Nhiều nước châu Âu, châu Á báo động cúm gia cầm bùng phát mạnh
Nhiều quốc gia châu Âu và châu Á đã tiến hành tiêu hủy hàng loạt hoặc áp dụng hạn chế để xử lý tình trạng dịch cúm gia cầm lây lan mạnh trong thời gian gần đây.
Lực lựng chức năng đến một trang trại ở Higashikagawa ( Nhật Bản) sau khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm. Ảnh: Kyodo
Tờ Guardian (Anh) dẫn thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết một số đợt bùng phát cúm gia cầm đã được ghi nhận trong những ngày qua tại châu Âu và châu Á. Theo OIE, đây là dấu hiệu cho thấy cúm gia cầm đang tái lây lan mạnh.
Sự lây lan của cúm gia cầm độc lực cao đã đặt ngành chăn nuôi vào tình trạng báo động sau khi các đợt bùng phát trước đó dẫn đến việc tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm. Thực trạng này cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà dịch tễ học vì virus cúm gia cầm có thể truyền sang người. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã ghi nhận 21 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người trong năm nay, nhiều hơn cả năm 2020.
OIE ngày 15/11 cho biết Hàn Quốc đã bùng phát dịch tại một trang trại ở Chungcheongbuk-do với khoảng 770.000 con gia cầm. Tất cả số gia cầm này đã bị tiêu hủy.
Cũng tại châu Á, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết đợt bùng phát cúm gia cầm đầu tiên của mùa Đông năm 2021 xảy ra tại một trang trại ở phía Đông Bắc của đất nước. Virus trong đợt bùng phát này là H5N8.
Tại châu Âu, Na Uy đã xác nhận về đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở vùng Rogaland trên đàn 7.000 con. Cúm gia cầm lây lan tự nhiên giữa các loài chim hoang dã, và khi chúng di cư đến Anh từ lục địa châu Âu vào mùa Đông, bệnh có thể lây sang gia cầm và các loài chim nuôi nhốt khác tại “Xứ sở sương mù”.
Chính phủ Bỉ đã đặt nước này vào tình trạng nguy cơ gia tăng đối với bệnh cúm gia cầm, đồng thời yêu cầu nhốt gia cầm trong nhà kể từ 15/11, sau khi biến thể độc lực cao của virus cúm gia cầm được phát hiện trên một con ngỗng hoang gần Antwerp. Quy định của chính phủ Bỉ được đưa ra theo sau quy định tương tự được áp dụng ở nước láng giềng Pháp vào đầu tháng này và ở Hà Lan vào tháng 10.
Cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến con người trong một số trường hợp hiếm hoi nếu con người chạm vào gia cầm bị nhiễm bệnh, phân và chất độn chuồng của chúng, hoặc trong quá trình chế biến gia cầm nhiễm bệnh để nấu ăn.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 16/11: Các nước châu Âu siết chặt phòng dịch; Ấn Độ mở cửa với du khách từ 99 quốc gia
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 357.135 trường hợp mắc COVID-19 và 4.561 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 254,4 triệu ca, trong đó trên 5,1 triệu người không qua khỏi.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại bang New Jersey, Mỹ ngày 24/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 16/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 254.445.107 ca, trong đó có 5.120.359 người tử vong. Cuộc sống bình thường mới đang đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng lắng dịu. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế đi ngang trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Anh, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 39.000 ca), trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga (trên 1.200 ca).
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Havana, Cuba, ngày 2/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 231 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 77.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 15/11, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 93 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với hơn 784.500 ca tử vong trong tổng số 47,99 triệu ca mắc. Tiếp đó là Ấn Độ với hơn 463.600 ca tử vong trong số 34,44 triệu ca mắc. Brazil đứng thứ 3 với 611.300 ca tử vong trong số 21,95 triệu ca mắc.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 12/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Châu Âu hiện là điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới khi số ca mắc COVID-19 mới trong 7 ngày qua đã tăng 13% (1,93 triệu ca). Theo đánh giá của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, trong số 27 nước thành viên EU thì Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Bulgaria, Croatia, CH Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary và Slovenia nằm trong danh sách "rất đáng lo ngại".
