Nhiều phụ nữ lần đầu ân ái khi 15 tuổi, bị ép buộc
Theo kết quả nghiên cứu khảo sát mới nhất, nhiều phụ nữ Mỹ có quan hệ sắcdục lần đầu tiên khi họ 15 tuổi và trong thế bị ép buộc.
Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ, cứ 5 phụ nữ thì có gần 1 người bị cưỡng bức trong đời họ. Ảnh: Inquirer.
Cứ 16 phụ nữ Mỹ thì có 1 người trải qua quan hệ sắc dục ép buộc khi họ lần đầu “chuyện ấy”, hãng tin Mỹ AP ngày 18/9 dẫn kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Laura Hawks ở Trường đại học y Harvard. Do bị ép buộc nên một số thiếu nữ sau này phải gánh chịu hậu quả về sức khỏe.
Họ “lên giường” theo kiểu không tình nguyện ở độ tuổi trung bình là 15 và đối tác thường lớn hơn họ vài tuổi.
Trong số những phụ nữ nói rằng họ phải ân ái không tự nguyện, gần một nửa kể bị đè xuống và hơn một nửa kể bị gây sức ép bằng lời nói để quan hệ sắc dục trái với ý chí của họ.
“Bất kỳ hành vi quan hệ sắc dục nào xảy ra trái với ý chí của người ta đều là cưỡng bước. Nếu ai đó bị gây sức ép bằng lời nói để phải quan hệ sắc dục thì đó cũng là một dạng cưỡng bức”, bác sĩ Hawks nói.
Những năm sau khi quan hệ sắc dục kiểu bị ép buộc, phụ nữ có nhiều bạn tình hơn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai nhiều lần hơn, gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản nhiều hơn (đau vùng xương chậu, kinh nguyệt bất thường…) nhiều hơn những phụ nữ có ân ái lần đầu một cách tự nguyện.
Xấp xỉ 16% phụ nữ nói rằng, sức khỏe của họ bình thường hoặc kém. Tỷ lệ này cao gấp đôi so với những phụ nữ lần đầu “động phòng hoa chúc” một cách tự nguyện.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không xác định liệu quan hệ sắc dục ép buộc gây ra hay góp phần gây ra vấn đề sức khỏe hoặc các vấn đề khác của phụ nữ.
“Bị cưỡng bức trong lần đầu quan hệ sắc dục là sự mất mát cùng cực về quyền tự chủ đối với sắc dục của họ”, bà Hawks nhận định.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Hawks được đăng trên tạp chí y học JAMA Internal Medicinehôm 17/9.
Các nghiên cứu khác cho ra kết quả rằng, tác động lâu dài của tấn công sắc dục bao gồm xa lánh xã hội, cảm giác bất lực, kì thị hóa, giảm lòng tự tôn, tự trọng, có hành vi rủi ro… Những điều này có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Nghiên cứu mới nhất được thực hiện với 13.310 phụ nữ trưởng thành – những người đã tham gia các khảo sát y tế cấp quốc gia trong giai đoạn 2011-2017, trước khi phong trào chống tấn công sắc dục “Me, Too” xuất hiện.
Theo kết quả nghiên cứu, cứ 16 phụ nữ Mỹ thì có 1 người trải qua quan hệ sắc dục lần đầu có tính chất ép buộc. Như vậy, tổng số phụ nữ Mỹ chịu cảnh này lên tới 3 triệu.
Video đang HOT
Phải dạy mọi người không được cưỡng bức
Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ, cứ 5 phụ nữ thì có gần 1 người bị cưỡng bức trong đời họ. Trong số những phụ nữ này, gần một nửa bị cưỡng bức khi chưa đủ 18 tuổi.
Chuyên gia giáo dục giới tính Dan Rice nói rằng, giáo dục giới tính không toàn diện ở các trường học ở Mỹ là một nguyên nhân. “Nền văn hóa của chúng ta dạy mọi người cách để không bị cưỡng bữ , thay vì dạy mọi người không được cưỡng bức”, ông nói.
Chỉ có 24 bang ở Mỹ yêu cầu giáo dục giới tính ở trường công và một số chương trình giáo dục chỉ tập trung vào việc khuyến khích nhịn ham muốn (kiềm chế quan hệ sắc dục).
