Nhiều nước đứng trước làn sóng Covid-19 thứ 2 sau nới lỏng phong tỏa
Nhiều quốc gia đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mới tăng vọt trở lại những ngày gần đây, sau khi nới lỏng các hạn chế.
Một số quốc gia trên thế giới đang dần nới lỏng biện pháp phong tỏa và lên kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 và số ca tử vong hàng ngày giảm.
Tuy nhiên, nhiều nước đứng trước nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 khi số ca nhiễm mới đã tăng nhanh trở lại trong những ngày gần đây như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand và Đức.
Người dân đeo khẩu trang để ngăn lây lan dịch Covid-19 tại một trung tâm mua sắm ở Gimpo, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Mặc dù được ca ngợi vì đã kiểm soát được dịch bệnh, Hàn Quốc ngày 11/5 chứng kiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng vọt do ổ dịch tại các quán bar ở Itaewon, Seoul. Chính quyền Seoul cũng đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của các cơ sở giải trí hoạt động về đêm ở thành phố này.
Trong một bài phát biểu trước toàn dân vào ngày 10/5, Tổng thống Moon Jae-in cảnh báo rằng đại dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn kết thúc và cụm lây nhiễm mới cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan rộng rãi trong cộng đồng bất cứ lúc nào.
Theo Yonhap, học sinh tại thủ đô Seoul dự kiến sẽ quay trở lại trường học vào ngày 13/5, mặc dù vậy, Giám đốc Sở giáo dục Seoul đã đề xuất lùi lịch đi học thêm một tuần nữa.
Video đang HOT
Sau hơn một tháng không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, ngày 10/5, Vũ Hán (Trung Quốc) đã xuất hiện trở lại ca nhiễm SARS-CoV-2. Thành phố này trước đây đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 8/4.
Khi số ca nhiễm virus mới có xu hướng giảm trong tuần qua, chính phủ Nhật Bản ngày 11/5 cho biết, nước này có thể sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở một số khu vực trong tuần này.
Tuy nhiên, quốc gia này cũng cảnh báo tình trạng khẩn cấp sẽ quay trở lại nếu dịch Covid-19 có dấu hiệu bùng phát.
Hệ thống đường sắt tại Ấn Độ sẽ vận hành trở lại từ ngày 12/5 trong bối cảnh nước này nới lỏng biện pháp phong tỏa. Lệnh phong tỏa toàn quốc tại Ấn Độ sẽ kết thúc vào ngày 17/5 mặc dù giới chức đã báo cáo số ca mắc Covid-19 tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị tại New Zealand đã giảm xuống còn 70 người. Điều này đã mang lại sự tự tin cho Thủ tướng Jacinda Ardern và chính phủ của bà trong việc nới lỏng hạn các hạn chế sau 7 tuần phong tỏa toàn quốc để chống dịch Covid-19. Các ngành bán lẻ và nhà hàng có thể mở cửa trở lại từ ngày 14/5.
Các ca nhiễm virus tại Đức đang gia tăng trở lại sau khi nới lỏng biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, một vài nơi tại Đức đã buộc phải dừng việc nới lỏng các hạn chế sau khi ghi nhận các ca nhiễm mới tại một nhà máy chế biến thịt.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, người từng nhập viện hơn một tuần để điều trị Covid-19, ngày 10/5 cho biết, các biện pháp hạn chế đã gây ra thiệt hại nặng nề cho cuộc sống, song khẳng định sẽ thật “điên rồ” nếu dỡ bỏ chúng quá sớm.
“Đây không phải lúc để dỡ bỏ lệnh phong tỏa, đặc biệt là trong tuần này”, Thủ tướng Anh nói. Đồng thời, ông Johnson đã công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế tại Anh trong những tháng tới.
Số ca tử vong hàng ngày do Covid-19 tại Tây Ban Nha đã giảm xuống dưới 200 người. Từ ngày 11/5, người dân tại nước này sẽ có thể tụ tập theo nhóm tối đa 10 người và nhiều khu vực sẽ tiến tới giai đoạn 1 trong kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa gồm 4 giai đoạn.
