Nhiều nước tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 của Trung Quốc
Trước tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 3/11, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tiếp nhận vaccine do các hãng dược phẩm Trung Quốc sản xuất.
Các mẫu vaccine phòng COVID-19 tại nhà máy của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trên trang mạng xã hội Twitter, Quốc vương Dubai Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, cũng là Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE, đưa ra thông báo trên và bày tỏ hy vọng mọi người dân được khỏe mạnh và an toàn.
Tháng 9 vừa qua, UAE đã cho phép sử dụng vaccine của Trung Quốc sau giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thành công ở UAE.
Theo Bộ Y tế và Phòng bệnh UAE, ngày 3/11, nước này có thêm 1.008 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 136.149.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tạiMexico, Ngoại trưởng Marcelo Ebrard thông báo nước này đã tiếp nhận những lô vaccine đầu tiên của công ty dược phẩm CanSino Biologics (Trung Quốc) để tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Ebrard cho biết vaccine trên sẽ được thử nghiệm với 15.000 tình nguyện viên trên 18 tuổi ở thủ đô Mexico City và bang San Luis de Potosi.
Trước đó, ngày 13/10, Mexico đã ký thỏa thuận với 3 công ty dược phẩm – gồm AstraZeneca, Pfizer và CanSino Biologics – để đặt mua 146,8 triệu liều. Theo kế hoạch, 35 triệu liều vaccine (loại 1 liều/người) của CanSino Biologics sẽ được tiêm vào tháng 12 tới; tiếp đó là 77,4 triệu liều (loại 2 liều/người) của AstraZeneca và 34,4 triệu liều (loại 2 liều/người) của Pfizer.
Video đang HOT
Mexico hiện là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 với 933.155 ca nhiễm và 92.100 ca tử vong.
* Trong một diễn biến khác, theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Ngoại trưởngHungary Peter Szijjarto cho biết nước này đang tiến hành đàm phán để mua vaccine của Trung Quốc, Nga và Israel.
Theo Ngoại trưởng Szijjarto, Trung Quốc và Nga đang nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 ở giai đoạn cuối và có thể sớm đáp ứng nhu cầu thương mại. Israel cũng đang nghiên cứu sản xuất loại vaccine của mình.
Ngoại trưởng Hungary cho biết tình hình dịch COVID-19 trên thế giới đang rất đáng lo ngại và vaccine có thể sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc chiến chống đại dịch này.
Tổng số ca nhiễm ở Hungary đã lên đến 86.769 ca, trong đó có 1.973 ca tử vong.
Đài Loan lập 'kỷ lục thế giới' với 200 ngày không ca lây nhiễm cộng đồng
Đã 200 ngày Đài Loan không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. "Chúng tôi hi sinh 14 ngày của 340.000 dân để đổi lại cuộc sống bình thường cho 23 triệu dân", một nhà dịch tễ học nói về một trong các "bí quyết".
Bất chấp Bắc Kinh phản ứng, 100 dàn tên lửa Harpoon của Mỹ sẽ đến Đài Loan Hãng chip Đài Loan hứa giúp Mỹ điều tra đối tác Trung Quốc tội đánh cắp bí mật thương mại Thêm chiến đấu cơ của Đài Loan rơi, một phi công thiệt mạng
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn - Ảnh: AP
Theo Hãng tin Bloomberg, Đài Loan hiện giữ "kỷ lục thế giới" về COVID-19 khi ngày 29-10 đánh dấu vùng lãnh thổ này đã không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng 200 ngày liên tiếp. Lần gần nhất Đài Loan ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng là hôm 12-4.
Trên bảng thống kê của trang Wordometers ngày 29-10, Đài Loan đứng thứ 177 về số ca nhiễm với tổng cộng 553 ca, trong đó có 7 ca tử vong do COVID-19.
Giáo sư Peter Collignon, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Quốc gia Úc, nhận định Đài Loan "có lẽ đã đạt được kết quả tốt nhất thế giới".
Đài Loan có thể cũng sẽ nằm trong số ít nền kinh tế tăng trưởng năm nay. Một nghiên cứu gần đây của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) chỉ ra Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan là 3 nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới có hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh trong quý 3-2020.
Dẫu vậy hiện Đài Loan vẫn còn ghi nhận các ca nhiễm "nhập khẩu". Ngày 29-10 có 3 ca "nhập" từ Philippines, Mỹ và Indonesia. Trong 2 tuần qua, Đài Loan ghi nhận hơn 20 ca như vậy.
Hãng tin Bloomberg dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng Đài Loan có thể đạt kỷ lục 200 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng là nhờ:
1. Kiểm soát biên giới. Đài Loan bắt đầu đóng biên giới hạn chế người từ bên ngoài vào ngay sau khi dịch bùng phát vào tháng 1 và kiểm soát chặt biên giới kể từ đó.
Một tiếp viên hàng không Hãng China Airlines của Đài Loan giúp một bé gái cột tóc khi tham gia một sự kiện ở thành phố Đào Viên tháng 8-2020 - Ảnh: AFP
2. Khẩu trang. Quyết định dự trữ và phân phát khẩu trang đóng vai trò quan trọng trong thành công của Đài Loan.
Trong giai đoạn đầu, chính quyền vùng lãnh thổ này dự trữ tất cả khẩu trang sản xuất nội địa và cấm xuất khẩu. Trong vòng 4 tháng, các công ty tại Đài Loan đã tăng sản xuất từ 2 triệu lên 20 triệu đơn vị khẩu trang một ngày, giúp đáp ứng nhu cầu của người dân.
3. Truy vết, cách ly. Đài Loan có công tác truy vết hàng đầu thế giới, trung bình tìm ra 20-30 người tiếp xúc với mỗi ca nhiễm. Trong những trường hợp phức tạp, như một nhân viên địa điểm giải trí ở thành phố Đài Bắc, chính quyền đã truy ra tới 150 người tiếp xúc. Tất cả các trường hợp này đều phải cách ly 14 ngày tại nhà, dù có kết quả xét nghiệm âm tính.
Đến nay, khoảng 340.000 người đã phải cách ly tại nhà, trong đó chưa đến 1.000 người bị phạt vì không tuân thủ quy định. Theo ông Trần Kiến Nhân, cựu phó lãnh đạo Đài Loan và là một nhà dịch tễ học, điều đó có nghĩa là 99,7% người cách ly đã tuân thủ quy định.
"Chúng tôi hi sinh 14 ngày của 340.000 dân để đổi lại cuộc sống bình thường cho 23 triệu dân", ông Trần nói.
Cuối cùng là kinh nghiệm từ dịch SARS. Theo Bloomberg, Đài Loan đã bắt đầu xây dựng mạng lưới phản ứng khẩn cấp để kiềm chế các bệnh truyền nhiễm sau thời kỳ dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hồi năm 2003, khi có hàng trăm người mắc bệnh và ít nhất 73 người chết ở Đài Loan.
Vùng lãnh thổ này sau đó còn trải qua dịch cúm gia cầm và H1N1. Người dân đã ý thức sâu sắc về các thói quen phòng chống bệnh như rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang.
Trung Quốc họp trung ương giữa lúc Covid-19 tái bùng phát Trung Quốc bước vào hội nghị trung ương 5 với trọng tâm là kế hoạch 5 năm 2021-2025, giữa lúc nước này phải đối phó với ổ dịch Covid-19 lớn nhất trong vòng 4 tháng qua. Hội nghị Toàn thể lần thứ 5 Ủy ban Trung ương khóa 19 đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai mạc sáng 26/10 tại Bắc Kinh, dự...