Nhiều nước EU phản đối kế hoạch giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt
Đề xuất của Liên minh châu Âu (EU) về việc các nước thành viên giảm sử dụng 15% nhu cầu khí đốt để chuẩn bị cho khả năng Nga cắt nguồn cung đang vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia thành viên.
Hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo hãng tin Reuters (Anh), ngày 20/7, EU đưa ra kế hoạch khẩn cấp nhằm kêu gọi các nước thành viên giảm sử dụng 15% nhu cầu khí đốt cho đến tháng 3/2023, đồng thời cảnh báo nếu không cắt giảm sâu ngay từ bây giờ thì họ có thể gặp khó khăn về nhiên liệu trong mùa Đông trong trường hợp Nga cắt nguồn cung khí đốt. Mặc dù, đề xuất này ưu tiên sự tự nguyện từ các nước, song không loại trừ khả năng EU buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện nếu Brussels nhận thấy nguy cơ thiếu khí đốt.
Phản ứng trước đề xuất trên, Bộ trưởng Năng lượng Bồ Đào Nha Joao Galamba nhấn mạnh Lisbon “hoàn toàn phản đối” kế hoạch của EU do “đề xuất này không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia”. Người đứng đầu Bộ Năng lượng Bồ Đào Nha cũng cảnh báo rằng việc cắt giảm tiêu thụ khí bắt buộc trong bối cảnh sản lượng thủy điện ở bán đảo Iberia thấp có thể gây ra tình trạng cắt điện.
Cùng chung quan điểm, người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp nhấn mạnh chính phủ nước này “về cơ bản không đồng tình với đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) trong việc giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên”.
Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp Kostas Skrekas cho biết nước này phản đối việc bắt buộc thực hiện kế hoạch trên cũng như không nhất trí với mức giới hạn sử dụng khí đốt mà EU công bố. Ông nêu rõ Hy Lạp đang thực hiện một số biện pháp hạn chế sử dụng khí đốt như yêu cầu công ty cung ứng điện PPC do nhà nước kiểm soát phải tăng gấp đôi sản lượng than non.
Video đang HOT
Bộ trưởng Skrekas cho biết thêm rằng Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Malta và Cyprus cũng phản đối kế hoạch của EU.
Trong khi đó, một số quan chức EU cho biết tại cuộc họp của các nhà ngoại giao thuộc khối này ngày 20/7, ít nhất 12 trong số 27 quốc gia thành viên đã nêu quan ngại về đề xuất nói trên, trong đó có Đan Mạch, Pháp, Ireland, Hà Lan, Ba Lan.
Một quan chức EU cho biết: “Các quốc gia thành viên muốn có khả năng tự kích hoạt các cơ chế khủng hoảng. Đây không phải là điều mà họ muốn trao cho EU”.
Theo Reuters, EU đưa ra đề xuất trên trong bối cảnh mặc dù ngày 21/7 Nga đã nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt đến châu Âu qua Đức thông qua đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) sau 10 ngày tạm ngừng để bảo trì, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu Moskva có đưa ra một quyết định khác dẫn tới một cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu lục này trong mùa Đông năm nay hay không.
Loạt công ty châu Âu 'nợ chồng nợ' do chi phí tăng cao
Nợ của các công ty điện lực châu Âu tăng vọt lên 1,7 nghìn tỷ USD do khủng hoảng năng lượng.
Hôm 18/7, Bloomberg đưa tin, các công ty năng lượng châu Âu đang phải gánh thêm nợ để bù đắp cho việc giá dầu và khí đốt tăng cao. Theo đó, nợ tổng thể của các công ty đã tăng hơn 50% kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 và hiện ở mức 1,7 nghìn tỷ euro (1,7 nghìn tỷ USD).
Đầu tháng này, một trong những công ty cung cấp năng lượng lớn nhất của Đức - Uniper, đã yêu cầu chính phủ nước này cứu trợ. Lý do được công ty này đưa ra là do "áp lực tài chính cực lớn" sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Công ty năng lượng châu Âu lao đao vì chi phí tăng cao.
Uniper là công ty nhập nhiều khí đốt Nga nhất tại Đức. Công ty này chịu lỗ hàng chục triệu euro mỗi ngày kể từ khi Nga cắt khí đốt sang Đức tháng trước. Việc này buộc Uniper mua khí đốt từ nguồn khác với giá cao hơn.
Đến nay, Uniper đã sử dụng hết hạn mức vay 2 tỷ euro từ ngân hàng đầu tư quốc doanh KfW và đã phải nộp đơn xin cấp thêm. Bloomberg cho biết công ty Uniper có thể cần tới 9 tỷ euro để tồn tại.
Theo Uniper, công ty này muốn vay thêm "để giải quyết tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga và các diễn biến liên quan trên thị trường tỷ giá, năng lượng".
Đồng cảnh ngộ, công ty điện lực Cộng hòa Séc CEZ CP cũng đang tìm kiếm sự trợ giúp lên tới 3 tỷ euro từ chính phủ nước này.
Theo Bloomberg, các công ty điện lực của Liên minh châu Âu (EU) đã huy động được 45 tỷ euro trái phiếu và 72 tỷ euro cho vay trong 6 tháng đầu năm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến giá khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn của châu Âu tăng gấp 8 lần trong vòng 18 tháng qua, trong khi giá dầu trở nên đắt hơn khoảng 50% trong năm qua.
Sự tăng giá dầu và khí đốt làm tăng chi phí sinh hoạt nói chung, trong khi lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trên khắp EU.
Tháng trước, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã cắt 60% khí đốt xuất khẩu sang Đức qua đường ống Nord Stream. Hôm 17/7, đường ống này dừng chảy đê bảo dưỡng theo định kỳ, dự kiến hoàn tất vào ngày 21/7.
Quan chức EU kêu gọi người dân châu Âu kiên nhẫn hơn nếu muốn Nga khuất phục Ông Josep Borrell phát biểu rằng các lệnh trừng phạt đang được áp đặt đối với Nga của EU sẽ sớm khuất phục Moskva, cũng như chấm dứt xung đột ở Ukraine. Theo RT, ông Josep Borrell - Đại diện Cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của Liên minh châu Âu (EU) trong một bài bình luận mới đây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine "khoe" bắn rơi UAV trinh sát đắt nhất của Nga

Iran điều tra vụ ngạt khí CO tại một mỏ than khiến 7 công nhân thiệt mạng

Trung Quốc công bố loạt chính sách lớn hỗ trợ thị trường vốn

Hà mã chết hàng loạt ở khu bảo tồn thiên nhiên lâu đời nhất châu Phi

Chế độ ăn cải thiện chức năng phổi cho người bệnh khí phế thũng

Chuyên gia nhận định về cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung

Nga ủng hộ đàm phán trực tiếp Mỹ - Iran về chương trình hạt nhân

Su-47: Máy bay độc đáo của Nga và lý do không sản xuất hàng loạt

Tổng thống Trump nêu điều kiện để EU được giảm thuế

Sập mái hộp đêm ở CH Dominicana làm ít nhất 15 người tử vong

Bên trong cuộc chạy đua của Ukraine để đào tạo thêm tân binh

Mỹ sa thải đại diện quân sự tại NATO
Có thể bạn quan tâm

Du lịch khởi sắc trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Du lịch
08:48:15 09/04/2025
1 sao nữ Vbiz "mất tích" gần 2 tháng, đã bí mật sinh con đầu lòng?
Sao việt
08:47:42 09/04/2025
7 đêm bất an của gia chủ thuê bảo mẫu là mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm
Pháp luật
08:47:36 09/04/2025
Ba "chill guy" thoát vòng showbiz với sở thích độc đáo: Người chụp ảnh "săn chim", người đạp xe cắm trại
Sao châu á
08:44:53 09/04/2025
Làn sóng phẫn nộ khi ông Vance gọi người Trung Quốc là 'nông dân'
Sức khỏe
08:36:32 09/04/2025
Ba người tử vong khi nạo vét giếng
Tin nổi bật
08:36:25 09/04/2025
Từng có 40.000 người dùng, tựa game này bất ngờ chỉ còn 6 người chơi, bị xóa khỏi Steam chóng vánh
Mọt game
08:14:54 09/04/2025
Giữa tin đồn rạn nứt, MC Huyền Trang Mù Tạt tung ảnh tình tứ đi du lịch cùng bạn trai cầu thủ, chặn đứng gièm pha
Sao thể thao
08:01:08 09/04/2025
Mẹ biển - Tập 17: Ba Sịa khóc thú nhận không còn khả năng làm đàn ông
Phim việt
07:22:15 09/04/2025
Đây mới là cách làm bông hẹ xào thịt bò mềm ngon, bổ dưỡng
Ẩm thực
06:05:07 09/04/2025