Nhiều nước kêu gọi loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) cần phải đi đầu trong việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.
Đây là lời kêu gọi của lãnh đạo các nước không thuộc G7, trong đó có Hà Lan và Chile, đưa ra trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo G7 đề ngày 18/5.
Các lãnh đạo Nhóm G7 cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản ngày 19/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thư, các tổng thống và thủ tướng của 7 nước không thuộc G7 nhấn mạnh: “Chúng ta phải chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch và loại bỏ dần các loại nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 đi đầu trong nỗ lực này và phối hợp với chúng tôi để đạt được một thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28)”. Lãnh đạo các nước ngoài G7 cũng cho rằng các nước công nghiệp phát triển cần hỗ trợ những nỗ lực nhằm xây dựng các mục tiêu toàn cầu mới để thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Cùng ký vào bức thư trên ngoài các nhà lãnh đạo Hà Lan và Chile còn có các nhà lãnh đạo của New Zealand cùng Quần đảo Marshall, Palau, Saint Lucia và Vanuatu – 4 quốc đảo nhỏ dễ bị tổn thương trước tình trạng biến đổi khí hậu.
Nhiều nước, trong đó có 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), đang hy vọng tất cả nước tham dự COP28, dự kiến khai mạc ngày 30/11 tới tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất -UAE), sẽ nhất trí loại bỏ dần việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch gây biến đổi khí hậu. Đề xuất này đã được đưa ra và nhận được nhiều ý kiến ủng hộ trong các cuộc đàm phán tại COP27 diễn ra năm ngoái, nhưng sau đó đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia giàu dầu mỏ và khí đốt. Hiện dư luận đang đổ dồn sự chú ý xem các nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ thể hiện quan điểm thế nào tại Hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, từ ngày 19-21/5.
Tại hội nghị vào tháng trước, các bộ trưởng khí hậu của G7 đã nhất trí đẩy nhanh việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, hiện chưa rõ cam kết này có được thực hiện hay không. Trong khi đó, một số quốc gia khác đã để ngỏ khả năng cho phép tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đức kêu gọi nhanh chóng chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 16/11, trước khi lên đường tới Ai Cập dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết nước này đang vận động để sớm chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch và đẩy nhanh tiến độ giảm phát thải.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 23/12/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Baerbock cho rằng COP27 là diễn đàn toàn cầu duy nhất mà tất cả các quốc gia tham gia cùng thống nhất về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Theo bà, hội nghị này là niềm hy vọng trong bối cảnh mức độ khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. Đối với nhiều người, khủng hoảng khí hậu không phải xảy ra ở tương lai mà là thực tế đang diễn ra. Do vậy, bảo vệ khí hậu chính là bảo vệ các thế hệ tương lai - thế hệ sẽ cảm nhận rõ nhất hậu quả của biến đổi khí hậu nếu các nước không hành động ngay từ bây giờ.
Theo Ngoại trưởng Đức, các nước cần sẵn sàng hợp tác ứng phó với cuộc khủng hoảng như cùng nhau giảm khí thải nhà kính và giải quyết các vấn đề tài chính. Bà cảnh báo nếu không đẩy nhanh quá trình chuyển sang năng lượng tái tạo, thế giới sẽ khó có thể đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên Trái Đất ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp mà các nước đã cam kết trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Do vậy, Đức đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và mong muốn hợp tác chặt chẽ với các nước khác trong quá trình này.
Kết quả bầu cử giữa kỳ ở Mỹ có thể tác động tới chính sách năng lượng Chương trình giới hạn mức khí thải của bang Oregon, mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của bang Maryland và trợ cấp cho chương trình năng lượng mặt trời tại Arizona, tất cả đều trong tình cảnh bấp bênh trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra. Một cơ sở dự trữ dầu thô tại Cushing, bang California, Mỹ. Ảnh:...