Nhiều phim giành Oscar nằm ngoài top 100 bộ phim hay nhất
BBC vừa tiên hanh cuôc khao sat trong giơi làm phim để chon ra những bô phim hay nhât moi thơi đai. Thât bât ngơ khi “Cuôn theo chiêu gio” chi xêp thư 97.
Đê chuc mưng sư phat triên ngay cang lơn manh cua nên điên anh Mỹ,BBC Culture gân đây khao sat 62 nha phê binh phim co tiêng nhât toan thê giơi đê chon ra danh sach 100 phim Mỹ hay nhât moi thơi đai. Ho đên tư khăp nơi: vương quôc Anh, châu Âu, châu My, Australia, Ân Đô, Nam Phi…, điêu nay đam bao tinh khach quan cua cuôc khao sat.
Cac tiêu chi đươc đưa ra la phim đươc quay bơi nguôn vôn tai trơ tư Mỹ, cac nha phê binh môi ngươi chon ra 10 phim, châm chung theo thang điêm 10 tư hay nhât đên dơ nhât. Điêm se đươc công dôn sau khi 62 nha phê binh nôp binh chon cua ho. Những phim từng đoạt giải Oscar lọt vào danh sách này chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn là 12 phim. Cũng chỉ có 8 trong số này lọt top 75.
Một điều đáng buồn khi số liệu thống kê cũng cho thấy sức ảnh hưởng đang giảm dần của các tác phẩm từng đoạt giải Oscar Phim hay nhất, khi 60 bộ phim lọt danh sách này thậm chí còn chưa từng được đề cử.
Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió) đánh giá là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển nhưng chỉ giành vị trí áp chót trên bảng xếp hạng.
Tuy nhiên, việc các phim Oscar không giữ vị trí cao trong danh sách chẳng phải là kết quả đáng ngạc nhiên với giới chuyên môn. Nguyên nhân được lý giải là do giới phê bình phim thế giới lâu nay vẫn mâu thuẫn với các thành viên Viện Hàn lâm trong việc chọn ra những tác phẩm xứng đáng được trao giải Oscar.
“Những bộ phim Mỹ” được BBC định nghĩa là bất kỳ bộ phim nào nhận được tài trợ từ nguồn tiền từ Mỹ và không nhất thiết là do một người Mỹ đạo diễn.
Citizen Kane vươn lên vị trí đầu bảng khi hội tụ đủ những yếu tố mang tính đột phá trong cả nghệ thuật lẫn kỹ thuật âm thanh, hình ảnh.
Trong danh sách này, bộ phim Citizen Kane (1941) của đạo diễn Orson Welles giành ngôi đầu bảng. Citizen Kane được đánh giá là một hiện tượng mang tính cách mạng về nghệ thuật quay phim, xử lý hình ảnh cũng như âm thanh trong lịch sử điện ảnh thế giới.
Theo sau là The Godfather (Bố già), ra mắt năm 1972 và Vertigo (1958).
Danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại được hãng BBC công bố bao gồm:
100. Ace in the Hole (Billy Wilder, 1951)
99. 12 Years a Slave (Steve McQueen, 2013)
98. Heaven’s Gate (Michael Cimino, 1980)
97. Gone With the Wind (Victor Fleming, 1939)
96. The Dark Knight (Christopher Nolan, 2008)
95. Duck Soup (Leo McCarey, 1933)
94. 25th Hour (Spike Lee, 2002)
93. Mean Streets (Martin Scorsese, 1973)
92. The Night of the Hunter (Charles Laughton, 1955)
91. ET: The Extra-Terrestrial (Steven Spielberg, 1982)
90. Apocalypse Now (Francis Ford Coppola, 1979)
89. In a Lonely Place (Nicholas Ray, 1950)
88. West Side Story (Robert Wise and Jerome Robbins, 1961)
87. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (Michel Gondry, 2004)
86. The Lion King (Roger Allers and Rob Minkoff, 1994)
85. Night of the Living Dead (George A Romero, 1968)
84. Deliverance (John Boorman, 1972)
83. Bringing Up Baby (Howard Hawks, 1938)
82. Raiders of the Lost Ark (Steven Spielberg, 1981)
81. Thelma & Louise (Ridley Scott, 1991)
80. Meet Me in St Louis (Vincente Minnelli, 1944)
79. The Tree of Life (Terrence Malick, 2011)
78. Schindler’s List (Steven Spielberg, 1993)
77. Stagecoach (John Ford, 1939)
76. The Empire Strikes Back (Irvin Kershner, 1980)
Video đang HOT
75. Close Encounters of the Third Kind (Steven Spielberg, 1977)
74. Forrest Gump (Robert Zemeckis, 1994)
73. Network (Sidney Lumet, 1976)
72. The Shanghai Gesture (Josef von Sternberg, 1941)
71. Groundhog Day (Harold Ramis, 1993)
70. The Band Wagon (Vincente Minnelli, 1953)
69. Koyaanisqatsi (Godfrey Reggio, 1982)
68. Notorious (Alfred Hitchcock, 1946)
67. Modern Times (Charlie Chaplin, 1936)
66. Red River (Howard Hawks, 1948)
65. The Right Stuff (Philip Kaufman, 1983)
64. Johnny Guitar (Nicholas Ray, 1954)
63. Love Streams (John Cassavetes, 1984)
62. The Shining (Stanley Kubrick, 1980)
61. Eyes Wide Shut (Stanley Kubrick, 1999)
60. Blue Velvet (David Lynch, 1986)
59. One Flew Over the Cuckoo’s Nest (Milo Forman, 1975)
58. The Shop Around the Corner (Ernst Lubitsch, 1940)
57. Crimes and Misdemeanors (Woody Allen, 1989)
56. Back to the Future (Robert Zemeckis, 1985)
55. The Graduate (Mike Nichols, 1967)
54. Sunset Boulevard (Billy Wilder, 1950)
53. Grey Gardens (Albert and David Maysles, Ellen Hovde and Muffie Meyer, 1975)
52. The Wild Bunch (Sam Peckinpah, 1969)
51. Touch of Evil (Orson Welles, 1958)
50. His Girl Friday (Howard Hawks, 1940)
49. Days of Heaven (Terrence Malick, 1978)
48. A Place in the Sun (George Stevens, 1951)
47. Marnie (Alfred Hitchcock, 1964)
46. It’s a Wonderful Life (Frank Capra, 1946)
45. The Man Who Shot Liberty Valance (John Ford, 1962)
44. Sherlock Jr (Buster Keaton, 1924)
43. Letter from an Unknown Woman (Max Ophls, 1948)
42. Dr Strangelove (Stanley Kubrick, 1964)
41. Rio Bravo (Howard Hawks, 1959)
40. Meshes of the Afternoon (Maya Deren and Alexander Hammid, 1943)
39. The Birth of a Nation (DW Griffith, 1915)
38. Jaws (Steven Spielberg, 1975)
37. Imitation of Life (Douglas Sirk, 1959)
36. Star Wars (George Lucas, 1977)
35. Double Indemnity (Billy Wilder, 1944)
34. The Wizard of Oz (Victor Fleming, 1939)
33. The Conversation (Francis Ford Coppola, 1974)
32. The Lady Eve (Preston Sturges, 1941)
