Nhiều nước Đông Nam Á phát hiện thêm ca nhiễm biến thể Omicron
Ngày 28/12, Việt Nam và Myanmar đã thông báo về những ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Trong khi đó, Indonesia xác nhận đã ghi nhận ca đầu tiên trong cộng đồng nhiễm biến thể này.
Biến thể Omicron được Nam Phi báo cáo lần đầu lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 24/11 và được xếp vào nhóm biến thể “đáng lo ngại” chỉ 2 ngày sau đó. Biến thể này có hàng chục đột biến, trong đó có những đột biến được cho là có thể giúp virus dễ lây và né được hệ miễn dịch. Theo Reuters, biến thể Omicron hiện đã lan đến 108 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 150.000 trường hợp được ghi nhận (tính đến ngày 28/12).
Tại khu vực Đông Nam Á, trong ngày hôm qua (28/12), hàng loạt các quốc gia đã thông báo ghi nhận nhiều ca nhiễm biến thể Omicron. Trong đó, Việt Nam và Myanmar đã thông báo về những ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. Indonesia cũng ghi nhận ca đầu tiên trong cộng đồng nhiễm biến thể này. Cụ thể:
Việt Nam
Trưa ngày 28/12, Bộ Y tế cho biết ca COVID-19 nhiễm biến thể Omicron đầu tiên là một hành khách từ Anh về. Trước đó, ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận hành khách K.V.H.M. trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam. Khi về đến Sân bay Nội Bài (tối 19/2), ông M. có kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2. Khoa Sinh học phân tử của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính.
Với yếu tố dịch tễ của bệnh nhân là hành khách trở về từ Anh Quốc, ngày 20/12, Bệnh viện đã tiến hành giải trình tự bộ gene SARS-CoV-2 nhiễm trên bệnh nhân này bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới sử dụng công nghệ Oxford Nanopore (ONT), kết quả là nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron. Tuy nhiên, do biến chủng Omicron có chứa đến 36 đột biến trong gai protein, trong đó có một số đột biến điểm, đột biến mất đoạn trong lần giải trình tự này còn chưa rõ ràng. Do vậy, ngày 21/12, bệnh viện tiếp tục tiến hành lấy mẫu, giải trình tự lại cho bệnh nhân. Kết quả giải trình tự gene của Bệnh viện cho thấy bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).
Đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ghi nhận tại nước ta từ người nhập cảnh. Bệnh nhân đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch cũng như biến chủng mới Omicron tại Việt Nam. Bộ khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp, phòng chống dịch COVID-19 và tiêm chủng đầy đủ.
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Myanmar
Ngày 28/12, Bộ Y tế Myanmar xác nhận 4 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở nước này. Theo đó, biến thể Omicron đã được phát hiện trong 4 mẫu bệnh phẩm của những người trở về từ Dubai, Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Chỉ có 1 trong 4 người nhiễm biến thể mới này là có biểu hiện triệu chứng mắc bệnh và tất cả bệnh nhân đang trong tình trạng sức khỏe tốt.
Theo số liệu của Bộ Y tế Myanmar, tính đến ngày 28/12, nước này ghi nhận 530.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 19.260 ca tử vong.
Indonesia
Bộ Y tế Indonesia ngày 28/12 thông báo, nước này ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng và đang tiến hành truy vết tiếp xúc. Bệnh nhân được xác nhận là một nam giới 37 tuổi sống tại thành phố Medan và từng đến một nhà hàng ở khu trung tâm thương mại ở Jakarta vào đầu tháng. Người này không ra nước ngoài hoặc tiếp xúc với khách quốc tế trong thời gian gần đây. Bệnh nhân không có triệu chứng và đang được cách ly tại một bệnh viện ở Jakarta, sau khi được cách ly ban đầu ở nhà.
Cơ quan y tế Indonesia cho biết, đến nay nước này đã ghi nhận tổng cộng 47 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, hầu hết là người từ nước ngoài trở về. Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 ở châu Á với hơn 4,2 triệu ca nhiễm và 144.000 ca tử vong.
Hàng loạt nước Đông Nam Á phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron. (Ảnh minh họa)
Singapore
Ngày 28/12, nước này ghi nhận thêm 134 ca nhiễm biến thể Omicron mới. Trong đó, có 94 ca là người từ nước ngoài nhập cảnh vào Singapore và 40 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo ông Lawrence Wong – đồng chủ tịch lực lượng liên bộ điều phối COVID-19 của Singapore, việc Omicron lây nhiễm trong cộng đồng sau khi xuất hiện tại các quốc gia là điều “không thể tránh khỏi”. Ông Wong dự đoán làn sóng ca nhiễm mới sẽ tiếp tục xuất hiện trong những ngày và những tuần sắp tới.
Ông Wong cho rằng Omicron lây lan mạnh hơn nhưng không gây bệnh nặng như Delta, tuy nhiên việc tiêm vaccine và tiêm mũi tăng cường vẫn là “chiến lược then chốt” để đối phó với biến chủng Omicron.
