Nhiều nước châu Á quan tâm máy bay vận tải vũ trang
Máy bay vận tải vũ trang do ATK phát triển dành được khá nhiều sự quan tâm từ các khách hàng ở châu Á – Thái Bình Dương.
Máy bay vận tải vũ trang do ATK phát triển dành được khá nhiều sự quan tâm từ các khách hàng ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tạp chí quân sự Jane”s Defence Weekly dẫn lời người đại diện của công ty quốc phòng ATK của Mỹ tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Avalon 2015 được tổ chức tại Australia cho hay, các biến thể nâng cấp máy bay vận tải vũ trang do ATK phát triển dành được khá nhiều sự quan tâm từ các khách hàng thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo John Scheiner – Phó chủ tịch phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ATK cho biết, ATK đang tiến hành thảo luận với một số quốc gia trong khu vực có mối quan tâm tới các biến thể nâng cấp máy bay vận tải vũ trang của công ty này.
Máy bay hổ trợ hỏa lực đường không MC-27J do ATK và công ty hàng không Alenia Aermacchi của Italy hợp tác phát triển
John Scheiner còn cho biết, Bộ quốc phòng Australia đang rất quan tâm tới máy bay hỗ trợ hỏa lực đường không MC-27J do ATK và công ty hàng không Alenia Aermacchi của Italy hợp tác phát triển dựa trên máy bay vận tải C-27J.
Trong khi đó Indonesia lại bày tỏ muốn chuyển đổi một số máy bay vận tải quân sự tầm trung CN-235 và C-295 của nước này thành các biến thể vũ trang tương tự MC-27J. Một quốc gia Đông Nam Á khác là Philippines cũng có mối quan tâm tương tự dành cho phi đội máy bay vận tải C-130T của không quân nước này. Một số quốc gia khác là Hàn Quốc cũng đang tìm cách vũ trang những chiếc vận tải cơ CN-235 với sự giúp đỡ từ ATK.
Các biến thể máy bay vận tải vũ trang hạng nhẹ của ATK đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trong thời gian gần đây, nhất là sau thành công của các biến thể máy bay vũ trang mà công ty này nâng cấp. Điển hình như máy bay vũ trang hạng nhẹ AC-208 Caravans với các tên lửa chống tăng Hellfire của Quân đội Iraq, hay biến thể máy bay hỗ trợ hỏa lực đường không AC-235 của Jordan và trong tương lai gần là Không quân Italy với các máy bay MC-27J.
Video đang HOT
ATK là công ty quốc phòng hàng đầu thế giới trong việc phát triển các biến thể nâng cấp máy bay vũ trang từ các dòng máy bay vận tải quân sự hay máy bay cánh quạt hạng nhẹ, với các sản phẩm tiêu biểu AC-208, AC-235/295, và MC-27J. Bên cạnh đó, ATK còn đang đàm phán với Tập đoàn Lockheed Martin trong việc phát triển các biến thể vũ trang cho các máy bay vận tải quân sự C-130J Super Hercules thế hệ mới.
Một chiếc máy bay vũ trang hạng nhẹ AC-208 với các tên lửa chống tăng Hellfire của Không quân Iraq.
Các biến thể nâng cấp của ATK được xem là khá phù hợp đối với quân đội các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vốn là nơi có mức chi tiêu quốc phòng ở mức trung bình, với các biến thể máy bay vũ trang đa năng nhưng lại có chi phí nâng cấp không quá cao và tương tích với hầu hết mọi nền tảng hệ thống.
Tuy tiềm năng phát triển thị trường của ATK tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khá lớn nhưng để dành được một hợp đồng chính thức tại khu vực này thì không phải là điều dễ dàng. Cũng John Scheiner đại diện của ATK tiết lộ, hiện tại mọi đối tác chỉ mới làm việc ở mức thảo luận và khó có thể đi tới một hợp đồng cụ thể trong tương lai gần.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Obama: 'Mỹ vẫn cân nhắc vũ trang cho Ukraine'
Tổng thống Obama hôm qua cho biết vẫn đang cân nhắc việc cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng giải pháp ngoại giao và lệnh trừng phạt là những công cụ giải quyết khủng hoảng ưu tiên của ông.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng hôm qua. Ảnh:Reuters
Ông Obama đưa ra quan điểm trên tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Lãnh đạo Đức tới Washington sau một năm mối quan hệ giữa hai nước bị thử lửa trước loạt thông tin cáo buộc CIA và Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ theo dõi điện thoại của bà Merkel và các lãnh đạo châu Âu khác.
