Nhiều nước khuyến cáo công dân thận trọng khi tới vùng Đông Bắc Ấn Độ
Trong bối c ảnh các cuộc biểu tình bạo lực phản đối Dự luật Công dân sửa đổi vẫn tiếp diễn ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ, nhiều nước như Mỹ, Anh và Canada đã đưa ra các cảnh báo về đi lại, kêu gọi công dân của họ “thận trọng” khi đi đến khu vực trên vì bất cứ mục đích nào.
Các cuộc biểu tình phản đối Đạo luật Quyền công dân sửa đổi đang diễn ra ở một số vùng của Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, khuyến cáo của Anh nêu rõ các cuộc biểu tình phản đối Đạo luật Quyền công dân sửa đổi đang diễn ra ở một số vùng của Ấn Độ và lưu ý các công dân thận trọng với những quyết định tới khu vực này. Giới chức Anh nêu rõ nếu có nhu cầu đi lại thiết yếu, công dân nên theo dõi các phương tiện truyền thông địa phương để biết thông tin mới nhất và làm theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Đã có báo cáo về cuộc biểu tình bạo lực ở vùng Đông Bắc, đặc biệt là ở bang Assam và Tripura. Một lệnh giới nghiêm vô thời hạn đã được áp đặt tại Guwahati, trung tâm làn sóng biểu tình, và các dịch vụ Internet di động đã bị đình chỉ ở 10 quận của bang Assam. Giao thông cũng có thể bị ảnh hưởng ở các khu vực khác nhau trong khu vực này.
Mỹ cũng đã đưa ra khuyến cáo tương tự, nói thêm rằng đã “tạm thời đình chỉ” hoạt động đi lại chính thức tới Assam.
Video đang HOT
Ngoài ra, Singapore cũng đã ban hành một thông báo về đi lại đối với công dân của nước này, kêu gọi cảnh giác và thận trọng.
Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh những người phản đối luật công dân mới chuẩn bị tiến hành thêm nhiều cuộc biểu tình vào ngày 14/12, tiếp sau những ngày đụng độ khiến 2 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Nhiều người dân ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ giàu tài nguyên lo ngại đạo luật mới sẽ trao quyền công dân cho số lượng lớn những người nhập cư từ nước láng giềng Bangladesh, cáo buộc họ lấy đi công ăn việc làm và xóa nhòa bản sắc văn hóa của địa phương. Trong khi đó, đối với các nhóm Hồi giáo, các tổ chức đối lập và nhân quyền, đạo luật mới là một phần trong chương trình nghị sự chủ nghĩa dân tộc Hindu “Hindutva” của Thủ tướng Narendra Modi nhằm gạt ra rìa cộng đồng 200 triệu người Hồi giáo ở Ấn Độ.
Hôm 13/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã hoãn cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Narendra Modi dự kiến được tổ chức tại Guwahati từ 15-17/12.
Dự luật Công dân sửa đổi (CAB) đã được hai viện Quốc hội Ấn Độ phê chuẩn trong tuần qua. Luật này cho phép đẩy nhanh xử lý các đơn xin nhập tịch của những người thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số từ Pakistan, Afghanistan và Bangladesh, nhưng bao gồm người theo đạo Hồi.
Theo Huy Lê (TTXVN)
Ở đâu thịt chuột còn phổ biến hơn gà hay lợn?
Không ít người khi nghe đến chuột sẽ rùng mình sợ hãi mà không biết rằng ở một số quốc gia thịt chuột là một trong thực phẩm được ưa chuộng. Tại các chợ ở Ấn Độ, thịt chuột thậm chí còn phổ biến hơn thịt gà hoặc thịt lợn.
Những người nội trợ đổ xô đến chợ làng làng để mua, bán hàng trăm sinh vật lông lá bị bắt ở những cánh đồng gần đó. Những con chuột chết chất đống tại một khu chợ ở Kumarikata ở bang Assam, đông bắc Ấn Độ.
Số lượng chuột đã bùng nổ ở bang này, nơi chúng là một loài gây hại, ăn hầu hết các loại hoa mầu của người nông dân. Những người dân địa phương cũng phát hiện ra rằng họ có thể bán thịt những con chuột bị sập bẫy sau khi nhận thấy nhu cầu tăng vọt. Hàng chục sinh vật gặm nhấm, lông lá đã chết được chất đống khắp khu chợ, đây là hình ảnh sẽ khiến độc giả kinh hoàng với nỗi ám ảnh.
Ở một góc chợ, một người bán hàng đang cân thịt chuột cho một khách hàng trong làng. Một số con chuột được lột da và luộc sẵn, trong khi những con khác dường như bị bắt mới vẫn còn để nguyên cả đầu và lông lá.
Những người dân dân địa phương cho biết thịt chuột khá ngon. Họ mua chúng, mang về nhà làm sạch và hầm chúng trong nước sốt cay. Các loại đã được nướng sẵn cũng rất phổ biến và được ưa thích bởi một số người có thể ăn chúng luôn.
1 kg thịt chuột hiện được bán với giá khoảng 200 rupee (67000 VND) - tương tự như đối với thịt gà và thịt lợn. Một người bán chuột đang khoe 2 con thuộc loài gặm nhấm khổng lồ bắt được trên cánh đồng gần đó.
Nhu cầu về thịt chuột đã tăng vọt trong khu vực này, ở đây thịt chuột thậm chí còn phổ biến hơn thịt lợn. Và việc bắt và bán chuột giờ đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho những người lao động nông nghiệp nghèo. Vào mùa hái chè, người dân bộ lạc Adivasi đi đến cánh đồng lúa để bẫy chuột rồi mang đến chợ bán. Loài gặm nhấm này thường được săn bắt vào ban đêm trong mùa thu hoạch với bẫy làm từ tre.
Các bẫy được đặt ở lối vào của hang chuột vào buổi tối và chuột bị bắt khi chúng ra ngoài để kiếm thóc lúa rơi. Những người bắt chuột phải làm việc vào ban đêm để đảm bảo những kẻ săn mồi khác không đến nhặt những con chuột bị bẫy trước họ. Một số con chuột nặng gần 1 kg và những người săn bắt chuột chuyên nghiệp cho biết họ có thể bẫy được từ 10 đến 20 kg thịt chuột mỗi đêm.
(Theo Thesun/ Dân Việt)
Ấn Độ điều quân đội dập tắt biểu tình ở 2 bang Asam và Tripura Quân đội được điều đến vùng đông bắc Ấn Độ sau khi hàng nghìn người bất chấp lệnh giới nghiêm phản đối dự luật công dân mới mà họ cho là mang tính phân biệt đối xử người Hồi giáo. Theo BBC, dự luật sửa đổi công dân (CAB) sẽ giúp lên kế hoạch ân xá cho những người không theo đạo Hồi...