Nhiều nước châu Á cảnh báo về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới

Theo dõi VGT trên

Làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh tại châu Á với các ca nhiễm mới chủ yếu gây ra bởi biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã đặt ra những thách thức lớn hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế.

Nhiều nước châu Á cảnh báo về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới - Hình 1
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 13/7/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Một làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh trên khắp châu Á, khiến nhà chức trách nhiều quốc gia cảnh báo người dân cần thận trọng để ngăn dịch bệnh lây lan và tránh để hệ thống y tế bị quá tải. Các ca nhiễm mới, chủ yếu là biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron, đã đặt ra thách thức khó khăn hơn, buộc nhà chức trách vừa phải chật vật giải quyết hậu quả kinh tế của những đợt dịch trước, vừa phải tránh gia hạn hay tái áp đặt các biện pháp hạn chế.

Trong ngày 13/7, Nhật Bản đã ghi nhận gần 95.000 ca mắc COVID-19 mới, tăng gấp 2 lần so với tuần trước. Phát biểu mở màn cuộc họp của Ủy ban phụ trách ứng phó với dịch COVID-19, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Shigeyuki Goto nhấn mạnh số ca nhiễm mới đang tăng ở tất cả các tỉnh thành và virus dường như đang lây lan nhanh chóng. Thủ đô Tokyo đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất. Thống đốc Tokyo Yuriko Koike nêu rõ trong ngày 14/7, chính quyền sẽ triệu tập cuộc họp của nhóm đặc trách chống COVID-19 để quyết định các biện pháp cần áp dụng trong mùa Hè này, xem xét xu hướng dịch bệnh trên cả nước và ý kiến của các chuyên gia.

Tại Hàn Quốc, tính đến ngày 13/7, số ca nhiễm mới hằng ngày đã tăng gấp 3 trong 1 tuần lên hơn 39.000 ca. Chính phủ và các chuyên gia nhận định số ca nhiễm mới theo ngày của Hàn Quốc sẽ lên tới 200.000 ca vào giữa tháng 8 và cuối tháng 9, do đó nước này đã quyết định mở rộng việc tiêm mũi tăng cường nhưng không có kế hoạch tái áp đặt các biện pháp hạn chế.

Ở khu vực Đông Nam Á, trong khi số ca nhiễm tại Thái Lan có xu hướng giảm xuống, số ca nhiễm mới tại Indonesia lại tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3. Trong ngày 13/7, Indonesia đã ghi nhận 3.822 ca nhiễm mới, tăng gần 7 lần so với 551 ca nhiễm mới cách đây 1 tháng. Tỷ lệ tử vong tăng không đáng kể. Theo người phát ngôn của lực lượng đặc trách chống COVID-19 của Indonesia Wiku Adisasmito, số liệu này cho thấy xu hướng lây nhiễm đang tăng nhanh. Tỷ lệ dương tính khi xét nghiệm cũng tăng lên 5,12%, cao hơn so với ngưỡng an toàn mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra là 5%. Quan chức này đã hối thúc tất cả người dân Indonesia tuân thủ các biện pháp phòng dịch tránh để virus lây lan.

Tại Philippines, mắc dù số ca nhiễm mới và nhập viện vẫn ở mức thấp, song chính phủ cảnh báo số ca có thể tăng ít nhất 20 lần vào cuối tháng này. Giới chức Philippines kêu gọi người dân tiêm mũi tăng cường khi các dữ liệu của Bộ Y tế cho thấy tính đến ngày 12/7, chỉ có 25% người trưởng thành đáp ứng đủ các tiêu chí đã tiêm mũi tăng cường thứ nhất.

Tại Ấn Độ, các số liệu của Bộ Y tế ngày 14/7 cho thấy trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 20.139 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 43.689.989 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 38 ca lên 525.557 ca. Tỷ lệ dương tính hằng ngày đã tăng lên 5,1%, trong khi tỷ lệ dương tính hằng tuần đã tăng lên 4,37%.

Trước đó, tối 13/7, Chính phủ Ấn Độ thông báo trong 75 ngày tới, tất cả những người trưởng thành sẽ được tiêm miễn phí mũi tăng cường tại các trung tâm của chính phủ. Chiến dịch này sẽ bắt đầu vào ngày 15/7. Các quan chức y tế nhấn mạnh động thái này nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 trong dân số sau khi phát hiện thêm nhiều biến thể mới. Theo thống kê, cho tới nay, chưa tới 1% trong nhóm có độ tuổi từ 18-59 tại Ấn Độ đã tiêm mũi tăng cường.

Đối mặt làn sóng lây nhiễm của biến thể phụ Omicron, các chính phủ hành động ra sao?

Dịch COVID-19 một lần nữa đang lây lan nhanh tại châu Á và phần còn lại của thế giới, khi chủng virus Omicron đột biến thành các biến thể phụ dễ lây truyền hơn.

Đối mặt làn sóng lây nhiễm của biến thể phụ Omicron, các chính phủ hành động ra sao? - Hình 1
Người dân xếp hàng đợi xét nghiệm COVID-19 tại Seoul. Ảnh: EPA-EFE

Video đang HOT

Nhưng khác với hai năm 2020 và 2021, các đợt bùng phát mới không còn kéo theo những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt như phong tỏa kéo dài và đóng cửa biên giới.

Nhà dịch tễ học Edsel Salvana, Cố vấn Bộ Y tế Philippines cho biết: "Hai năm trước, chúng tôi phải ngăn chặn virus lây lan theo cấp số nhân trong bối cảnh không có miễn dịch, không có vaccine. Tình hình bây giờ đã khác".

Thay vào đó, hầu hết các chính phủ châu Á đang áp dụng những quy định y tế được điều chỉnh hợp lý, tăng cường tiêm chủng và theo dõi chặt chẽ tỷ lệ nhập viện. Trung Quốc vẫn là quốc gia duy nhất còn theo đuổi chính sách "Zero COVID" cùng những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ.

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đã không thay đổi đường hướng chống dịch, ngay cả khi các biến phụ BA.4 và BA.5 của Omicron làm gia tăng số ca mắc mới.

Báo The Straits Times đưa tin nước Mỹ đang tập trung triển khai các mũi tiêm tăng cường, trong khi một số quốc gia ở châu Âu đang suy nghĩ lại quy định đeo khẩu trang, song không có gì nghiêm trọng hơn.

Thế nhưng, làn sóng bùng phát mới này lại có phần gây trở ngại cho kế hoạch chuyển dịch của nhiều quốc gia ở châu Á từ xóa sổ virus SARS-CoV-2 sang sống chung với nó. Châu Á đã chứng kiến sự gia tăng đột biến về số trường hợp mắc mới kể từ tháng 6, sau khi các biến phụ BA.4 và BA.5 xuất hiện cùng với việc các chính phủ bắt đầu có cách tiếp cận nới lỏng hơn đối với đại dịch.

Gia tăng ở khắp mọi nơi

Indonesia đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng hơn sáu lần trong vòng bốn tuần tính đến ngày 28/6, từ mức trung bình hàng ngày là 266 ca lên 1.876 ca. Đó là mức tăng cao nhất trên thế giới tại giai đoạn đó.

Thái Lan cũng đang ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều hơn sau khi sụt giảm từ tháng 4. Thái Lan hiện có hiện khoảng 2.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày, song giới chức y tế địa phương cảnh báo con số này không bao gồm các trường hợp mắc tự xét nghiệm nhanh tại nhà.

Các trường hợp mắc mới ở Philippines đã tăng 60% lên hơn 7.300 trong tuần lễ kết thúc vào ngày 3/7. Cũng như ở Thái Lan, con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì chính phủ đã ngừng xét nghiệm hàng loạt.

Ấn Độ đã báo cáo thêm nhiều ca tử vong hơn, cùng với số ca bệnh gia tăng. Quốc gia Nam Á này có thêm 112.456 ca mắc mới trong tuần lễ kết thúc vào ngày 3/7, tăng 21% so với tuần trước, đồng thời bổ sung 200 ca tử vong mới.

Tại Hàn Quốc, các cơ quan y tế xác nhận rằng nước này đang phải đối mặt với một làn sóng mới của virus SARS-CoV-2. Số liệu lây nhiễm hàng ngày vẫn ở trên mức 18.000 ca trong bốn ngày liên tiếp vào tuần trước, tức gấp đôi so với mức trung bình của tuần trước.