Các quốc gia khác được xếp vào loại "đáng lo ngại" là Đức, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Ireland, Latvia, Litva, Luxembourg, Romania và Slovakia. Phần lớn các quốc gia nhằm trong nhóm đáng báo động nằm ở Trung, Đông và Bắc Âu, trong khi các nước Tây Âu và ven Địa Trung Hải dường như chịu ảnh hưởng nhẹ hơn.
Theo các chuyên gia, sự bùng phát dịch trở lại tại các nước Trung, Đông và Bắc Âu là do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng khi mùa Đông bắt đầu đến, "làn sóng COVID-19 thứ 5" sẽ không chừa phần còn lại của châu Âu, bao gồm cả Pháp - nơi mà sự tuân thủ các biện pháp hạn chế đang giảm dần và hiện vẫn còn khoảng 13% số người từ 80 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 13/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 15/11, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố quy định tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 sẽ được điều chỉnh với mũi tăng cường thứ 3, song ông không cung cấp thông tin chi tiết về khung thời gian áp dụng quy định mới này.
Phát biểu họp báo, Thủ tướng Johnson khẳng định: "Rõ ràng việc tiêm ba mũi, tiêm liều tăng cường sẽ trở thành một điều quan trọng và giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn về mọi mặt. Chúng ta sẽ phải điều chỉnh quy định về tiêm chủng vaccine đầy đủ".
Hiện nay, tại Anh, quy định tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ có nghĩa là đã tiêm hai mũi. Tất cả những người trên 40 tuổi hiện đủ điều kiện để tiêm mũi tăng cường sau 6 tháng tiêm mũi thứ hai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại đảo Lampedusa, Italy ngày 15/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 15/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Andrea Costa tuyên bố tình hình dịch COVID-19 ở nước này đang được kiểm soát, giữa lúc có tin tức rằng chính phủ có thể áp đặt các hạn chế đối với kỳ nghỉ Giáng sinh năm nay khi số ca nhiễm đang gia tăng.
Phát biểu với đài "Radio 24", ông Costa nhấn mạnh việc "không được lan truyền những thông điệp báo động hoặc lo lắng thái quá. Hầu hết người dân Italy đều đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, tình hình tại các bệnh viện đã được kiểm soát. Chúng ta nên tự tin nhìn vào những tuần tới trong khi nhận thức được rằng chúng ta chắc chắn chưa thoát khỏi đại dịch và chúng ta cần sự thống nhất lớn về thể chế và chính trị".
Trước đó, truyền thông Italy đưa tin chính phủ nước này đang xem xét việc siết chặt các tiêu chí của thẻ xanh, chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số cho thấy người sở hữu đã được tiêm phòng, hồi phục từ COVID-19 trong vòng 6 tháng hay có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc hoặc 72 giờ trước đó, tùy thuộc vào loại xét nghiệm được thực hiện, để làm giảm tỷ lệ lây nhiễm trước lễ Giáng sinh.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tại một điểm tiêm chủng ở New York, Mỹ ngày 16/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Ấn Độ, hành khách đến từ 99 quốc gia, những người đã được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 nay có thể đến Ấn Độ mà không cần phải cách ly bắt buộc.
Theo bản hướng dẫn sửa đổi của Chính phủ Ấn Độ, một số quốc gia trong danh sách miễn trừ nêu trên bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Israel, Australia, Bỉ, Bangladesh, Phần Lan, Croatia, Hungary, Nga, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ và Nepal. Biện pháp miễn trừ được áp dụng tiếp sau thỏa thuận của Ấn Độ với một số nước trong số 99 quốc gia về việc công nhận lẫn nhau chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đối với những vaccine được quốc gia hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận. Mặt khác, một số quốc gia trong danh sách "Loại A" mặc dù không có thỏa thuận công nhận vaccine với Ấn Độ nhưng cho phép công dân Ấn Độ đã tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh không phải cách ly. Bản hướng dẫn nêu rõ: "Quyết định nới lỏng các quy định phòng chống dịch COVID-19 đối với khách quốc tế đến từ 99 quốc gia được đưa ra trên cơ sở có đi có lại".
