Nhiều ông bố ẵm con chạy lũ ở Khánh Hòa
Lũ dâng cao nhiều tuyến phố, nhà dân ở Nha Trang ngập sâu hơn một mét, các ông bố phải ẵm con di tản.
Ngày 4/11, mưa lớn kết hợp xả lũ thủy điện khiến nhiều nơi ở TP Nha Trang bị ngập. Chợ Vĩnh Thạnh ngưng hoạt động, tiểu thương tất bật thu dọn tài sản đến nơi cao ráo khi các các ki-ốt bị nước tràn vào.
Xã Vĩnh Thạnh là điểm được đánh giá ngập nặng trên địa bàn, có nơi hơn một mét. Mọi hoạt động tại địa phương đều ngưng, dồn toàn lực phòng chống lũ, ứng cứu người khi sự cố xảy ra và giúp dân vùng “rốn lũ” di dời tài sản.
Lũ gây ngập nhà cửa, đường sá khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Nhiều hộ phải sơ tán tài sản, đóng cửa nhà, bì bõm ẵm con đến nơi an toàn. “Nhà lênh láng nước, may mà hôm qua tôi và vợ kịp đưa tủ lạnh, tivi lên trên cao, nếu không chúng hỏng mất”, người đàn ông nói khi ẵm con vượt lũ.
Đường 23 Tháng 10 – tuyến giao thông nối trung tâm Nha Trang với huyện Diên Khánh – ra quốc lộ 1A cũng ngập sâu, có điểm hơn một mét. CSGT đã căng dây hai đầu, đặt biên cảnh báo cho người dân, còn ôtô phải quay đầu, chạy hướng Trần Phú ra quốc lộ 1A theo tiếp hành trình Nam – Bắc. Nhiều người dân cũng vội đưa con nhỏ di tản.
Bị cô lập, không còn cách nào khác, hai vợ chồng này phải để con trai trên xe đẩy về nhà nội ở trung tâm Nha Trang. “Nhà mình gần cửa sông ở Diên Khánh ngập cả rồi”, ông bố cho hay.
Video đang HOT
Dân địa phương nói rằng mấy năm rồi Nha Trang mới ngập. “Vợ chồng loay hoay chỉ kịp lấy ít vật dụng cần thiết, rồi đến nhà anh ruột trú tạm vài hôm. Sợ con ướt nên tôi khoác áo mưa đôi lên vai”, ông bố chia sẻ.
Người đàn ông cho biết, nhà ở xã Vĩnh Thạnh, song nước ngập hơn một mét. Sau khi kê tài sản lên cao, anh cùng vợ và các con vào trong thành phố thuê khách sạn lưu trú. “Sống mấy chục năm, giờ tôi mới biết cảm giác chạy lũ thế nào”, anh nói.
Xã Vĩnh Phương nước lũ dâng cao, có nơi hơn 2 m. Nhiều thôn của xã nằm trong vùng trũng bị cô lập. Một số người đành đóng cửa nhà, tìm nơi khác ở tạm ít hôm, chờ lũ rút.
Còn ông Tây đeo balô, mang theo các chú mèo vượt lũ.
Nhiều người chạy lũ mang theo vật nuôi, gia cầm.
Nhiều cửa hàng, nhà nghỉ ở Nha Trang phải đóng cửa. UBND TP Nha Trang cho hay, mưa nhiều ngày kế hợp xả lũ hồ Suối Dầu với tần xuất 106 m3/giây ngày hôm trước khiến nhiều nơi trên địa bàn bị ngập. “Địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người, còn tài sản thì các phường, xã đang thống kê”, lãnh đạo Nha Trang nói và cho biết đã đưa hơn 10 hộ gia đình nằm trong vùng lũ, nguy hiểm đến nơi an toàn.
UBND Khánh Hòa cho biết, ngoài Nha Trang, Cam Ranh thì các huyện Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa và Vạn Ninh… đều ngập do lũ. Tại những nơi bị cô lập, tỉnh yêu cầu các địa phương trang bị thuyền phao để phản ứng nhanh, vào các khu dân cư di tản dân; túc trực, hỗ trợ các yếu phẩm cho người dân.
“Lũ có diễn biến phức tạp, khả năng kéo dài trong mấy ngày tới, nên chúng tôi yêu cầu toàn tỉnh túc trực 24/24 để ứng phó kịp thời”, lãnh đạo tỉnh cho hay.
Xuân Ngọc
Theo VNE
Phó chủ tịch huyện cùng 6 người dân mất tích vì lũ
Hàng nghìn hộ dân ở tỉnh Phú Yên đang chìm trong nước lũ. Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cùng 6 người dân mất tích.
Chiều tối 3/11, ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết sáng cùng ngày ông đã đi kiểm tra thực địa một số xã của huyện miền núi Đồng Xuân bị ngập.
Theo ông Thế, nhiều nơi tại vùng hạ lưu sông Ba thuộc các huyện Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa (Phú Yên) ngập sâu đến 2m.
Nhiều hộ dân và cơ quan nhà nước phải di chuyển đồ đạc do nước lên quá nhanh.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên dự báo trong 24h tới mực nước các sông tiếp tục dâng, đạt hoặc trên mức báo động 3 từ 2 đến 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lụt là cấp 1. Đến chiều tối 3/11, nhiều nhà dân đã ngập tới nóc.
Do lũ lên quá nhanh, nhiều đồ đạc, phương tiện của người dân bị lũ nhấn chìm.
Người dân cố gắng di chuyển đồ đạc lên tầng cao, trong khi dự báo cơn lũ lịch sử trên địa bàn tỉnh Phú Yên vẫn còn tiếp tục trong vài ngày tới.
Ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết 19h30 ngày 3/11 đỉnh triều tại tỉnh này sẽ đạt mức cao nhất. Dự báo hàng trăm ngôi nhà bị ngập, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần thận trọng khi di chuyển trong cơn lũ lịch sử.
Từ 13h15 chiều 3/11, nhà máy thủy điện sông Ba Hạ đã tăng lưu lượng xả lũ (kể cả 400 m3 nước chạy máy phát điện) lên 10.400 m3/giây; một số hồ thủy lợi đạt cao trình thiết kế cũng đã mở cửa tràn để xả lũ. Trước thông tin Thủy điện sông Ba Hạ sẽ tiếp tục xả lũ với lưu lượng lớn, Phó chủ tịch Phú Yên nhận định TP Tuy Hòa có thể ngập sâu.
Do ảnh hưởng mưa lũ, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có 7 người mất tích. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Từ, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên), bị lũ cuốn trôi khi đang đi ca nô cứu hộ xe khách bị kẹt do ngập chiều 2/11.
An Bình - An Nhiên
Thủy điện xả lũ lớn nhất 7 năm qua, Phú Yên ngập nặng Lưu lượng nước xả lũ từ các hồ thủy điện trên sông Ba đổ về hạ lưu lên đến 11.000m3/giây đã làm nhiều vùng ngập nặng. Thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng 10.000m3/giây Chiều 3-11, ông Trân Hưu Thê - Pho Chu tich UBND tinh, Pho trương Ban phong chông thiên tai va tim kiêm cưu nan tinh Phu...