Nhiều nước hoãn mở cửa, hoãn nới lỏng vì biến thể Omicron
Úc ngừng kế hoạch mở cửa trong tuần này vì Omicron, Hàn Quốc cũng dừng nới lỏng các biện pháp chống dịch, còn Thái Lan cân nhắc lại việc thay xét nghiệm PCR bằng xét nghiệm nhanh với khách du lịch hàng không.
Hành khách tại sân bay Sydney, Úc, ngày 29-11 – Ảnh: REUTERS
Ngày 29-11, Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Úc Scott Morrison thông báo phần lớn kế hoạch mở cửa từ ngày 1-12 của Úc sẽ phải hoãn lại 2 tuần. Úc đến nay đã phát hiện 5 trường hợp nhiễm biến thể Omicron.
Ông Morrison cho biết động thái này là cần thiết và chỉ mang tính tạm thời. “Việc tạm ngừng để đảm bảo Úc có thể thu thập thông tin cần thiết nhằm hiểu rõ hơn về biến thể Omicron”, ông Morrison nói.
Theo đó, việc mở cửa cho lao động có tay nghề, du học sinh cũng như du khách từ một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ tạm hoãn. Tuy nhiên, ông Morrison nói rằng còn quá sớm để tái áp dụng việc cách ly bắt buộc 14 ngày với mọi du khách.
Úc là một trong những quốc gia phong tỏa biên giới nghiêm ngặt nhất, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động và ảnh hưởng nặng đến ngành du lịch.
Video đang HOT
Không chỉ Úc, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng thông báo nước này sẽ ngừng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, đồng thời đẩy mạnh việc tiêm liều vắc xin bổ sung, chuẩn bị thêm giường bệnh trong 4 tuần tới.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc kêu gọi phản ứng thống nhất để ngăn biến thể Omicron xâm nhập, bao gồm việc huy động thêm nguồn lực và siết chặt truy vết tiếp xúc.
Không chỉ đối mặt với mối đe dọa từ biến thể mới, Hàn Quốc cũng đang lo trước tình trạng số ca bệnh mỗi ngày tăng mạnh sau khi nới lỏng giãn cách. Nước này ghi nhận xấp xỉ 4.000 ca/ngày trong tuần trước, gấp đôi so với cuối tháng 10-2021.
Du khách được xét nghiệm COVID-19 khi đến Phuket, Thái Lan, ngày 29-11 – Ảnh: REUTERS
Tại Thái Lan, báo Bangkok Post dẫn lời Thứ trưởng Y tế Sathit Pitutecha nói rằng nước này đang cân nhắc lại việc cho phép thay xét nghiệm PCR bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh đối với khách du lịch hàng không.
Trước đó, Thái Lan tính nới lỏng quy định, cho phép du khách xét nghiệm nhanh lấy kết quả trong vài giờ để thu hút du lịch.
Phó thủ tướng Thái Lan Supattanapong Punmeechaow đã khẳng định không để kế hoạch mở cửa đổ bể vì Omicron.
Ca Covid-19 ở Nam Phi nguy cơ tăng 2.000% vì siêu biến chủng Omicron
Biến chủng mới Omicron có thể kéo theo một làn sóng lây nhiễm mạnh ở Nam Phi những ngày tới, giữa lúc giới khoa học cần thêm thời gian để "giải mã" biến chủng siêu đột biến này của SARS-CoV-2.
Biến chủng Omicron được cho là nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát mạnh hiện nay ở Nam Phi (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu của giới chức Nam Phi, nước này ghi nhận hơn 2.800 ca Covid-19 mới trong ngày 28/11, tăng mạnh so với trung bình 500 ca tuần trước và 275 ca/ngày tuần trước đó.
Số ca Covid-19 ở Nam Phi có xu hướng tăng nhanh những ngày gần đây trong bối cảnh giới chức nước này báo cáo sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Một số chuyên gia cho rằng, Omicron là nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng lây nhiễm mới ở Nam Phi và số ca nhiễm có thể còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
"Chúng tôi cho rằng biến chủng này có khả năng lây lan cao hơn, do vậy, số ca nhiễm sẽ tăng lên rất nhanh", Tiến sĩ Salim Abdool Karim, một chuyên gia dịch tễ hàng đầu, cảnh báo tại một cuộc họp báo ngày 29/11 của Bộ Y tế Nam Phi.
Chuyên gia này dự đoán, số ca Covid-19 mới trong ngày của Nam Phi sẽ vượt 10.000 ca ngay trong tuần này. "Chúng ta sẽ sớm nhận thấy hệ thống y tế quá tải trong khoảng hai đến ba tuần nữa", ông Karim cảnh báo. Các nhà khoa học của Nam Phi công bố sự xuất hiện của Omicron hôm 25/11 và cho rằng biến chủng đột biến nhiều bất thường này là "thủ phạm" khiến số ca Covid-19 ở nước này tăng nhanh.
Số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở Nam Phi đã tăng hơn 2 lần trong tháng qua ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất của Nam Phi và cũng là tâm dịch hiện nay ở đây. Theo giới chức y tế, Gauteng đã bước vào làn sóng Covid-19 thứ 4 và làn sóng này được dự đoán sẽ lan ra cả Nam Phi vào cuối năm nay.
Đến nay, Nam Phi đã ghi nhận tổng cộng 2,9 triệu ca mắc Covid-19, và gần 90.000 ca tử vong. Giới chức nước này khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, nhanh chóng tiêm chủng, nhưng không cần phải hoảng loạn vì Omicron.
Omicron xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào giữa tháng này. Theo kết quả giải trình tự gen, Omicron chứa khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nó khiến virus tăng mức độ lây lan, kháng kháng thể, giảm hiệu quả của vaccine.
Hôm 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại". Trong cảnh báo mới nhất phát đi hôm nay, WHO cảnh báo, Omicron có nguy cơ lây lan ra toàn cầu và gây nên hậu quả nghiêm trọng ở một số khu vực.
"Omicron có số lượng đột biến cao chưa từng thấy. Trong đó có một số đột biến đáng lo ngại vì chúng có khả năng tác động đến quỹ đạo của đại dịch. Rủi ro toàn cầu liên quan đến biến thể mới được đánh giá là rất cao... Có thể có thêm các làn sóng COVID-19 trong tương lai và có thể gây hậu quả nghiêm trọng", WHO cho biết.
WHO kêu gọi các nước đẩy mạnh tiêm chủng vaccine cho các nhóm ưu tiên. Theo WHO, đến nay, chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến chủng Omicron, nhưng cần nghiên cứu thêm để đánh giá khả năng kháng vaccine hay né miễn dịch của biến chủng này. WHO cho biết thêm, Delta hiện vẫn là biến chủng trội toàn cầu.
"Các ca bệnh ngày càng tăng, bất kể sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng, có thể gây áp lực quá lớn cho hệ thống y tế và có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Tác động đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ rất đáng kể, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp", WHO cảnh báo.
Cố vấn Nhà Trắng nói về cách "đáng tin cậy nhất" chống lại chủng Omicron Nhà dịch tễ học kỳ cựu, cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci, đã nêu ý kiến về cách đáng tin cậy nhất để bảo vệ người dân nước này trước biến chủng có nhiều đột biến chưa từng có, Omicron. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci (Ảnh: Reuters). Thông báo mà Nhà Trắng đăng tải ngày 29/11 cho...