Theo quy định, du khách đến từ 99 quốc gia phải tự khai báo về tình trạng tiêm chủng đầy đủ của mình tại cổng thông tin Air Suvidha, đồng thời xuất trình báo cáo xét nghiệm RT-PCR âm tính được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Hành khách cũng cần phải nộp một bản khai báo liên quan đến tính xác thực của báo cáo RT-PCR và sẽ phải chịu trách nhiệm truy tố hình sự nếu khai báo đó bị phát hiện là giả.
Những du khách mới chỉ tiêm một phần hoặc chưa tiêm vaccine COVID-19 sẽ được lấy mẫu để xét nghiệm khi đến Ấn Độ và trải qua thời gian cách ly 7 ngày tại nhà, sau đó xét nghiệm lại vào ngày thứ 8, và nếu kết quả âm tính, sẽ tiếp tục tự theo dõi sức khỏe của mình trong 7 ngày tiếp theo.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/1/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại châu Á, nhiều nước tiếp tục mở cửa biên giới, nới lỏng quy định về cách ly đối với người đã tiêm đủ vaccine và đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine, thực hiện chủ trương sống chung an toàn với COVID-19.
ADVERTISING
Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time -7:58
Xem thêm
X
Liên quan đến thuốc đặc trị COVID-19, hãng thông tấn Bahrain thông báo nước này đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp thuốc chống COVID-19 mang tên Evusheld của hãng AstraZeneca, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn sử dụng thuốc này. Theo quy định mới, thuốc Evusheld sẽ chỉ được dùng cho người trưởng thành không có khả năng miễn dịch, hoặc những người bị ức chế miễn dịch, những người đang làm việc tại nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Evusheld (còn gọi là AZD7442) là thuốc kháng thể điều trị COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca. Đây là dung dịch hỗn hợp của 2 kháng thể đơn dòng tixagevimab và cilgavimab, được phát triển trong phòng thí nghiệm nhằm phòng ngừa COVID-19 và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy Evusheld giúp giảm 77% nguy cơ phát triển các triệu chứng bệnh COVID-19 ở những người được tiêm thuốc so với những người dùng giả dược. Dữ liệu mới nhất mà AstraZeneca công bố ngày 11/10 chứng minh Evusheld giúp giảm 50% nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng hoặc tử vong ở những bệnh nhân COVID-19 nếu được tiêm trong vòng một tuần từ khi biểu hiện triệu chứng. Nếu dùng thuốc càng sớm thì nguy cơ bệnh nặng càng giảm.
Nhân viên kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp học nhằm phòng dịch COVID-19 tại bang Himachal Pradesh, Ấn Độ ngày 10/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 15/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.382 ca mắc COVID-19 và 365 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch trên 13.600.000 ca, trong đó 284.903 người tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á sau vài tuần hạ nhiệt hiện đang có xu thế đi ngang trong mấy ngày qua. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Dịch bệnh có xu thế xuất hiện đều tại các nước, thay vì tập trung tại một vài điểm nóng như mấy tháng trước đây.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 9 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại San Juan, Philippines, ngày 3/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Diễn biến dịch đã bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, dù số ca tử vong vẫn cao. Ngày 15/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 128 trường hợp, cao nhất khu vực.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 700 ca bệnh và 17 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt.
Trong khi đó, Thái Lan vẫn là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 15/11 ghi nhận thêm trên 6.300 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 45 người.
Học sinh đeo khẩu trang phòng COVID-19 khi tới trường tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 52 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 6/11: Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới; Số ca tử vong trên toàn cầu tăng trở lại Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 476.788 trường hợp mắc COVID-19 và 7.168 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 250 triệu ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Surabaya, Đông Java, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu...