Nhiều nước lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị bàn tròn
Từ ngày 2 đên ngay 4-6, Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương (APR) lần thứ 28 do Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (ISIS) Malaysia tổ chức diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur. Hội nghị thu hút gần 400 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các học giả và các nhà ngoại giao đến từ 30 quốc gia trên thế giới tham dự. Đoàn Việt Nam do Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thái Yên Hương dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.
APR lần thứ 28 bao gồm 10 phiên chính, tập trung vào các chủ đề an ninh, quốc phòng, duy trì hòa bình và phát triển kinh tế trong khu vực.
Các đại biểu tham dự hội nghị cũng tập trung thảo luận những vấn đề như cơ hội và thách thức trong việc xây dựng một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng, giải quyết thách thức an ninh chung trên Biển Đông, chương trình nghị sự của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau năm 2015, và các vấn đề liên quan đến cải cách kinh tế và chính trị ở Myanmar, bối cảnh chính trị mới của Indonesia sau bầu cử, cũng như tương lai chính trị của Thái Lan.
Toàn cảnh Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 28.
Video đang HOT
Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao cho biết sau hơn một ngày làm việc, hội nghị đã đề cập nhiều chủ đề từ an ninh, quốc phòng đến kinh tế và chiến lược phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Về vấn đề Biển Đông, ông Trần Việt Thái cho biết cũng như ở Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 tại Singapore trước đó, tại APR lần này, hành vi gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị nhiều quốc gia chỉ trích mạnh mẽ, trong đó có Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và một số nước ASEAN.
Nhiều đại biểu đã đồng tình với cách Việt Nam đang đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou – 981).
Ông Trần Việt Thái bày tỏ tin tưởng rằng tại phiên bàn về vấn đề Biển Đông ngày 4-6 sẽ có nhiều tiếng nói ủng hộ Việt Nam, cách giải quyết kiên quyết nhưng hòa bình mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đang áp dụng sẽ nhận được sự đồng thuận không chỉ của các học giả trong khu vực mà còn của học giả nhiều nước trên thế giới.
Theo Quân Đội Nhân Dân
EU đặc biệt lo ngại hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 29/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Đại diện Cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, bà Catherine Ashton.
Tại cuộc điện đàm, hai bên đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU, trong đó có việc trao đổi đoàn cấp cao trong thời gian tới.
Đại diện Cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, bà Catherine Ashton.
Hai bên cũng khẳng định sẽ tích cực thúc đẩy để kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) trước Hội nghị Cấp cao ASEM-10 và phối hợp chặt chẽ để đảm bảo thành công của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU, dự kiến vào ngày 23/7/2014 tại Brussels.
Hai bên đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có tình hình hiện nay ở Biển Đông.
Đại diện Cấp cao của EU bày tỏ đặc biệt lo ngại về những hành động của Trung Quốc có thể ảnh hướng tới môi trường an ninh trong khu vực.
Bà Ashton đề nghị các bên liên quan cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình và hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), tiếp tục bảo đảm an ninh và tự do hàng hải.
EU kêu gọi các bên tiến hành các biện pháp giảm căng thẳng và không có những hoạt động đơn phương ảnh hưởng xấu tới hòa bình và ổn định ở khu vực.
Theo Vietnam
Tình hình Ukraine: Miền Đông lặp lại kịch bản Crimea Donetsk vừa hoàn thành dự thảo lộ trình sáp nhập vào Nga, quân đội lực lượng này cũng đã phong tỏa doanh trại của Kiev và mở cửa biên giới với Nga. Kịch bản Crimea lặp lại Giới phân tích thế giới đưa ra những nhìn nhận về miền Đông Ukraine và họ cho rằng có rất nhiều những kịch bản tương tự,...