Việc quan hệ đồng thuận không phải lúc nào cũng được đề cập trong chương trình giáo dục giới tính. Các chàng trai trẻ thường không được dạy cách bày tỏ cảm xúc của mình một cách lành mạnh.
TÙNG GIA
Theo tienphong.vn
Bị mẹ chồng mắng bòn rút cho nhà ngoại vì gói đồ ăn, nàng dâu âm thầm làm điều này mỗi bữa cơm
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn là nỗi sợ hãi của bất cứ ai, mâu thuẫn có thể đến từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất.
Thời gian đầu sau khi mới cưới xong, vợ chồng Thủy làm việc và ở trên thành phố còn mẹ chồng cô vẫn sống ở quê. Người ta bảo xa thơm gần thối quả không sai, lúc đó mối quan hệ của cô và mẹ chồng khá tốt. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi bà chuyển lên sống cùng vợ chồng con trai để tiện chữa bệnh.
Hàng ngày, chồng Thủy đi làm về sớm hơn nên anh tranh thủ nấu nướng dọn dẹp còn cô sẽ rửa bát và giặt quần áo. Mẹ chồng cô lúc đầu thì lườm nguýt nhưng về sau thấy ngày nào con dâu đi làm về cũng chỉ ngồi vào bàn ăn nên bà khó chịu ra mặt:
-Là ngườiphụ nữtrong nhà, dù bận đến mấy thì cũng phải biết đường về lo lắng cơm nước chứ ai lại để chồng làm hết thế kia! Mẹ không phải nói ác nhưng có ngày nó chán đấy con ạ!
- Dạ. Công việc của con bận quá với cả anh ấy nấu nướng thì con dọn rứa chứ con có bắt anh ấy phải làm hết đâu ạ. Vợ chồng chia sẻ việc nhà như thế cũng bình thường mà mẹ.
- Bận thì cũng phải cố sắp xếp. Mẹ là mẹ không đồng ý chuyện đàn ông vào bếp đâu.
Ảnh minh họa.
Và từ sau hôm đó, mẹ chồng Thủy nhất định không cho con trai vào bếp nữa. Cho dù có muộn đến mấy cũng bắt chờ cô về nấu cơm nên chiều nào cô cũng tất tả chạy ngược chạy xuôi để về lo bữa tối.
Sau đó một thời gian thì chồng Thủy đi công tác khoảng 3 tháng nên tuần nào cô cũng gọi em gái sang chơi cho đỡ buồn. Lúc về cô thường chuẩn bị cho em một ít đồ mang về ăn, mẹ chồng cô thấy thế lại nhíu mày:
-Con cho em nhiều như thế nó ở 1 mình ăn không hết lại phí ra.
- Sinh viên nghèo đói thì bằng mấy cũng hết mẹ ạ.
- Ơ. Thế tuần nào con cũng gói đồ cho em như thế à? Chồng con có biết không?
- Có chứ mẹ. Anh ấy còn bảo con lấy thêm cho em đấy ạ!
- Ối trời ơi. Thế này thì bảo sao mãi không mua nổi cái nhà để ở. Làm bao nhiêu bị anh chị em nhà vợ bòn rút hết còn đâu.
- Cái này có đáng là bao đâu mẹ. Mẹ nói thế lại mang tiếng...
Nhưng Thủy chưa kịp nói xong thì bà đã quay lưng bỏ đi rồi.
Từ đó về sau mẹ chồng Thủy để ý từng li từng tí chuyện chi tiêu của cô trong nhà như một giám sát viên vậy. Con dâu mua gì, dùng thứ gì, bỏ thứ gì đều bị bà săm soi. Ăn uống có món gì thừa là bà lại than cô tiêu hoang.
Không chỉ có thế, mẹ chồng Thủy còn kể với hàng xóm rằng cô là kiểu con dâu hoang phí, phá hại trong nhà và chỉ biết bòn về cho nhà ngoại. Quả thực cô ức lắm nhưng không làm gì được cho đến khi nghĩ ra cách tương kế tựu kế khiến bà hiểu ra.
Thời gian đó ngày nào mâm cơm nhà Thủy cũng chỉ có bát nước mắm với đĩa rau luộc, thỉnh thoảng thêm miếng cá hoặc vài lát thịt. Lúc đầu mẹ chồng cô mừng rỡ ra mặt:
-Dạo này con mua đồ ăn như thế là hợp lý đấy. Không thừa mứa như đợt trước.