31. A Woman Under the Influence (John Cassavetes, 1974)
30. Some Like It Hot (Billy Wilder, 1959)
29. Raging Bull (Martin Scorsese, 1980)
28. Pulp Fiction (Quentin Tarantino, 1994)
27. Barry Lyndon (Stanley Kubrick, 1975)
26. Killer of Sheep (Charles Burnett, 1978)
25. Do the Right Thing (Spike Lee, 1989)
24. The Apartment (Billy Wilder, 1960)
23. Annie Hall (Woody Allen, 1977)
22. Greed (Erich von Stroheim, 1924)
21. Mulholland Drive (David Lynch, 2001)
20. Goodfellas (Martin Scorsese, 1990)
19. Taxi Driver (Martin Scorsese, 1976)
18. City Lights (Charlie Chaplin, 1931)
17. The Gold Rush (Charlie Chaplin, 1925)
16. McCabe & Mrs Miller (Robert Altman, 1971)
15. The Best Years of Our Lives (William Wyler, 1946)
14. Nashville (Robert Altman, 1975)
13. North by Northwest (Alfred Hitchcock, 1959)
12. Chinatown (Roman Polanski, 1974)
11. The Magnificent Ambersons (Orson Welles, 1942)
10. The Godfather Part II (Francis Ford Coppola, 1974)
9. Casablanca (Michael Curtiz, 1942)
8. Psycho (Alfred Hitchcock, 1960)
7. Singin’ in the Rain (Stanley Donen and Gene Kelly, 1952)
6. Sunrise (FW Murnau, 1927)
5. The Searchers (John Ford, 1956)
4. 2001: A Space Odyssey (Stanley Kubrick, 1968)
3. Vertigo (Alfred Hitchcock, 1958)
2. The Godfather (Francis Ford Coppola, 1972)
1. Citizen Kane (Orson Welles, 1941)
Theo Zing
25 năm bộ phim 'Khiêu vũ với bầy sói'
Lịch sử điện ảnh thế giới rất hiếm có trường hợp một bộ phim về miền Tây nước Mỹ giành được thành công rực rỡ như những gì "Dance with Wolves" đạt được khi ra đời cách đây 25 năm.
Không chỉ thành công về mặt doanh thu với hơn 420 triệu USD tiền bán vé trên toàn thế giới, Khiêu vũ với bầy sói còn nhận được đến 12 đề cử Oscar và sau đó chiến thắng ở 7 hạng mục, bao gồm cả hai hạng mục quan trọng bậc nhất là Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất (Kevin Costner nhận hai giải Oscar cho vai trò đạo diễn và đồng sản xuất của bộ phim).
Đây là bộ phim về miền Tây hoang dã đầu tiên nhận được giải OscarPhim hay nhất kể từ năm 1931 (phim Cimarron).
Khiêu vũ với bầy sói (Dancing with Wolves) là bộ phim về miền viễn Tây hoang dã đầu tiên nhận được giải Oscar Phim hay nhất kể từ năm 1931 (phim Cimarron).
Người chiến binh quả cảm
Sau những chiến tích đầy quả cảm trên chiến trường, người lính John Dunbar (Kevin Costner) nhận phần thưởng là được quyền chọn nơi đóng quân theo nguyện vọng của mình. John Dunbar quyết định chọn một vọng gác ở vùng biên giới miền viễn Tây vì sợ nơi này sẽ biến mất. Cấp trên đồng ý với nguyện vọng của John Dunbar và điều anh về pháo đài Sedgwick.
Khi đến pháo đài Sedgwick, John Dunbar phát hiện ra nơi này đã gần như bị bỏ hoang và anh phải canh giữ nó một mình. Đường dây liên lạc của John Dunbar với quân đội Mỹ cũng bị cắt đứt vì người giao liên bị giết trên đường. Không lâu sau, John Dunbar gặp gỡ những thổ dân da đỏ Sioux sống trong vùng, làm quen và trở nên thân thuộc với họ.
Anh dần nảy sinh tình cảm với cô gái Stands With A Fist (tạm dịch: Đứng vững với một nắm đấm), một người da trắng được nuôi dưỡng và lớn lên trong bộ tộc da đỏ Sioux. Tuy nhiên, giữa lúc John Dunbar đã hòa nhập với người da đỏ thì quân đội Mỹ trở lại pháo đài Sedgwick và nghi ngờ rằng anh đã trở thành kẻ phản bội...
