Nhiều nước sơ tán công dân khỏi Haiti
Theo phóng viên TTXVN tại Caribe, các băng nhóm vũ trang tiếp tục triển khai nhiều cuộc tấn công mới ở vùng ngoại ô thủ đô Port-au-Prince của Haiti trong ngày 21/3, khiến nhiều nước phải tiến hành sơ tán khẩn cấp công dân nước mình khỏi đảo quốc này.
Thi thể nạn nhân trong một vụ bạo lực băng nhóm ở Pétionville, Port-au-Prince, Haiti, ngày 18/3/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Liên minh cảnh sát quốc gia Haiti (Synapoha) ngày 21/3 (giờ địa phương) xác nhận một sĩ quan đã bị sát hại giữa ban ngày.
Cùng ngày, chính quyền bang Florida (Mỹ) xác nhận đã sơ tán 14 công dân khỏi Haiti bằng chuyến bay thuê bao. Thống đốc Florida Ron DeSantis cam kết sẽ tiếp tục tổ chức những chuyến bay loại này để giải cứu người dân. Trước đó, Florida đã sắp xếp 2 chuyến bay khác để đáp ứng yêu cầu bảo hộ của 300 người dân, song vì nhiều lý do kế hoạch không thể diễn ra như dự kiến.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ cũng sơ tán 15 công dân bằng trực thăng trong ngày 21/3. Tướng Laura Richardson, tư lệnh Bộ Chỉ huy phương Nam (SOUTHCOM) của Mỹ phụ trách khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ, tuyên bố quân đội nước này đã sẵn sàng “trong trường hợp chính phủ Mỹ quyết định tham gia nhiều hơn vào một nhiệm vụ an ninh quốc tế đã được lên kế hoạch”.
Cộng hòa Dominicana cho biết đã hỗ trợ nhiều nước và tổ chức quốc tế sơ tán khoảng 300 người.
Về phần mình, Cuba thông báo sẽ sơ tán công dân bị mắc kẹt ở Haiti ngay khi các chuyến bay được nối lại. Cuba có hàng nghìn công dân sinh sống tại Haiti, một lữ đoàn khoảng 60 nhân viên y tế và một số lượng không xác định thương nhân thường xuyên qua lại giữa hai nước.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo dịch tả ở Haiti, vốn đã lắng xuống từ cuối năm ngoái, có thể bùng phát trở lại nếu tình trạng bất ổn tiếp diễn ở quốc gia Caribe này.
Khủng hoảng ở Haiti: Nhiều đại diện ngoại giao của EU sơ tán
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Mỹ và Caribe, cùng với Mỹ và Đức, nhiều thành viên của phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã rời thủ đô Port-au-Prince của Haiti hôm 10/3 do tình hình an ninh tại quốc gia Caribe này tiếp tục diễn biến xấu.
Lốp xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình của người dân yêu cầu Thủ tướng Ariel Henry kết thúc nhiệm kỳ, tại Port-au-Prince, Haiti, ngày 6/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Điều kiện nhân đạo tại thủ đô Haiti hiện nay vô cùng bấp bênh do các bệnh viện bị tấn công, lương thực thiếu trầm trọng và nhiều cơ sở hạ tầng bị phong tỏa. Người đứng đầu Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) Philippe Brancha nhấn mạnh rằng người dân ở thủ đô Haiti sống trong cảnh rất khổ cực và "không có nơi nào để đi".
Theo IOM, 362.000 người, trong đó hơn một nửa là trẻ em đang phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi trú ẩn. Con số này đã tăng 15% kể từ đầu năm nay. Trong khi đó, số tù nhân vượt ngục tại Haiti đến nay vào khoảng 3.800 người.
Đại diện của IOM cảnh báo hoạt động chăm sóc sức khỏe tại Haiti bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhân viên y tế và bệnh nhân, bao gồm cả trẻ sơ sinh, phải đi sơ tán. Việc các sân bay quốc tế bị đóng cửa đã làm gián đoạn hoạt động viện trợ vốn rất ít ỏi cho Haiti, khiến người dân nước này đứng trước nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng.
Cùng ngày, các băng nhóm vũ trang ở Haiti đã trả tự do cho 5 người bị bắt cóc trong tháng trước tại Port-au-Prince, trong đó có 4 nhà truyền giáo. Hiện Giáo đoàn công giáo của Haiti đang kêu gọi các băng nhóm này thả 2 nhà truyền giáo khác.
Trong bối cảnh đó, CARICOM, một liên minh của các quốc gia Caribe, đã triệu tập các đặc phái viên từ Mỹ, Pháp, Canada và LHQ tới tham dự cuộc họp trong ngày 11/3 tại Jamaica để thảo luận về tình trạng bạo lực đang hoành hành tại Haiti.
Thủ lĩnh băng nhóm đe dọa các chính trị gia Haiti giữa làn sóng bạo lực mới Một thủ lĩnh băng nhóm khét tiếng ở Haiti đã có những lời lẽ đe dọa các quan chức dự kiến tham gia một hội đồng chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh bạo lực leo thang trở lại ở thủ đô quốc gia Caribe. Sau khi Thủ tướng Ariel Henry công bố ý định từ chức hôm 11.3, thủ đô Port-au-Prince của...