Campuchia
Ngày 28/12, Campuchia cũng ghi nhận thêm 2 ca nhiễm biến thể Omicron mới, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng mới tại nước này lên 33 trường hợp. Hiện đã có những trường hợp bình phục.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã kêu gọi người dân không nên hoảng hốt và cho biết chiến dịch tiêm mũi vaccine tăng cường cho nhóm 12-17 tuổi sẽ bắt đầu vào tháng 1/2022.
“Campuchia sẽ không đóng cửa trong khi các biến chủng lây lan. Chúng ta sẽ vẫn đi tiếp và tự tin đối phó”, ông nói.
Thái Lan
Biến chủng Omicron đang có xu hướng lan rộng tại Thái Lan. Tuần qua, số ca nhiễm biến chủng Omicron ở nước này cũng đã tăng gấp 5 lần (từ 104 ca vào 21/12 lên 514 ca vào ngày 26/12). Khoảng 90% ca nhiễm Omicron tại Thái Lan là những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Bộ Y tế Thái Lan đã đề ra 3 kịch bản khi Omicron lây lan ở nước này. Trong đó, dự báo các ca mắc COVID-19 mới có thể tăng lên 10.000, hoặc thậm chí 30.000, mỗi ngày vào đầu năm 2022.
Sự lan rộng toàn cầu của biến thể mới đã khiến Thái Lan tuần trước ngừng chương trình nhập cảnh miễn cách ly, vốn được khởi động từ tháng 11. Chương trình được coi là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế nhanh chóng ở Thái Lan, do du lịch và các doanh nghiệp liên quan chiếm 20% GDP thời kỳ tiền COVID-19. Chính phủ nước này cho biết, họ sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 4/1/2022 để đánh giá lại chương trình và điều chỉnh.
Malaysia
Malaysia đã phát hiện ít nhất 62 ca nhiễm biến thể Omicron tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nước này ngày 28/12 đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách từ 8 nước châu Phi – những nơi đầu tiên thông báo ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron.
Lợi ích của khẩu trang trước biến thể Omicron
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 biến đổi tạo ra những biến thể mới, trong đó có biến thể Omicron, câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có phải thay đổi loại khẩu trang để phòng virus hay không?
Liệu đeo khẩu trang thông thường có đủ để phòng ngừa sự tấn công của biến thể mới hay không, hay phải đeo loại khẩu trang N95?
Người dân đeo khẩu trang tại một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hiện tại vẫn chưa thể khẳng định liệu bệnh tình của người nhiễm Omicron có ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó hay không. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho thấy con người vẫn có thể nhiễm Omicron ngay cả khi được cho là đeo khẩu trang thường xuyên.
Theo giới chuyên gia, khẩu trang có nhiều kích cỡ, kiểu dáng và chủng loại, không phải ai cũng đeo khẩu trang đúng cách và hiệu quả bảo vệ của khẩu trang giảm đáng kể nếu đeo khẩu trang hở mũi. Do đó, cần có các nghiên cứu sâu hơn, nếu không sẽ rất khó để khẳng định hiệu quả của các loại khẩu trang đối với biến thể Omicron.
Trên thực tế, khả năng lây lan cao không có nghĩa là biến thể Omicron có thể dễ dàng vượt qua "rào chắn" khẩu trang. Có nhiều yếu tố làm gia tăng sự lây lan của virus, trong đó có việc virus có thể tồn tại lâu hơn trong không khí hoặc bề mặt,
Theo Viện quốc gia về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe (NIOSH) của Mỹ, khẩu trang N95 có thể lọc bỏ ít nhất 95% các phân tử trong không khí, bất kể kích thước. Do đó, giới chuyên gia cho rằng khẩu trang N95 có thể bảo vệ tốt hơn các khẩu trang không đạt tiêu chuẩn N95. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhắc lại rằng điều này không có nghĩa khẩu trang tiêu chuẩn không có tác dụng bảo vệ con người trước sự tấn công của biến thể Omicron. Với kích thước siêu nhỏ, virus vẫn có thể xâm nhập qua loại khẩu trang thông thường, song những chiếc khẩu trang này vẫn là "tấm lọc" giúp giảm lượng virus có thể tấn công mũi và miệng của người đeo khẩu trang. Theo đó, đeo khẩu trang chính là biện pháp bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ người khác. Nếu có điều kiện, hãy lựa chọn khẩu trang N95 hoặc khẩu trang khác đạt tiêu chuẩn tương đương, đặc biệt khi không thể đảm bảo giãn cách xã hội hoặc không chắc chắn về việc liệu những người xung quanh đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều tăng cường hay chưa, như trên máy bay.
Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng Giống như tất cả các sinh vật sống, các virus đều có tiến hóa. Thực tế này đã trở nên rất rõ ràng trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi các biến thể mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện sau mỗi vài tháng. Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN Trong bài...