Kịch bản Khiêu vũ với bầy sói dựa trên tiểu thuyết cùng tên phát hành năm 1988 của nhà văn Michael Blake. Tuy nhiên phiên bản điện ảnh có nhiều khác biệt so với tiểu thuyết gốc.
Không chỉ là câu chuyện lãng mạn
Ngay từ cái tựa, Khiêu vũ với bầy sói đã có thể khiến khán giả liên tưởng đến một câu chuyện lãng mạn ở miền Tây hoang dã. Tình yêu giữa John Dunbar và cô gái Stands With A Fist được xây dựng một cách tuyệt vời. Những bi kịch đằng sau mỗi nhân vật đều tạo nên các mối liên kết họ với nhau.
Tuy nhiên, những gì mà bộ phim đem đến cho khán giả còn nhiều hơn thế. Khán giả có được một cái nhìn chân thực về miền Tây nước Mỹ thuở sơ khai. Đặc biệt, Khiêu vũ với bầy sói còn lột tả chi tiết tính cách của người thổ dân da đỏ, điều vốn thường xuyên bị đặt ngoài lề trong các bộ phim Mỹ.
Nhân vật John Dunbar được xây dựng theo trình tự tiến hóa liên tục trong suốt thời lượng của bộ phim, giúp khán giả luôn hứng thú với anh cũng như cảm thấy thuyết phục với các sự thay đổi. Bên cạnh đó, các nhân vật người da đỏ Sioux xuất hiện trong phim đều được xây dựng mỗi người mỗi vẻ, mỗi tính cách nên càng khiến bộ phim trở nên thú vị.
Một giáo viên ngôn ngữ được mời đến để dạy tiếng Lakota của người da đỏ cho các diễn viên. Tuy nhiên, vì thứ tiếng này khá khó học nên phần phân từ theo giống cái, giống đực đã bị bỏ qua. Khi phim công chiếu, người da đỏ nói tiếng Lakota thấy rất buồn cười khi các chiến binh nói chuyện giống y như phụ nữ.
Ê-kíp diễn viên xuất sắc
Có một câu chuyện đầy hấp dẫn nhưng chính ê-kíp diễn viên tài năng củaKhiêu vũ với bầy sói đã làm bộ phim càng trở nên đáng xem. Nhiều người đánh giá rằng vai diễn John Dunbar trong phim chính là một trong những cột mốc sáng chói nhất trong sự nghiệp diễn xuất của Kevin Costner.
Nam diễn viên đã có những điều chỉnh hết sức hài hòa với quá trình tiến hóa của nhân vật trong suốt bộ phim. Điều này cũng một phần là nhờKhiêu vũ với bầy sói đã thực hiện quay phim theo thứ tự câu chuyện nên các diễn viên dễ dàng thể hiện sự thay đổi của nhân vật hơn.
Kevin Costner tự mình đóng tất cả các cảnh cưỡi ngựa trong phim, bao gồm cả việc cưỡi ngựa không yên và vừa phi ngựa vừa bắn súng trong cảnh đi săn.
Nữ diễn viên Mary McDonnel cũng để lại một dấu ấn đáng kể. Nhân vật cô gái da trắng lớn lên trong bộ lạc gia đỏ Stands With A Fist của cô phải sống giữa hai thế giới khác biệt và Mary McDonnel đã thể hiện xuất sắc điều này.
Bên cạnh đó, nam diễn viên Graham Greene cũng tạo nên một dấu ấn với vai diễn ông già da đỏ Sioux thông thái và hay tìm hiểu.
Nhưng không chỉ có ba diễn viên mà diễn xuất của họ từ phim này đã được thừa nhận bằng các đề cử giải Oscar, những diễn viên phụ cũng đóng các vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn khán giả. Có thể kể đến như Robert Pastorelli với nhân vật người giao liên Timmons đã khiến nhiều khán giả phải yêu mến.
