Nhiều nơi… sớm không thể sống
Ai cũng biết thời tiết nóng ẩm khó chịu hơn khô ráo. Nhiều nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu chỉ ra sự kết hợp giữa nhiệt độ nóng và độ ẩm cao sẽ vượt quá giới hạn sinh lý chịu đựng của con người, sớm làm cho nhiều nơi không thể sinh sống được.
Cơ thể con người không thể chịu được sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt
Các nhà khoa học từ Viện Quan sát Trái đất (Đại học Columbia ở Mỹ) và Đại học Loughborough (Anh) quyết định tìm hiểu xem loài người đã tiến gần đến mức ranh giới nào, mà hệ lụy sau đó có thể sẽ xuất hiện dòng di cư lớn từ các khu vực thời tiết bất lợi cũng như sự sụp đổ kinh tế của các quốc gia.
Họ phân tích dữ liệu từ 7.877 trạm thời tiết trên khắp thế giới trong giai đoạn 1979-2017, đo lường tác động kết hợp của nhiệt độ và độ ẩm trên thang đo bầu ướt (nhiệt độ nhiệt kế ướt). Theo đó, số giai đoạn có nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt tăng gấp 2 lần trong suốt thời gian quan sát và tần suất có tương quan trực tiếp với sự nóng lên toàn cầu.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy ngay cả những người khỏe mạnh, thích nghi tốt nhất cũng không thể làm việc ngoài trời ở nhiệt độ bầu ướt trên 32oC. Với sức tải quá lớn lên cơ thể, nếu một người không thể di chuyển vào căn phòng có điều hòa, các cơ quan nội tạng bắt đầu gặp vấn đề.
“Nghiên cứu trước đây dự đoán điều này sẽ xảy ra trong vài thập kỷ tới nhưng chúng tôi thấy nó đang diễn ra”, chuyên gia Colin Raymond của Viện Quan sát Trái đất cho biết. Hàng ngàn địa điểm đã được xác định tại châu Á, châu Phi, Australia, Nam và Bắc Mỹ, trong đó có rất nhiều nơi dọc theo bờ biển vịnh Ba Tư, vịnh Mexico và bờ biển Ấn Độ Dương, nơi nước biển bốc hơi tạo ra một lượng ẩm dồi dào được hấp thụ bởi không khí nóng.
Truyền thông Trung Quốc đồng loạt công kích Pompeo
Các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng bài chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ vì những phát ngôn "điên cuồng, lươn lẹo và dối trá" về nguồn gốc nCoV.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm qua đăng bài bình luận gây gắt với tiêu đề "Kẻ xấu xa Pompeo khạc nhổ bừa bãi chất độc và lan truyền những lời dối trá". Bài viết dẫn lời Giám đốc khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan và nhà virus học Đại học Columbia W. Ian Lipkin, cho rằng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không phải do con người tạo ra hay rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
"Những bình luận thiếu sót và vô lý của các chính trị gia Mỹ cho thấy ngày càng nhiều người biết không có bằng chứng nào tồn tại", bài bình luận cho hay, thêm rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu "điên cuồng và lươn lẹo" khi nhiều lần nói nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
"Cái gọi là 'virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán' hoàn toàn là dối trá. Các chính trị gia Mỹ đang gấp rút đổ lỗi, lừa bịp và đàn áp Trung Quốc khi nỗ lực chống dịch trong nước của họ là một mớ hỗn độn", bài luận nêu thêm.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy mạnh mẽ giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm và liên tục chỉ trích cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh ở giai đoạn đầu. Ngoại trưởng Pompeo hôm 3/5 nói "có bằng chứng to lớn" cho thấy nCoV bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, trong khi WHO và các chuyên gia y tế nói rằng virus có nguồn gốc từ chợ động vật tươi sống.
Ngoại trưởng Pompeo tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 29/4. Ảnh: AFP.
People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đăng hai bài bình luận công kích Pompeo và cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon là "cặp hề dối trá", nói rằng Bannon như "một hóa thạch sống trong Chiến tranh Lạnh".
Bannon tuần trước nói rằng Trung Quốc đã tiến hành một vụ "nhà máy Chernobyl sinh học" nhằm vào Mỹ và ủng hộ giả thuyết nCoV có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán.
CCTV tuần qua nhiều lần chỉ trích Pompeo là "kẻ thù chung của nhân loại", cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ "lan truyền virus chính trị" khi cho rằng đại dịch bắt nguồn từ phòng thí nghiệm.
Trung Quốc và Mỹ liên tục đấu khẩu về nguồn gốc nCoV sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hồi tháng 3 nêu giả thuyết quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán. Hai nước thường xuyên cáo buộc nhau lan truyền thông tin sai lệch, trong khi Trump cũng công kích Trung Quốc thiếu minh bạch về dịch bệnh.
Trump tuần trước tuyên bố có bằng chứng Viện Virus học Vũ Hán là nơi để rò rỉ nCoV. Một số hãng tin Mỹ cho biết ông chủ Nhà Trắng đã giao nhiệm vụ cho các điệp viên điều tra thông tin này.
Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc "giấu dịch", khẳng định đã cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ về dịch bệnh cho WHO cũng như các nước khác, đồng thời cho rằng giả thuyết virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "phi thực tế và vô căn cứ".
Thách thức với cố vấn Covid-19 dưới thời Trump Deborah Birx, chuyên gia chống Covid-19 hàng đầu của Nhà Trắng, lâm vào thế khó khi phải cân bằng giữa xử lý dịch bệnh và giữ tín nhiệm cho Trump. Tiến sĩ Birx, điều phối viên nhóm chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, gây chú ý với động tác cúi mặt xuống trong cuộc họp báo hôm 23/4, dường như cố nén...