Nhiều nông sản miền Tây tăng giá mạnh
Mít, nhãn, chanh tại các tỉnh miền Tây hiện tăng giá gấp 2 đến 4 lần so với thời điểm nông sản ùn ứ do kiểm soát đi lại.
Giá chanh mua tại vườn tăng lên 7.000-8.000 đồng một ký, trong khi thời điểm giá thấp nhất chỉ 2.000 đồng mỗi ký, thậm chí không bán được. Ông Phạm Minh Cường, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ chanh Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết giá chanh tăng khi giao thương thuận lợi, các thị trường lớn như TP HCM hút hàng hơn trước. Hợp tác xã đang liên kết tiêu thụ 70 ha của thành viên, hiện mỗi ngày giao 500-700 ký cho các tỉnh Đông Nam bộ.
Theo những người trồng chanh, nhà vườn thường xử lý chanh cho ra vào mùa nắng, thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ thuận sau đó, chanh ra hoa tự nhiên nên giá thành cũng thấp hơn.
Thu hoạch chanh tại Đồng Tháp thời điểm giá giảm sâu chỉ 2.000 đồng mỗi ký, hiện nay giá chanh đã tăng gấp 3-4 lần. Ảnh: Kiệt Võ
Video đang HOT
Trung bình một công (1.000 m2) chanh chính vụ cho năng suất từ 2-4 tấn, người trồng có lãi khoảng 40 triệu đồng mỗi công nếu giá bán trung bình khoảng 20.000 đồng mỗi ký. Tổng diện tích chanh toàn tỉnh Đồng Tháp hơn 1.900 ha, sản lượng trung bình khoảng 24.000 tấn.
Một loại nông sản khác cũng tăng giá là mít thái, lên 30.000 đồng mỗi ký với mít loại 1, còn loại 2 giá 19.000 đồng, mít chợ giá 4.000 đồng. Mức giá này cao gấp 4 lần so với lúc mít ùn ứ cách đây 4 tháng.
Ông Nguyễn Văn Phát, trồng gần 1 ha mít Thái ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết, giá mít tăng, việc đi lại dễ dàng, nhiều thương lái mua mít hoạt động trở lại. “Hai đợt cắt mít vừa rồi tôi bán được 15 triệu đồng. Giá tăng nên dễ bán hơn”, ông Phát cho biết.
Diện tích trồng mít thái tại Đồng Tháp đang tăng khi năm 2020 có khoảng 2.600 ha, tăng gấp đôi so với năm 2019. Trong khi đó, tổng diện tích mít ở các tỉnh phía Nam trong giai đoạn nuôi trái và thu hoạch khoảng 39.000 ha, vượt diện tích nhiều loại cây ăn trái chủ lực như sầu riêng (36.100 ha), thanh long (25.300 ha), chôm chôm (19.500 ha), nhãn (30.200 ha)…
Nhãn edor sắp thu hoạch tại một nhà vườn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Ngọc Tài
Tương tự, nhãn edor mua tại vườn cũng tăng giá gấp đôi, dao động từ 12.000-14.000 đồng mỗi ký. Ông Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Hội quán Canh Tân, xã An Nhơn, huyện Châu Thành cho biết, với giá bán này nhà vườn đã có lời.
“Khoảng 1 tháng nữa, nhiều vườn nhãn ở Châu Thành sẽ vào vụ thu hoạch, hy vọng bán được giá để nông dân gỡ gạc vụ thua lỗ lần trước”, ông Thuận nói. Diện tích nhãn toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 5.500 ha với sản lượng khoảng 53.000 tấn.
Nông sản, lúa gạo miền Tây đang gặp khó do thiếu tài xế
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản đề nghị sở GTVT các tỉnh, thành phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa, nông sản trong bối cảnh tài xế, tài công đang thiếu hụt.
Xe container, xe tải chở hàng hóa trên quốc lộ 1, đoạn qua TP Cần Thơ - Ảnh: CHÍ HẠNH
Theo Tổng cục Đường bộ, hiện nay các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang bắt đầu vụ thu hoạch lúa hè thu nhưng gặp tình trạng thiếu hụt tài xế container, xe tải khiến việc chuyên chở lúa, nông sản từ ruộng đến nhà máy, ra các cảng xuất khẩu bị ách tắc.
Tổng cục Đường bộ cũng nêu rõ do nhiều địa phương phía Nam đang áp dụng chỉ thị 16, chỉ thị 15 để phòng, chống dịch và một phần nguyên nhân là do thiếu hụt lực lượng tài xế, tài công nên dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa nông sản. Trong đó chủ yếu là lúa, gạo hàng hóa.
"Sở GTVT các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở công thương lập phương án vận chuyển hàng nông sản từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy đến các cảng xuất khẩu.
Tham mưu cho phép ưu tiên, triển khai ngay, đẩy nhanh tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho các đối tượng là lái xe vận chuyển hàng hóa để đảm bảo an toàn trong lưu thông, tiêu thụ nông sản xuất khẩu không bị gián đoạn
Chỉ đạo các đơn vị vận tải hàng hóa trên địa bàn thống kê, báo cáo số lượng lái xe có giấy phép lái xe container đang làm việc để có thể trưng dụng ngay vào hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản khi cần thiết" - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị.
Các đơn vị vận tải, kinh doanh logistics cũng được đề nghị công khai, minh bạch giá cước vận chuyển container, cũng như có sự điều chỉnh giá cước vận chuyển ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản xuất khẩu thuận lợi hơn trong bối cảnh dịch COVID-19.
Bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân vận chuyển nông sản lên TP.HCM Ngày 22-8, Bộ tư lệnh Vùng 2 đã có văn bản đề nghị hỗ trợ TP.HCM trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ các tỉnh, TP ở Đồng bằng sông Cửu Long về TP.HCM và vận chuyển trên địa bàn TP. Lực lượng Hải quân Việt Nam hỗ trợ vận chuyển lương thực, nông sản từ các tỉnh miền Tây về...