Nhiều phương tiện… “tắm lạch” khi qua cầu không lan can trên QL 1A
Cây cầu trên QL1A, đoạn qua Ngã ba Giang (xã Việt Tiến, trước đây thuộc xã Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh) thường gây nguy hiểm cho người đi đường vì không lan can, không biển báo, thậm chí… không có tên gọi. Tại đây, đã xảy ra một số vụ tai nạn do xe lao xuống lạch.
Người dân địa phương trao đổi về tình trạng cây cầu
Theo người dân địa phương, trước đây cầu này có tên là Bàu Tác
Cầu nhằm thông dòng của con lạch chảy từ phía Tây sang phía Đông qua QL 1A
Cầy cầu có chiều dài tầm 8m, chiều cao của cầu so với đáy lạch khoảng hơn 3m giúp giảm tình trạng ngập úng vào mùa mưa lũ
Video đang HOT
Thế nhưng, khi mở rộng đường, cầu đã thay đổi hiện trạng, đồng thời mất hẳn tên gọi
Nhiều năm qua, cây cầu vẫn không đảm bảo an toàn vì không có lan can, không có thành cầu và không hề có biển báo nên đã xảy ra một số vụ tai nạn đáng tiếc
“Do không có lan can, không biển báo nên tại cây cầu đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, trong đó có 3 vụ ô tô tải lao xuống lạch. Con em trong thôn đi học cũng đã có cháu rơi xuống cầu” – ông Mai Văn Trung, người dân thôn Ba Giang (Phù Việt cũ) cho hay
Ông Trung còn cho hay: Bản thân ông đại biểu HĐND xã Phù Việt cũ, đã đại diện người dân kiến nghị nhiều lần nhưng chưa thấy ngành chức năng trả lời.
Người dân nơi đây tiếp tục mong mỏi, có ngày cây cầu được trả đúng tên gọi và được… gắn lan can, biển báo để người dân đi lại an toàn, giảm thiểu tai nạn.
Nằm ngay cạnh ngã Ba Giang, nơi ngành giao thông đã lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu nên có thời điểm, người và phương tiện chen chúc ngay trên thân cầu, rất dễ xảy ra tai nạn
Trước kiến nghị của cử tri, đã đến lúc ngành chức năng của Hà Tĩnh và Cục Quản lý đường bộ 2 cần có giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông tại cây cầu này.
Theo Baohatinh
Kiến nghị cấp hơn 100 tỷ đồng để tu sửa cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Cục Quản lý Đường bộ IV kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí năm 2020 là 107 tỷ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc Trung Lương, đường dẫn và hệ thống thoát nước nhằm ngăn chặn xuống cấp.
Theo thống kê của Cục Quản lý Đường bộ IV, lượng ô tô lưu thông trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng 31% so với trước thời điểm đang thu phí, có lúc cao điểm lên trên 51.000 xe lưu thông mỗi ngày đêm.
Từ ngày bỏ thu phí, tuyến cao tốc trở nên quá tải.
Phần đường dẫn ở 2 đầu cao tốc phía chợ Đệm (TP.HCM) và Thân Cửu Nghĩa (tỉnh Tiền Giang) đã xuống cấp. Trên cao tốc, mặt đường đã xuất hiện nhiều vết nứt, lún vệt bánh xe nên cần phải sửa chữa sớm để tránh xảy ra tai nạn cũng như nguy cơ mất an toàn giao thông.
Vì vậy, Cục Quản lý Đường bộ IV kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí năm 2020 là 107 tỷ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc Trung Lương, đường dẫn và hệ thống thoát nước nhằm ngăn chặn xuống cấp.
Về lâu dài, cần phân kỳ đầu tư, sửa chữa mặt đường cho tuyến cao tốc này cho các năm 2021 là 122 tỷ đồng, năm 2022 là 140 tỷ đồng để cải thiện tình trạng khai thác.
Đồng thời, Cục cũng kiến nghị sớm có ý kiến chỉ đạo về sửa chữa hệ thống quản lý giao thông thông minh trên tuyến. Bởi hệ thống này được đầu tư 38,5 triệu USD nhưng đến nay phần mềm đang bị lỗi, nhiều camera trên tuyến bị hư, không chuyển tải được dữ liệu về trung tâm.
Theo Nguoiduatin
Rốt ráo sửa chữa hư hỏng QL1 qua Bình Định để người dân vui Tết an toàn Cục QLĐB III kiểm tra hiện trường và yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương sửa chữa, khắc phục ngay những tồn tại trên tuyến QL1 qua Bình Định. Ông Trần Đức Trung, Phó cục trưởng Cục QLĐB III kiểm tra hiện trường khắc phục các tấm đan rãnh thoát nước bị hư hỏng mà cử tri huyện Hoài Nhơn kiến nghị...