Nhiều phường hoãn tiêm do thiếu vắc xin, Bình Dương hỏa tốc ‘cầu cứu’ Bộ Y tế
Người dân hụt hẫng khi phường thông báo đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng khi chưa triển khai thì đã phải hoãn do không có vắc xin. UBND tỉnh Bình Dương đã lên tiếng “cầu cứu” Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ” tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương – Ảnh: BÁ SƠN
Phường vừa nhận được thông báo của ngành cấp trên, do điều kiện khách quan, số vắc xin tiếp theo chưa về đến. Vì vậy đợt tiêm tạm hoãn cho đến khi có thông báo mới
Thông báo của phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Ngày 8-8, ông Võ Văn Minh – chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long để “cầu cứu”, đề nghị phân bổ vắc xin phòng COVID-19.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, với quy mô dân số 2,6 triệu người, trong thời gian tới (tháng 8 và 9-2021) thì tỉnh phải tiêm vắc xin cho hơn 2 triệu người trên địa bàn nhằm đảm bảo đủ lao động.
Đặc biệt tại bốn địa phương phía nam của tỉnh Bình Dương giáp hoặc gần với TP.HCM (Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Thủ Dầu Một) là vùng kinh tế quan trọng khi tập trung số lượng lớn các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và cung ứng chuỗi hàng hóa cho trong nước và toàn cầu. Thế nhưng đây cũng lại là những khu vực đang có số ca nhiễm cao nhất tỉnh, với tỉ lệ ca mắc không thua kém gì tỉ lệ của TP.HCM.
Về việc triển khai tiêm vắc xin khi được phân bổ, UBND tỉnh Bình Dương cho biết đã khắc phục việc tiêm chậm và có kế hoạch nâng tốc độ tiêm vắc xin với quy mô tối đa 100.000 liều/ngày, nên cam kết sẽ tiến hành tiêm vắc xin đúng tiến độ và đối tượng.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong ngày 8-8, hàng loạt xã, phường tại Bình Dương thông báo tạm hoãn tiêm vắc xin dù trước đó có xã, phường vừa triển khai tiêm được một ngày; có xã, phường cho người dân đăng ký nhưng chưa kịp triển khai tiêm khiến nhiều người dân không khỏi hụt hẫng.
Mặc dù tỉnh Bình Dương có số ca mắc nhiều thứ hai cả nước, với tỉ lệ ca mắc trên quy mô dân số xấp xỉ TP.HCM nhưng vắc xin phân bổ cho Bình Dương lại chưa tương xứng với tình hình ca bệnh hiện tại.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Bình Dương yêu cầu công nhân không về quê và hứa tiêm vắc xin cho họ, nhưng số lượng vắc xin được phân bổ còn rất thiếu – Ảnh: BÁ SƠN
Video đang HOT
Theo số liệu công bố của Bộ Y tế, một tỉnh có số vắc xin được phân bổ tương đương Bình Dương dù số ca bệnh chỉ bằng 1/3; hoặc một thành phố dù có tổng dân số lớn hơn nhưng số ca mắc hiện tại chỉ bằng 1/13 Bình Dương, số vắc xin được phân bổ lại gấp rất nhiều lần…
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần ưu tiên vắc xin cho vùng đang có dịch bệnh nóng và ở “tuyến đầu sản xuất” để có nguồn vắc xin tiêm cho công nhân, người lao động yên tâm thực hiện “3 tại chỗ”.
Tình trạng thiếu vắc xin đang tạo áp lực rất lớn tại điểm nóng Bình Dương. Số vắc xin mà tỉnh Bình Dương được phân bổ hiện tại là hơn 544.000 liều; chỉ đáp ứng một phần nhỏ với tổng cộng nhu cầu.
Toàn tỉnh có gần 30 khu công nghiệp đang hoạt động, nhưng tới ngày 8-8 mới có một vài khu công nghiệp bắt đầu triển khai tiêm vắc xin cho công nhân. Các khu công nghiệp khác có kế hoạch thực hiện trong tuần sau với năng lực tiêm tăng nhiều do phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp cho biết tình hình đăng ký tiêm cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp “rất căng” do nguồn vắc xin còn rất hạn chế, có thể không đủ tiêm cho người lao động sản xuất “3 tại chỗ” đã đăng ký tiêm.
Đêm vạ vật của nhiều công nhân vì không được 'thông chốt' về quê
Lực lượng chức năng đoạn thuộc TP Dĩ An, Bình Dương kéo rào chắn ngang đường. Xe cộ.từ Đồng Nai qua Bình Dương dồn ứ kéo dài cả trăm mét.
Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và chủ tịch UBND TP Biên Hòa đã đến hiện trường.
Hàng chục ôtô ùn ứ kéo dài trên quốc lộ 1K, thuộc phường Hóa An, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp giáp với tỉnh Bình Dương - Ảnh: A LỘC
Hàng chục công nhân chạy xe máy biển số Đắk Lắk và Gia Lai phải vạ vật ngoài đường nhiều giờ liền vì bị lực lượng chức năng chặn tại chốt kiểm soát không thể về quê.
Thông tin ban đầu, khoảng 18h tối 1-8, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ kiểm soát trên quốc lộ 1K, đoạn thuộc TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương kéo rào chắn ngang đường, ngăn xe cộ qua lại. Thời điểm này, hàng trăm ôtô, xe máy từ Đồng Nai qua Bình Dương bị ngăn lại, dồn ứ kéo dài cả trăm mét.