- Vâng. Mẹ nói con chi tiêu hoang phí nên con bớt lại. Nhà có 2 mẹ con ăn cũng chẳng bao nhiêu nên thế này là đủ rồi.
Thế nhưng được mấy ngày thì mẹ chồng Thủy không chịu nổi nên cuối cùng đập đũa xuống bàn quát:
-Con tính chống đối có phải không? Hay thấy chồng không ở nhà nên muốn ngược đãi mẹ chồng thế nào cũng được?
- Ơ kìa mẹ. Hôm trước mẹ bảo nấu thế này cho tiết kiệm mà.
- Tiết kiệm thì cũng vài bữa thôi chứ cả tháng rau luộc thì ai mà chịu được.
- Thế sao gặp ai mẹ cũng kể con tiêu hoang rồi bòn rút của nhà chồng vậy ạ? Con mua đồ ăn về thì cũng là để nhà mình ăn đấy chứ. Còn chuyện cho em con thì mẹ tính xem dăm bữa nửa tháng nó mới sang 1 lần. Con cho em cái này cái kia về ăn thì cũng có đáng là bao đâu ạ.
- Mẹ... mẹ sợ lãng phí ấy mà.
- Con biết thế nào là chi tiêu cho hợp lý mà mẹ. Mình ăn cho mình chứ có ăn cho ai đâu.
Nói xong, Thủy lẳng lặng xuống bếp bê thịt cá lên. Bởi hôm đó mẹ chồng không nói thì cô cũng đã chuẩn bị thêm đồ ăn rồi. Và cũng từ lần đó trở đi, bà trở nên thoải mái và thông cảm với con dâu hơn rất nhiều.
2 nguyên tắc quan trọng để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp
Giao tiếp công bằng
Bạn và mẹ chồng là hai người phụ nữ trưởng thành. Những gì bạn đang làm hôm nay cũng chính là một thời mẹ chồng đã đi qua. Vì vậy, trước mỗi công việc vượt qua ranh giới chuyện riêng của hai vợ chồng, hãy chia sẻ và xin ý kiến của mẹ. Trong khi thảo luận, khéo léo và nhẹ nhàng lồng vào đó quan điểm của mình. Tất nhiên vẫn trên cơ sở đề cao mẹ chồng. Nhớ rằng tâm lý người già rất thích được đề cao và ưa nói ngọt.
Thiết lập ranh giới hợp lý
Viện đến sự giúp đỡ của chồng trong giải quyết bất đồng với mẹ chồng là một cách khôn khéo, hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn cần biết tự đứng lên bảo vệ chính kiến thay vì đợi chồng ứng cứu. Bạn không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của mẹ chồng nhưng bạn có thể thiết lập giới hạn ảnh hưởng của hành vi đó đối với bạn. Mục đích là để bảo vệ chính bạn và cuộc hôn nhân của bạn.
Ví dụ như mẹ chồng luôn khó chịu với việc bạn cho con chơi điện tử mỗi ngày 15-20 phút. Bà dẫn ra bao nhiêu câu chuyện không hay, con cái hư hỏng vì điện tử. Không phải bạn không biết điều đó nhưng bạn cũng chẳng tài nào chứng minh cho bà thấy mặt tích cực của nó trong việc giảm căng thẳng, phát triển tư duy của trẻ. Vậy thì đừng tranh luận làm gì. Cứ cười xoà và làm theo ý chỉ. Sau đó, lựa lúc thích hợp để giải thích.
Minh Ngọc
Theo Khỏe & Đẹp
Luẩn quẩn với kẻ phản bội và người thứ ba thật ngu ngốc, phụ nữ kiêu hãnh phải là thế này chứ! Tha thứ một lần là bạn bao dung, người khác sẽ cảm kích, khen ngợi bạn. Nhưng tha thứ tới lần thứ hai, bạn trong mắt anh ta chả khác gì con bù nhìn rơm ngoài đồng đâu. Bị phản bội bởi người đàn ông đầu gối tay ấp, không phải lỗi của bạn. Nhưng giải quyết chuyện đó thế nào lại nói...