Nhiều nước châu Âu ‘đau đầu’ tìm cách chống dịch COVID-19
Ngày 18/11, Hy Lạp đã yêu cầu các bác sĩ tư nhân ở 5 khu vực phía Bắc của đất nước hỗ trợ hệ thống y tế trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang phải chật vật đối phó với sự gia tăng số ca mắc COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở ngoại ô Athens, Hy Lạp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Hy Lạp đã kêu gọi sự hỗ trợ của các bác sĩ khu vực tư nhân vào đầu tháng này, khi các bệnh viện công và khu điều trị tích cực của Hy Lạp đã bị quá tải do số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong những tuần gần đây. Yêu cầu này, được đăng trên công báo chính thức của chính phủ, có hiệu lực trong 1 tháng.
Trong ngày 17/11, Hy Lạp ghi nhận 6.682 ca mắc mới COVID-19 và thêm 87 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc lên 853.841 ca kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, trong đó có 17.012 người không qua khỏi. Đầu tháng này, chính phủ đã áp đặt các biện pháp hạn chế đối với những công dân chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong nỗ lực khống chế dịch lây lan.
Video đang HOT
Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis dự kiến sẽ phát biểu vào tối 18/11 nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng. Tới nay đã có khoảng 61,8% trong tổng số 11 triệu dân ở Hy Lạp đã tiêm đủ liều vaccine.
Áo ngày 18/11 ghi nhận dấu mốc buồn khi số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày lần đầu tiên vượt 15.000 ca. Cụ thể, Áo ghi nhận 15.145 ca mắc mới trong bối cảnh các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bắt đầu lên kế hoạch đóng cửa hoàn toàn. Điều này buộc chính phủ phải cân nhắc thực hiện quyết định tương tự trên toàn quốc thay vì chỉ phong tỏa tất cả những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 như hiện nay.
Tới nay, mới chỉ có khoảng 66% dân số Áo được tiêm đủ liều – một trong những tỷ lệ thấp nhất ở Tây Âu. Tỷ lệ mắc COVID-19 tại Áo vào hàng cao nhất châu lục, ở mức 971 ca/100.000 người.
Các nhà lãnh đạo Đức sẽ thảo luận về kế hoạch áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19. Dữ liệu từ Viện Robert Koch (RKI) cho thấy số ca mắc mới trong 24 giờ qua tăng vọt lên mức kỷ lục 65.371 ca.
Trước tình hình này, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Đức Angela Merkel sẽ gặp thủ hiến của 16 bang của Đức vào cuối ngày 18/11 để quyết định các biện pháp mới nhằm khống chế sự gia tăng số ca mắc này. Một trong các biện pháp có thể được cân nhắc bao gồm các yêu cầu đối với những người chưa tiêm chủng phải xuất trình chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 nếu muốn sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đến văn phòng.
Tuy nhiên, vài giờ trước cuộc đàm phán căng thẳng, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra tại Hạ viện, nơi các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu về dự luật cung cấp khuôn khổ pháp lý để Thủ tướng Merkel và Thủ hiến các bang triển khai các biện pháp trên. Ba đảng chính trị đang đàm phán để thành lập chính phủ mới của Đức đã đưa ra dự luật mới để thay thế đạo luật đang được áp dụng và dự kiến hết hiệu lực vào ngày 25/11 tới.
Dù vậy, Liên minh Dân chủ/ Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Merkel lại lập luận rằng dự luật mới này không cứng rắn bằng đạo luật hiện hành, đồng thời đe dọa sẽ phản đối văn kiện này tại Thượng viện.
Tình trạng rối ren chính trị tại Đức hiện nay có nguy cơ kìm hãm cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 vào thời điểm các khu điều trị tích cực tại các bệnh viện đang dần rơi vào quá tải.
Khoảng 130 người di cư được cứu trong vụ lật thuyền ngoài khơi Libya
Ngày 29/8, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) thông báo khoảng 130 người di cư bất hợp pháp đã được cứu trong một vụ lật thuyền ở ngoài khơi Libya.
Người di cư được đưa tới căn cứ hải quân ở Tripoli sau khi được lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giải cứu ngày 28/2/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong một thông báo trên Twitter, UNHCR cho biết những người di cư trên được được đưa trở về Tripoli vào tối cùng ngày. Phần lớn những người di cư này bị thương do bỏng, mất nước và kiệt sức. UNHCR cho biết thêm còn 4 người di cư đang mất tích.
Kể từ khi Libya rơi vào hỗn loạn và bất ổn sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011, quốc gia Bắc Phi này trở thành điểm trung chuyển của người di cư muốn vượt biển Địa Trung Hải để đến châu Âu. Bất chấp sự quan ngại của cộng đồng quốc tế, hầu hết những người di cư được giải cứu đều được chuyển đến các trung tâm tị nạn vốn quá tải và thiếu thốn nhiều điều kiện cơ bản trên khắp Libya.
Thống kê của Tổ chức di cư quốc tế (IOM) cho biết từ đầu năm 2021 cho đến nay, hơn 22.000 người di cư bất hợp pháp đã được giải cứu trong khi có hàng trăm người đã thiệt mạng hoặc mất tích ngoài khơi Libya khi đang cố vượt biển đến châu Âu.
Quốc gia châu Âu tuyên bố kiểm soát được dịch Covid-19 Đan Mạch tuyên bố sẽ sớm gỡ bỏ toàn bộ các quy định ngăn Covid-19 vì đã "kiểm soát được đại dịch" và virus SARS-CoV-2 đã không còn là "mối đe dọa". Trên 70% dân số Đan Mạch đã được tiêm chủng đủ liều (Ảnh: Reuters). Theo AFP , Đan Mạch ngày 27/8 tuyên bố rằng họ sẽ dỡ bỏ toàn bộ các...