Nhiều phụ nữ lấy chồng “ngoại” 2 – 3 lần vẫn… nghèo khổ
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang, trong khoảng 10 năm qua, tỉnh Hậu Giang có hơn 10.000 phụ nữ trong tỉnh lấy chồng nước ngoài. Nhiều chị em sống hạnh phúc nhưng cũng có chị em không may mắn và gặp khó khăn sau khi sinh con… lai.
Một thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang cho thấy, đa số chị em phụ nữ ở tỉnh lấy chồng nước ngoài với mục đích làm sao có tiền để giúp gia đình. Hầu hết chị em phụ nữ đều gia đình nghèo, họ hy sinh vì gia đình chứ không phải ham giàu. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp không được như ý muốn.
Theo bà Lê Kim Thủy – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hậu Giang, khi tiếp xúc với nhiều chị em phụ nữ từng lấy chồng nước ngoài trở về thì chị em cho biết, khi qua xứ người, gia đình chồng thường không cho đi làm, cũng không cho đi đâu, chồng bắt vợ ở nhà làm nội trợ, trong khi nhiều chị em nhà chồng khó khăn, lại bất đồng ngôn ngữ nên các chị em có cuộc sống không mấy hạnh phúc.
Bà Lê Kim Thủy cho biết, nhiều trường hợp ở Hậu Giang sau khi lấy chồng nước ngoài lần thứ nhất không hạnh phúc, trở về Việt Nam lại tiếp tục lấy chồng lần thứ 2 cũng với mong muốn “khá” hơn trước để có tiền gửi về cho gia đình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chị em 2, 3 lần lấy chồng nước ngoài đều không được hạnh phúc. Nhiều chị em sau khi “vỡ mộng” lấy chồng giàu nước ngoài trở về thì hầu như không ở địa phương, phần vì mặc cảm với mọi người, phần phải kiếm tiền sinh sống nên thường đi làm xa. Chị em nào có con mang về thì bỏ lại cho cha mẹ nuôi.
Theo bà Lê Kim Thủy, để giúp đỡ những chị em khó khăn, Hội LHPN các địa phương cũng đã tổ chức cho nhiều chị em học nghề lao động nông thôn nhưng sau khi học xong thì hầu hết họ không đi làm được. “Nghề lao động nông thôn học xong có được việc làm rất ít, với lại tiền kiếm được từ nghề cũng rất ít so với đi làm ở các công ty, xí nghiệp nên nhiều chị em bỏ nghề mà đi làm công nhân”, bà Thủy chia sẻ.
Cháu Kim-Su-Han được mẹ gửi về Việt Nam cho người thân nuôi dưỡng.
Theo thống kê của tỉnh Hậu Giang, 2 huyện Phụng Hiệp và Vị Thủy là địa phương có số người lấy chồng nước nhiều nhất và chủ yếu là ở các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…
Trường hợp chị H.T.K. (huyện Vị Thủy) lây chông Hàn Quốc vào năm 2011 nhưng chi 6 thang sau, cuôc hôn nhân đa nhanh chong đô vơ. Gia đinh chông chi cho chi làm nội trợ tai nha, không được giao tiếp bên ngoài, chị lại thường xuyên bị chồng đánh đập nên đên tháng 7/2012, chi đa trốn về ViệtNam cho đến nay.
Một số trường hợp dù không đổ vỡ như chị K. nhưng vì cuộc sống khó khăn cũng mang con về Việt Nam rồi trở lại bên đó để đi làm gửi tiền về cho cha mẹ nuôi. Như trường hợp của chị H.T.M.A. (huyên Phung Hiêp) lấy chồng Hàn Quốc năm 2007. Sau khi có con, chi A. lần lượt gưi 2 đưa con (một trai, một gái) vê quê Việt Nam cho cha mẹ chăm sóc.
Con trai 6 tuổi của chị A. tên Kim-Su-Han bị bệnh bại não bẩm sinh nên việc chăm lo cho cháu rất tốn kém. Ba Lục Thị Phương (mẹ ruột chị A.) cho biết, tiền điêu tri cho chau Su-Han môi thang trên 10 triêu đông đều phải do chị A. gửi về chứ nhà ngoại cũng khó khăn. Bà Phương cũng cho hay, bà có đến UBND xa với ý định mua the bảo hiểm y tế cho cháu Su-Han nhưng hô chiêu của cháu toan chư Han Quôc nên cán bộ cũng chẳng biết phải cấp thế nào. Trong khi đó, con gái nhỏ của chị A. là cháu Kim-Chi-In (4 tuổi) đến nay vẫn không thể đến trường. Theo bà Phương, do cháu Chi-In không có giấy khai sinh nên nhà trường không chịu nhận cháu.
Video đang HOT
Một cháu bé có cha Hàn Quốc, mẹ Việt Nam về sống với ngoại nhưng vẫn chưa được đi học vì không có giấy khai sinh.