Thủ tướng Đức cũng tới Washington sau loạt ngoại giao con thoi đưa bà tới Kiev vào thứ năm vừa qua và tới Moscow vào thứ sáu nhằm khẩn cấp đưa ra một giải pháp ngoại giao cho xung đột đang leo thang giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền đông. Cuộc khủng hoảng càng có nguy cơ bị đẩy tăng cao vào tuần trước khi Nhà Trắng đột ngột cho biết đang xem xét vũ trang cho Kiev. Bà Merkel phản đối việc trao vũ khí cho Kiev để chống lại lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Mặc dù Tổng thống Obama nói rằng vũ trang cho Ukraine là một trong những lựa chọn mà ông và các cố vấn đang xem xét, ông cũng tính đến những ảnh hưởng với Ukraine và sự đoàn kết của Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) trong việc đối phó với Nga.
"Chúng ta liệu có dám chắc vũ khí sát thương mà chúng ta cung cấp cho Ukraine sẽ được sử dụng thích hợp mà không rơi vào tay những kẻ xấu, không dẫn đến những hành động quá hung hăng mà người Ukraine không thể chống đỡ? Nó sẽ gây ra phản ứng gì, không chỉ từ phe ly khai mà còn từ Nga? Tất cả những vấn đề này đều phải được xem xét", Reuters dẫn lời ông nói.
Tổng thống Mỹ cũng từ chối vạch ra một "giới hạn đỏ" dành cho Tổng thống Vladimir Putin.
"Nếu thật sự giải pháp ngoại giao thất bại, những gì tôi sẽ yêu cầu nhóm của mình phải làm là cân nhắc tất cả các lựa chọn". ông nói. "Nhưng tôi vẫn chưa quyết định về điều này".
Trong bối cảnh phe ly khai đang tiến hành một đợt tấn công mới, một số cố vấn hàng đầu cùng các nghị sĩ Mỹ đang gây sức ép để ông Obama giúp chính phủ Ukraine tự vệ.
"Người Ukraine đang bị tàn sát và chúng tôi sẽ gửi cho họ chăn màn cùng thực phẩm", thượng nghị sĩ John McCain nói tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần qua. "Nhưng chăn màn không chống lại được xe tăng Nga".
Mỹ và EU cáo buộc Nga đã vi phạm một thỏa thuận hòa bình hồi tháng 9 năm ngoái bằng việc điều xe tăng và pháo binh đến miền đông Ukraine. Moscow bác bỏ điều này.
Obama cho biết ông và bà Merkel nhất trí vẫn giữ lệnh trừng phạt đối với Nga và nước này sẽ bị cô lập nhiều hơn nếu tiếp tục quan điểm hiện nay.
Với thỏa thuận hòa bình trước đó đã thất bại, thủ tướng Đức thừa nhận bà không dám chắc về thành công của kế hoạch mới nhất mà bà và Tổng thống Pháp Francoi Hollande đề xuất.
"Bản thân tôi thực sự sẽ không thể sống được nếu không nỗ lực làm điều đó", bà nói. "Mọi thứ đều có thể ngoại trừ một thành công chắc chắn. Tôi phải làm rõ điều này".
Bà Merkel và ông Hollande dự kiến có cuộc gặp 4 bên với ông Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ở Belarus vào ngày mai.
Bạo lực đã khiến hơn 5.300 người ở đông Ukraine thiệt mạng và 1,5 triệu người mất nhà cửa. 9 binh sĩ Ukraine và 7 dân thường đã bị giết trong vòng 24 giờ qua, Kiev cho biết hôm qua khi những cuộc giao chiến ác liệt xảy ra quanh thị trấn Debaltseve, một nút giao lớn giữa đường sắt với đường bộ ở đông bắc thành phố Donetsk.
Anh Ngọc
Theo VNE
Putin sẽ làm gì nếu Mỹ vũ trang cho Ukraine Nâng cao phong trao bài Mỹ trong nước, gây khó dễ trên các vấn đề quốc tế là những biện pháp mà Tổng thống Vladimir Putin có thể dùng để trả đũa, nếu Mỹ quyết định vũ trang cho quân đội Ukraine. Tổng thống Nga Valadimir Putin (giữa) bàn thảo với Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel về tình hình...