Nhật Bản cũng đang chứng kiến những dấu hiệu ban đầu của làn sóng bùng phát thứ 7, với tất cả 47 tỉnh đều báo cáo về số ca bệnh gia tăng hàng tuần. Những con số cao kỷ lục nhiều tháng bắt đầu lặp lại. Tokyo đã có thêm 9.482 ca nhiễm mới vào ngày 10/7, gấp 2,5 lần con số so với một tuần trước đó.
Đợt gia tăng hiện tại xuất hiện sau khi giới chức địa phương nới lỏng quy định đeo khẩu trang để tránh nguy cơ say nắng giữa đợt nắng nóng kỷ lục hồi tháng 6.

Đối mặt làn sóng lây nhiễm của biến thể phụ Omicron, các chính phủ hành động ra sao? - Hình 2
Một điểm xét nghiệm nằm trên đại lộ Champs-Elysees, Paris. Ảnh: AFP

Khôi phục một số hạn chế

Các chính phủ ở châu Á đang chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp để đề phòng trường hợp diễn biến của dịch bệnh vượt quá tầm kiểm soát.

Tuần trước, Jakarta và các thành phố vệ tinh xung quanh đã bắt đầu hạn chế các hoạt động nơi công cộng, duy trì hoạt động của các công ty, trung tâm mua sắm và nhà hàng ở mức 75% công suất cho đến ngày 1/8.

Bắt đầu từ ngày 17/7, Indonesia cũng khôi phục quy định xét nghiệm COVID-19 cho những khách du lịch chỉ tiêm hai mũi vaccine.

Các bệnh viện ở Thái Lan đã bắt đầu gióng lên hồi chuông báo động khi số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng cao.

Nhật Bản cũng đang đặt các chính quyền địa phương và hệ thống bệnh viện trong tình trạng báo động. Giới chức nước này đang cân nhắc tạm dừng kế hoạch mở cửa trở lại với du khách ngoài.

Trong khi đó, Bộ Y tế Hàn Quốc đang thảo luận với các chuyên gia về một số biện pháp kiểm soát, trong đó có nối lại giãn cách xã hội.

Ấn Độ đang rút ngắn khoảng cách về thời gian giữa liều thứ hai và liều tiêm nhắc lại xuống còn sáu tháng so với chín tháng trước đó, áp dụng đối với tất cả người trưởng thành.

Trong khi hơn 846,4 triệu người Ấn Độ trên 18 tuổi, tức khoảng 60% dân số, đã được tiêm liều thứ hai, chỉ có hơn 49,7 triệu, hay 3,4% dân số, đã tiêm liều nhắc lại tính đến ngày 7/7.

Những nơi khác trên thế giới

Đối mặt làn sóng lây nhiễm của biến thể phụ Omicron, các chính phủ hành động ra sao? - Hình 3
Hành khách tại sân bay Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Bức tranh về đại dịch ở Mỹ dường như đã ổn định đáng kể, với số ca mới trung bình mỗi ngày dao động trong khoảng 95.000 đến 115.000 người. Biến thể phụ BA.5 đang chiếm quá nửa số trường hợp trên. Nhưng con số đó vẫn có thể thấp hơn thực tế, vì nhiều tiểu bang đã ngừng cập nhật số ca hàng ngày.

Dù vậy, Chính phủ Mỹ không đưa ra bất kỳ biện pháp đối phó lớn nào, ngoài việc triển khai nghiên cứu công thức vaccine mới nhằm vào các biến thể mới.

Châu Âu cũng đang chứng kiến một đợt bùng phát vào mùa hè này, với các quốc gia như Áo, Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Thụy Sĩ và Cyprus bị đánh giá là điểm nóng của dịch bệnh.

Trong khi các quốc gia nhỏ như Cyprus và các thành phố như Nice ở Pháp bắt đầu khôi phục quy định về đeo khẩu trang trong không gian kín và trên các phương tiện giao thông công cộng, thì hầu hết lục địa này vẫn duy trì nếp sống như bình thường.

Tín hiệu lạc quan

Các chính phủ trên toàn cầu hy vọng rằng với những biện pháp kiểm soát mà họ đang áp dụng, cũng như khả năng gây bệnh ít nghiêm trọng hơn của các biến thể phụ Omicron, mọi thứ có thể trở nên tốt hơn mặc dù tỷ lệ lây nhiễm tăng đột biến.

Tại châu Á, Bộ Y tế Thái Lan dự kiến số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ đạt đỉnh khoảng 4.000 ca mỗi ngày vào tháng 9 tới.

Trong khi đó, giới chức y tế Indonesia cho biết làn sóng hiện tại ở nước này sẽ đạt đỉnh 17.000 ca mỗi ngày vào tuần thứ ba của tháng 7.

