 3 chiếc áo trị giá 840 nghìn đồng rồi bùng
Giao hàng đến tận lần thứ 3, shipper vẫn bị cô gái bùng 3 chiếc áo trị giá 840 nghìn đồng khiến cộng đồng mạng bức xúc.
Bán hàng online hiện được nhiều người ưa chuộng và là một kênh bán hàng vô cùng quan trọng. Nhiều hộ kinh doanh cho biết, doanh thu từ bán hàng online cao hơn phương thức bán hàng truyền thống trước kia.
Nhưng bán hàng online có một nhược điểm - không thực hiện giao dịch ngay tại chỗ. Thay vào đó, chủ cửa hàng sẽ gửi hàng trước, người mua nhận hàng rồi mới trả tiền.
Tùy theo mức độ xa gần, thời gian vận chuyển trung bình từ 2-3 ngày. Và trong thời gian ấy, nhiều khách mua đổi ý, không muốn nhận hàng nữa nên cố tình bùng hàng, không nghe điện thoại của shipper. Lúc này, shipper đành phải gửi lại người bán. Đây chính là nỗi lo lắng lớn nhất của các cửa hàng kinh doanh online.
Mới đây, T.Q (27 tuổi, TP.HCM) đã đăng tải câu chuyện bị một vị khách bùng hàng đến 3 lần gây xôn xao.
Trao đổi với Phóng viên, T.Q cho biết: "Bạn ấy đặt của mình 3 chiếc áo trị giá 840 nghìn đồng, được giao hàng miễn phí. Chiều 27/2, mình nhờ shipper chuyển hàng từ quận Bình Thanh sang phường 14, quận Tân Bình (TP.HCM) cho họ. Khi shipper giao hàng đến, họ nghe điện thoại rồi nói bận, không thể nhận hàng và hẹn đến hôm sau".
Đoạn hội thoại giữa Q và cô bé mua hàng.
Anh shipper đồng ý và sáng hôm sau quay lại nhà vị khách giao hàng. Lần này cũng giống trước, cô gái lại báo không có nhà rồi hẹn lấy hàng sau khiến Q. vô cùng tức giận. Nhưng cô bảo khách hàng là "thượng đế" nên động viên shipper tiếp tục giao hàng cho họ.
"Lần thứ 3 giao hàng, bạn ấy không nghe máy! Shipper gọi về cho mình thông báo tình hình và mình quyết định nhờ anh ấy giao hàng lại cho cửa hàng. Bởi mình biết bạn ấy chắc chắn muốn bùng hàng.
Mình cũng nhắn tin cho họ hỏi vì sao không nhận hàng? Thực sự kinh doanh online hơn một năm nay, mình rất hiếm khi bị boom với số tiền lớn như vậy. Mình hy vọng họ sẽ tỉnh ngộ và rút kinh nghiệm đừng bao giờ đặt rồi thản nhiên bùng hàng khiến cả shipper lẫn người bán khốn khổ như thế này", T.Q tâm sự.
Q. đã nhắn tin cho họ hỏi vì sao không nhận hàng?
Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện của cô gái 27 tuổi đã nhận được sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Ai cũng phẫn nộ trước việc đặt hàng rồi bom của vị khách, đồng thời gửi lời chia buồn đến Q..
Thành viên Nam Thành bày tỏ: "Shipper giao đến 3 lần mà bạn ấy vẫn ngang nhiên bùng! Tôi không hiểu họ nghĩ gì nữa, không nghĩ đến công sức vất vả của shipper ư. Thật kém ý thức".
"Chia buồn đến chủ cửa hàng và anh shipper. Tôi mong cô gái ấy đọc được thông tin này thì tự giác gọi điện xin lỗi shipper đi nhé. Anh ấy mất 3 lần đến giao hàng, vậy mà bạn không nghe máy cũng không gửi một tin nhắn là sao?", nickname Ngọc Anh bình luận.
K.T
Theo khampha.vn
Tận dụng chồng làm shipper, vợ gặp khách nữ mê chồng mình đắm đuối "Tao chỉ muốn uống nước với chồng mày thôi mà..." là câu nói thể hiện độ dày da mặt của chị khách hàng khi muốn mời chồng người khác đi uống cà phê. Bán hàng online vốn là công việc ưa thích của những người thích kinh doanh trên mạng xã hội, đặc biệt là những phụ nữ chưa có việc làm ổn...