Vẻ đẹp hút hồn nhờ ê-kíp quay và dựng phim
Đối với thể loại phim như Khiêu vũ với bầy sói, yếu tố hình ảnh là một trong những điều then chốt tạo nên thành công của bộ phim. Nhà quay phim Dean Semler đã không để người xem phải thất vọng. Ông đã nắm bắt và truyền tải đến khán giả những hình ảnh hoành tráng và đẹp nao lòng về miền Tây hoang dã nước Mỹ thế kỷ XIX.
Những cảnh hành động và các tình huống lãng mạn của phim đã tận dụng tối đa vẻ đẹp thiên nhiên của miền Tây nước Mỹ. Tài năng của Dean Semler đã được công nhận bằng giải Oscar Quay phim xuất sắc nhất choKhiêu vũ với bầy sói.
Bổ sung vào những hình ảnh tuyệt đẹp của Dean Semler là tài năng dựng phim của Neil Travis, người cũng được trao giải Oscar cho công việc của mình với Khiêu vũ với bầy sói. Dù bộ phim có độ dài đến 3 giờ nhưng Neil Travis với kỹ thuật dựng phim khéo léo đã khiến khán giả không hề cảm thấy sốt ruột khi xem.
Để thực hiện cảnh quay với đàn bò rừng đang chạy, đoàn phim phải mất cả một ngày chỉ để quay được một lần. Lý do là vì bò rừng mỗi lần chạy phải mất khoảng 10 dặm chúng mới dừng lại được và phải mất cả ngày để gom chúng lại.
Hoàn hảo ở mọi khía cạnh
Đóng góp vào một phần cho sự thành công của Khiêu vũ với bầy sói là những bản nhạc phim do John Barry sáng tác. Nhiều chuyên gia điện ảnh đã nhận định rằng đây là một trong những bộ phim về miền viễn Tây có nhạc phim hay nhất mọi thời đại.
Sự mạnh mẽ và cảm xúc trong nhạc phim kết hợp rất hài hòa và làm nổi bật những điểm nhấn. Nhạc phim Khiêu vũ với bầy sói đã đem về cho John Barry giải Oscar thứ năm trong sự nghiệp của nhà soạn nhạc vĩ đại này. Nhưng không dừng lại ở phần nhạc phim, Khiêu vũ với bầy sói còn xuất sắc giành luôn giải Oscar cho phần dàn dựng âm thanh của bộ phim.
Bên cạnh những giải Oscar đã giành được, Khiêu vũ giữa bầy sói còn nhận được đề cử cho hạng mục Thiết kế trang phục xuất sắc nhất vàThiết kế bối cảnh xuất sắc nhất. Có thể nói là mọi góc cạnh cấu thành nên bộ phim đều được thực hiện rất hoàn hảo bởi một ê-kíp xuất sắc. Chính vì thế mà phim nhận được sự tán dương từ cả giới chuyên môn lẫn khán giả đại chúng. Sự thành công của Khiêu vũ với bầy sói còn tăng lên khi phim được chọn vào danh mục lưu trữ quốc gia của Thư viện Quốc hội Mỹ.
Một cảnh quay đầy lãng mạn của bộ phim.
Theo Thiên An/Thế Giới Văn Hóa
Vin Diesel khẳng định "Fast & Furious 7" sẽ đoạt giải Oscar Vin Diesel, ngôi sao của "Fast & Furious 7", cho rằng bộ phim xứng đáng đoạt giải Oscar trong hạng mục Phim xuất sắc nhất. Nhiều dự đoán cho rằng Fast & Furious 7 của Universal sẽ lập kỷ lục phòng vé khi chính thức phát hành vào ngày 03/4 tới. Lý do là người hâm mộ rất háo hức đổ về các...