Ngoài nhóm người qua lại giữa 2 tỉnh để về nhà, một lượng lớn người đi xe máy là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai, có quê ở Đắk Lắk và Gia Lai đang trên đường về nhà. Đặc biệt, trong số xe ùn ứ có cả một số phương tiện chở hàng thiết yếu, xe đi chống dịch, làm từ thiện...
Do lực lượng làm nhiệm vụ phía Bình Dương không cho qua nên lượng xe cộ càng lúc dồn ứ càng nhiều.
Nhiều xe máy mang biển số Đắk Lắk, Gia Lai đùm đuề ba lô, túi xách để về quê bị lực lượng chức năng chặn lại trong đêm - Ảnh: A LỘC
Anh Y Ngân Ktla (25 tuổi, quê Đắk Lắk) cho biết do hoàn cảnh khó khăn, anh từ quê đến làm công nhân cho một doanh nghiệp trên địa bàn xã Lộc An (huyện Long Thành). Tuy nhiên mới làm được 2 tháng thì dịch ập tới, công ty ngừng hoạt động. Sau hơn một tháng cầm cự, tiền bạc cạn kiệt, anh quyết định trả phòng trọ về quê.
Cũng giống anh Y Ngân Ktla, nhiều công nhân khác cũng vạ vật chờ đợi ôm hy vọng được giải quyết cho qua. Một số mỏi mệt đứng tựa vào xe máy, ngồi dưới lòng đường, thậm chí nằm dưới hiên nhà dọc bên đường ngủ ngon lành.
Đến khoảng 20h30, phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và chủ tịch UBND TP Biên Hòa đã đến hiện trường. Tại đây, lực lượng chức năng Đồng Nai đã có trao đổi nhanh với lãnh đạo UBND TP Dĩ An, thống nhất phương án giải quyết vụ việc.
Nhiều người là công nhân đang làm việc tại Đồng Nai nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch, mất việc nên phải về quê trốn dịch - Ảnh: A LỘC
Theo đó, toàn bộ các xe hàng có mã QR, xe chống dịch, xe làm từ thiện... theo quy định được giải quyết cho qua. Còn những người dân sinh sống tại TP Dĩ An sẽ được lực lượng chức năng địa phương lập danh sách, khám sàng lọc trước khi trở về nhà.
Đối với nhóm công nhân, người dân có ý định vượt chốt kiểm soát để về quê không đúng quy định, lực lượng chức năng đã bắt loa giải thích quy định phòng chống dịch, công điện của Thủ tướng với tinh thần "ai ở đâu ở đấy"... Sau đó, yêu cầu số người này quay trở lại nơi cư trú, phòng trọ của mình.
Riêng một số trường hợp đã trả phòng trọ, hay phòng trọ ở xa không thể quay về trong đêm, cơ quan chức năng TP Biên Hòa đã liên hệ bố trí nơi tá túc cho những người này, đến ngày mai sẽ tiếp tục mời họ về nơi cư trú của mình.
Một số nữ công nhân mệt mỏi lấy ba lô, chai nước làm gối rồi ngủ ngay dưới hiên nhà người dân dọc quốc lộ 1K - Ảnh: A LỘC
Ông Nguyễn Hữu Nguyên - chủ tịch UBND TP Biên Hòa - cho biết thực hiện công điện khẩn của Thủ tướng không để người dân di chuyển khỏi tỉnh, thành phố nơi cư trú từ sau ngày 31-7 tới khi hết giãn cách, do đó không thể cho người dân tự phát qua chốt về quê.
"Về trách nhiệm địa phương, chúng tôi khuyến cáo người dân, nhất là công nhân có mong muốn về quê thì tạm thời tiếp tục ở lại, thực hiện nghiêm tinh thần ai ở đâu ở đấy. Người dân hạn chế ra đường trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như lúc này", ông Nguyên nói.
Đến khoảng 21h, các ôtô không đủ điều kiện buộc phải quay xe trở về. Cùng lúc, một số nhóm xe máy cũng quay xe đi về phòng trọ, nơi cư trú của mình. Tình hình ùn ứ nhanh chóng được giải phóng.
Vài người còn tỉnh, số khác ngủ say sưa do quá mệt - Ảnh: A LỘC
Lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai và UBND TP Biên Hòa có mặt tại hiện trường để giải quyết - Ảnh: A LỘC
Người dân sinh sống ở TP Dĩ An (Bình Dương) xếp hàng làm thủ tục, khai báo y tế - Ảnh: A LỘC
Lực lượng chức năng TP Dĩ An (Bình Dương) xác minh thông tin, hướng dẫn một người dân làm thủ tục qua chốt về nhà - Ảnh: A LỘC
Số công nhân làm việc tại Đồng Nai không đủ điều kiện nên buộc phải quay xe về nơi cư trú - Ảnh: A LỘC
Một đoàn xe biển số Đắk Lắk quay xe trở lại nơi cư trú - Ảnh: A LỘC
Doanh nghiệp đề xuất thực chiến dịch 'selftest - tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm' Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục đề xuất Thủ tướng quan tâm đặc biệt tới chiến dịch "selftest - tự mua dụng cụ để chủ động xét nghiệm" nhằm giúp doanh nghiệp và cả xã hội có thể tiết kiệm khoản chi phí vô cùng lớn so với hình thức xét nghiệm dịch vụ như hiện nay. Công tác lấy mẫu xét nghiệm...