Theo Sở Tư pháp Hâu Giang, toàn tỉnh Hậu Giang hiện có trên 200 trường hợp trẻ có yếu tố nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, trong đó gần 150 trường hợp chưa có giấy khai sinh.
Như trường hợp của chi T.T.M. (huyên Vi Thuy) lây chông Han Quôc vào năm 21 tuôi. Năm 2010, chi va đứa con trai 7 tuôi trơ vê Viêt Nam sinh sông. Hiên con trai chị M. đa đươc nhân vao lơp 1 tai một trường tiểu học ở Vị Thủy. Tuy nhiên, gia đình chị M. vẫn chưa thể làm được giấy khai sinh cháu. Còn chi C.T.D. (huyện Vị Thủy) cũng đưa một cậu con trai từ Đai Loan về Viêt Nam gần 2 năm. Dù cháu bé đã được hơn 4 tuôi nhưng vẫn chưa được học mẫu giáo vì “kẹt” giấy khai sinh.
Theo lãnh đạo một trường tiểu học ở Hậu Giang, đối với các cháu có quốc tịch nước ngoài, trường vẫn nhận vào học nhưng qua trinh hoc tâp cua cac cháu cũng chi đươc theo doi, ghi nhân chư nha trương thể làm hô sơ vi điêu nay sai vơi quy đinh. Do đó, các trường hợp trẻ mang quốc tịch nước ngoài cũng cần phải có giấy khai sinh mới có thể học tập như trẻ em Việt Nam. Còn theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, với những trường hợp có giây khai sinh nươc ngoai thì sau khi dịch ra Tiếng Việt cũng chỉ là tạm thời cho các cháu đi học chứ không phải là giấy tờ “chính thống” cho các cháu hoc lâu dai.
Chia sẻ thêm với chúng tôi về sự hỗ trợ của Hội LHPN các cấp trong việc tư vấn, giúp đỡ cho chị em phụ nữ lấy chồng nước ngoài, bà Nguyễn Thị Hồng Khoa- Chủ tịch Hội LHPN huyện Vị Thủy cho biết, việc tư vấn cho chị em trong việc lấy chồng nước ngoài không phải dễ. “Việc tư vấn có hiệu quả chỉ khi nào chị em đó mới có ý định lấy chồng nước ngoài, còn đã qua mai mối rồi thì hầu như không thể bởi họ đã có ý định rồi. Đa số khi qua tư vấn thì chuyện đã rồi nên ít có trường hợp nào ngưng lại”- bà Khoa cho biết.
Còn bà Lê Kim Thủy- Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hậu Giang cho biết, có những trường hợp chỉ mới qua mai mối chừng 4, 5 ngày đã làm đám cưới nên chị em ít khi cần đến tư vấn. Thêm nữa, một số chị em rất ít biết về Đại sứ quán Việt Nam ở các nước nên khi gặp trục trặc gì cũng không biết thế nào.
“Quan trọng là trong hôn nhân cần có sự tự nguyện, phải hiểu nhau, không ép buộc hoặc vì đồng tiền mà chấp nhận thì sẽ khó có hạnh phúc. Muốn lấy chồng nước nào thì cần thiết phải học tiếng nước đó, tìm hiểu văn hóa, luật pháp nước mình đến và cần biết liên hệ với những cơ quan đại điện ngoại giao của Việt Nam thì cuộc sống của chị em sẽ tốt hơn”- bà Thủy bày tỏ.
Huỳnh Hải
Theo dantri
Chuyện về những người "giải mã" vụ án
Tuy không trực diện đấu tranh với tội phạm, nhưng những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), không thể thiếu cho thành công của mỗi vụ án, vụ việc của lực lượng Công an tỉnh Hậu Giang...
Tối 10/6, tại thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), người dân phát hiện xác một phụ nữ ở ruộng mía trong tình trạng thi thể có dấu hiệu bị xâm hại.
Nhận được tin báo, Phòng KTHS liền cử CBCS tham gia cùng với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an huyện Phụng Hiệp có mặt ngay tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Công tác điều tra lúc này gặp rất nhiều khó khăn do hiện trường nơi xảy ra vụ án là một cánh đồng mía mênh mông cao quá đầu người, cách nhà dân cả cây số. Nơi đây người dân qua lại ít, việc thu thập chứng cứ tại hiện trường cũng như chứng cứ liên quan đến đối tượng gặp rất nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, qua công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi bằng kinh nghiệm cùng sự tỷ mỉ, thận trọng trong công việc, CBCS Phòng KTHS Công an Hậu Giang đã thu được nhiều dấu vết liên quan đến vụ án, cũng như xác định được nguyên nhân cái chết của nạn nhân, thủ đoạn gây án của hung thủ. Từ đó giúp cho cơ quan CSĐT bắt được hung thủ sau vài ngày gây án...
Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ án phức tạp được phá thành công nhờ vào những đóng góp hiệu quả của CBCS Phòng KTHS. Với 8 CBCS từ những ngày đầu thành lập khi chia tách tỉnh (năm 2004), đến nay lực lượng KTHS Công an Hậu Giang không ngừng trưởng thành về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lớn mạnh số lượng, đảm bảo công tác chuyên môn của đơn vị.
CBCS Phòng KTHS Công an Hậu Giang giám định tài liệu .
Thượng tá Nguyễn Văn Khải, Phó trưởng Phòng KTHS Công an Hậu Giang, chia sẻ: "Trong công tác khám nghiệm hiện trường, trung bình một năm đơn vị khám nghiệm trên 170 vụ việc. Trong đó, các vụ án chưa rõ khoảng 20 vụ, tất cả các vụ này đều xác định được nguyên nhân cái chết, nguyên nhân xảy ra và phương thức thủ đoạn hung thủ gây án, thu nhiều dấu vết có giá trị truy nguyên cao phục vụ tốt cho công tác điều tra xử lý".
Do đặc thù công việc, nên bất kể thời gian, điều kiện thời tiết, môi trường độc hại, CBCS Đội Khám nghiệm hiện trường - Pháp y thường là những người xuất hiện sớm nhất để tiến hành thu thập chứng cứ, dấu vết. Từ đó làm cơ sở để giải mã nội dung vụ án; chân tướng thủ phạm dần hé lộ, phục vụ yêu cầu điều tra, xử lý tội phạm, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội. Với sự cẩn trọng, tỷ mỉ của CBCS làm công tác KTHS mà nhiều vụ án được cơ quan điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cụ thể, như vụ án xảy ra vào 11h30' ngày 24/8/2009. Chị Huỳnh Thị Đẹt (ngụ tại xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) cùng chồng bơi xuồng từ nhà ra chợ bán trứng vịt. Sau khi bán xong, chị Đẹt bơi xuồng về nhà một mình, còn chồng chị ở lại nhà người thân.
Đến chiều, trên đường về nhà, chồng chị Đẹt phát hiện xuồng của gia đình mình đang trôi trên kênh. Thấy vậy anh liền bơi ra lấy xuồng về nhà. Về đến nơi, không thấy vợ đâu, anh cùng người hàng xóm trở lại nơi phát hiện chiếc xuồng tìm cũng không thấy, nên nhảy xuống sông mò tìm. Lặn mò dưới sông một lúc thì tìm thấy xác của chị Đẹt, nhưng tài sản trên người và quần áo bị mất hết...
CBCS Phòng KTHS Công an Hậu Giang giám định đường vân tay.
Nhận được tin báo, Phòng KTHS Công an Hậu Giang cùng các đơn vị nghiệp vụ nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, tử thi để điều tra làm rõ. Kết quả khám nghiệm hiện trường phát hiện trên bờ sông nơi phát hiện chiếc xuồng có vùng cỏ bị dập gãy, trên nền đất còn có mặt sợi dây chuyền.
Từ kết quả khám nghiệm hiện trường, tử thi, kết hợp với chứng cứ, lời tường trình của nhân chứng, CBCS Phòng KTHS nhận định, đây là vụ án hiếp dâm, giết người, cướp tài sản.
Từ nhận định này đã giúp lực lượng CSĐT sàng lọc ngay đối tượng trên địa bàn và bắt được hung thủ gây án khi hắn đang di chuyển vào lúc 1h sáng 25/8/2009... tức chỉ sau hơn 12h gây án.
Tại cơ quan điều tra, trước chứng cứ, dấu vết thu được, hung thủ phải cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội của mình và sau này chịu sự trừng phạt thích đáng bằng bản án nghiêm khắc của pháp luật.
CBCS Phòng KTHS Công an Hậu Giang phân tích ảnh khám nghiệm hiện trường, tử thi trong một vụ án xảy ra trên địa bàn .
Phòng KTHS còn có một bộ phận ít được biết, nhưng góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì những đóng góp của họ tuy nhiều, nhưng công việc có phần thầm lặng hơn so với đồng nghiệp, đó là CBCS Đội Giám định. Tuy chỉ có 6 đồng chí, nhưng từ đầu năm đến nay CBCS Đội Giám định đã giám định gần 900 trường hợp thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm trách theo trưng cầu giám định của Công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Tất cả các trường hợp đều được CBCS thực hiện chính xác, chưa để xảy ra trường hợp nào giám định kết luận sai hoặc phải giám định lại, phục vụ kịp thời công tác điều tra, xử lý vi phạm...
Theo Văn Đức
Công an nhân dân
8 điều khiến miền Tây trở thành điểm đến ấn tượng nhất 2015 2015 hứa hẹn sẽ là năm đầy ấn tượng của đồng bằng sông Cửu Long khi vùng đất này liên tục được các chuyên trang du lịch nổi tiếng chọn vào top 10 điểm đến giá trị nhất. Mảnh đất miền Tây với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, những vườn cây ăn trái trĩu quả, những cánh đồng thẳng cánh...