Các nhà phân tích ở Philippines dự báo số ca sẽ bắt đầu giảm dần vào cuối tháng 7.

Một số chuyên gia y tế ở Hàn Quốc dự đoán số liệu lây nhiễm hàng ngày có thể tăng lên 100.000 người, song làn sóng mới này có thể gây ra ít thiệt hại hơn vì có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire tuần trước phát biểu rằng virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục lưu hành, song cuối cùng nó sẽ chỉ gây lo ngại tựa như bệnh cúm mùa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Hai bức tranh chính sách Trump - Harris
19:46:09 03/11/2024

Tin đang nóng

Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học khiến nhiều phụ huynh "khóc không thành tiếng": Tại sao lại có thể khó đến vậy?
13:47:10 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Lý do danh ca Hương Lan tát Hoài Linh: "Tôi bảo Hoài Linh, chị hai đánh cho em tỉnh lại"
13:31:40 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"
15:01:57 05/11/2024
Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng
13:42:11 05/11/2024
Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng
13:51:06 05/11/2024
Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam
14:23:36 05/11/2024

Tin mới nhất

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ - Ấn?

14:37:00 05/11/2024
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc bà Harris thẳng thắn về vấn đề nhân quyền có thể gây căng thẳng với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.

Đức, Australia tăng cường viện trợ cho Ukraine

14:32:11 05/11/2024
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Ukraine và Nga, Australia đã cung cấp hơn 1,3 tỷ AUD hỗ trợ quân sự và hơn 1,5 tỷ AUD hỗ trợ tổng thể cho Chính phủ Ukraine.

Mỹ hối thúc Israel đảm bảo duy trì hoạt động viện trợ nhân đạo tại Gaza

14:23:36 05/11/2024
Ông Miller cho biết Mỹ đã nêu rõ những lo ngại này với Chính phủ Israel và cho rằng nước này phải có trách nhiệm phải làm mọi cách có thể để giảm leo thang và buộc tất cả những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm

Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp

Sức khỏe

17:49:26 05/11/2024
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.

BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh mới nhất: Haaland 'cô đơn' trên đỉnh

Sao thể thao

17:28:11 05/11/2024
BXH Vua phá lưới Ngoại hạng Anh 2024/2025 mới nhất: Erling Haaland đang là cầu thủ dẫn đầu với 11 bàn thắng sau 10 vòng đấu.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 12: Kiên đột nhập kho sầu riêng quay bằng chứng

Phim việt

17:12:29 05/11/2024
Trong khi Linh và Nga diễn để làm nhiệm vụ giữ chân hai người này thì Kiên nhanh chóng đột nhập kho hàng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng.

Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng

Ẩm thực

17:03:19 05/11/2024
Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng. Bữa cơm này sẽ khiến cả nhà thích thú vì các món ăn tuy đơn giản nhưng rất hấp dẫn.

Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng

Sao việt

16:58:49 05/11/2024
Sáng 5/11 (giờ Việt Nam), trang chủ Miss Universe với 14 triệu người theo dõi đã liên tiếp đăng tải các bộ ảnh của loạt thí sinh, trong số đó có Kỳ Duyên.

Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm

Sao châu á

16:40:29 05/11/2024
Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh khiến netizen không khỏi trầm trồ, xuýt xoa khi khoe mặt mộc đẹp không tỳ vết ở tuổi 36.

Vpop đón tân binh có mối duyên nợ với 2 Anh Trai, ra tận 8 MV debut khiến ai cũng trầm trồ!

Nhạc việt

15:53:09 05/11/2024
Tân binh làng nhạc có màn debut khủng với full album, 8 MV kèm theo và ekip hàng đầu thị trường đứng sau phần âm nhạc.

Thầy giáo áp dụng trend hot vào kiểm tra bài cũ, netizen xem xong "rén": Túi mù nhưng mà là mù mịt tương lai

Netizen

15:30:28 05/11/2024
Trào lưu chơi blindbox (hay còn gọi là túi mù) đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Làm nên thành công của chiếc trend này đến từ yếu tố bất ngờ và niềm vui

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

Giải chạy marathon ở thành phố New York lập kỷ lục về số người tham gia

14:20:40 05/11/2024
Ban tổ chức cho biết con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập tại Marathon Berlin (Đức) vào tháng 9, với 54.280 người hoàn thành giải chạy marathon hàng đầu thế giới này.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.