Bỉ và Hy Lạp là những quốc gia châu Âu khác tiến hành nới lỏng các hạn chế vào ngày 11/5.
Canada đã báo cáo mức tăng 2,2% số người chết do Covid-19 lên tổng số 4.728 ca tử vong vào ngày 10/5, một trong những mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Một số tỉnh đang dần mở lại các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động để ngăn dịch Covid-19 lây lan, khiến cho hàng triệu người mất việc làm. Thủ tướng Justin Trudeau cũng đưa ra cảnh báo rằng, nếu các tỉnh hành động quá nhanh chóng, làn sóng dịch bệnh thứ 2 có thể sẽ trở lại Canada vào mùa hè này.
Iran, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất do Covid-19 tại Trung Đông, cũng đã nới lỏng biện pháp hạn chế. Các chợ và trung tâm mua sắm ở thủ đô Tehran đã nhộn nhịp trở lại sau nhiều tuần phải đóng cửa.
Mặc dù vậy, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cảnh báo rằng tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp khi một số khu vực đã ghi nhận mức tăng đột biến về số ca tử vong.
Chụp ảnh dưới váy, chụp và phát tán ảnh người chết do tai nạn sẽ bị đi tù
Theo đạo luật mới thông qua ở Đức, việc chụp ảnh dưới váy người khác hay người chết do tai nạn giao thông là bất hợp pháp, sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Mới đây, Nội các Đức vừa thông qua một dự luật hình sự hoá những hành vi thiếu chuẩn mực trong văn hoá chụp ảnh nơi công cộng. Theo đó, dự luật mới cấm hành vi chụp ảnh "upskirting" - kiểu chụp ảnh ngược từ dưới váy của người khác lên - mà không có sự đồng ý của người bị chụp là bất hợp pháp.
"Chụp ảnh phụ nữ từ dưới váy của cô ấy là một sự lạm dụng và không thể biện minh đối với không gian cá nhân của người đó", Bộ trưởng Tư pháp Đức Christine Lambrecht nói.
Bên cạnh đó, luật mới cũng nghiêm cấm việc chụp và phát tán ảnh nạn nhân trong các vụ tai nạn hoặc ảnh "hiển thị người chết theo cách xúc phạm nặng nề".
Theo bà Lambrecht, quy định này bắt nguồn từ mục đích nhân đạo. Thân nhân sẽ càng đau khổ hơn khi thấy ảnh người xấu số lan truyền rộng rãi trong tình trạng thảm thương nhất.
Dự luật này sau đó sẽ được trình lên Quốc hội Đức để hoàn thành bước phê duyệt cuối cùng. Nếu Quốc hội đồng ý thông qua, hành vi chụp ảnh dưới váy và "cao su" (thuật ngữ chỉ hành động nhìn chằm chằm vào một cái gì đó quá mức/mô tả một đặc điểm của con người có liên quan đến sự tò mò bệnh hoạn) sẽ bị phạt tù tới hai năm.
"Upskirting" vốn đã được định nghĩa là hành vi sai trái theo luật của Đức, nhưng chưa trực tiếp bị hình sự hoá như các quốc gia như Scotland, Ấn Độ, New Zealand hay Phần Lan...
Bà Lambrecht rất tâm huyết trong đẩy mạnh thông qua dự luật trên. "Thuật ngữ upskirting che đậy sự xâm phạm một cách ghê tởm vào quyền riêng tư của phụ nữ. Đó là lý do tại sao tôi quyết tâm giải quyết vấn đề và thay đổi khung pháp lý", bà Lambrarou tuyên bố hồi tháng 9.
TU OANH
Theo tienphong/DW
Bài học về sự lơ là dẫn tới bùng phát ổ dịch COVID-19 mới ở Hàn Quốc, Đức Việc phát sinh ổ dịch tại một quán bar ở Hàn Quốc hay ở các lò giết mổ ở Đức đang gióng lên những hồi chuông báo động về sự lơ là của một bộ phận người dân, trong bối cảnh nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19)....