Nhiều nơi phát khẩu trang, hướng dẫn người nhà bệnh nhân phòng ngừa corona
Khi người nhà bệnh nhân chờ thực hiện các thủ tục, nhân viên y tế của bệnh viện Đại học Y dược TPHCM tranh thủ phát khẩu trang, nước rửa tay và hướng dẫn cách phòng ngừa virus corona.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona cho người bệnh, người nhà người bệnh trong mùa dịch bệnh.
Bệnh nhân mới vào cổng bệnh viện đã được phát khẩu trang và nước rửa tay
Bác sĩ hướng dẫn từng người cách phòng dịch
Tranh thủ hướng dẫn kiến thức phòng ngừa virus corona khi người nhà bệnh nhân chờ làm thủ tục
Chuỗi hoạt động bao gồm sinh hoạt tư vấn cho người nhà người bệnh về kiến thức phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn thực hành rửa tay, đeo, tháo khẩu trang y tế đúng cách; chia sẻ các chuyên đề nâng cao sức khỏe…
Cụ thể, trong thời gian chờ thăm bệnh, người nhà được cập nhật các kiến thức về dịch bệnh, hiểu về cách phòng, chống các nguy cơ lây nhiễm, bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Nhân viên y tế của bệnh viện hướng dẫn mọi người cách rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại khu vực sinh hoạt; đeo, tháo khẩu trang y tế đúng cách.
Hướng dẫn người nhà bệnh nhân đeo khẩu trang đúng cách
Video đang HOT
Nhiều cụ già chưa rõ tranh thủ hỏi kỹ nhân viên y tế
Đối với khám bệnh ngoại trú, người bệnh được nhân viên y tế thông tin về sàng lọc dịch tễ, theo dõi các triệu chứng sốt, ho, khó thở và khuyến khích mang khẩu trang y tế khi đến Bệnh viện.
Đối với người bệnh nhập viện, bệnh viện thu thập thông tin, thực hiện sàng lọc ngay tại khu vực nhận bệnh, người bệnh, người nhà nuôi bệnh được phát khẩu trang y tế và hạn chế thăm nuôi, tránh lây nhiễm bệnh cho những người bệnh khác.
Ông Trần Văn Hùng – Trưởng phòng Công tác xã hội BV ĐHYD TPHCM cho biết: “Ngay từ thời gian đầu của dịch bệnh, bệnh viện đã đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho người bệnh, người nhà người bệnh thông qua các băng rôn, standee, brochure, phát loa, bài viết chuyên môn, video hướng dẫn…”.
TS BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – chia sẻ: “Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona diễn biến ngày càng phức tạp, mỗi người dân phải có ý thức tự bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng hô hấp”.
“Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hay lau mũi. Người dân nên che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi, miệng vào thùng rác riêng có đậy nắp. Ngoài ra, chúng ta cần đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng; vệ sinh thông khí nơi ở hay làm việc; tránh tiếp xúc và tụ tập nơi đông người; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các động vật hoang dã…”, BS Tuấn hướng dẫn thêm.
Đà Nẵng: Thông tin, tặng xà phòng diệt khuẩn đến hơn hàng vạn hộ gia đình
Hơn 10 nghìn hộ gia đình ở Đà Nẵng đã được hỗ trợ truyền thông trực tiếp và xà phòng diệt khuẩn, nhằm phòng chống dịch bệnh do nhiễm chủng mới của virus Corona.
Hơn 10 nghìn hộ gia đình ở Đà Nẵng được thông tin trực tiếp, tặng xà phòng diệt khuẩn phòng chống dịch bệnh do nCoV
Đây là một trong những hoạt động nổi bật trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh do nhiễm nCoV của Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng. Hơn 10 nghìn hộ gia đình được hỗ trợ là các hộ hoàn cảnh khó khăn, ít có điều kiện tiếp cận thông tin tình hình dịch bệnh đầy đủ.
Chiến dịch hỗ trợ người dân phòng chống dịch bệnh do Hội Chữ thập đỏ TP Đà Nẵng thực hiện
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ đã đến tận các gia đình để phát tờ rơi và trao xà phòng diệt khuẩn miễn phí
Chị Hà Thị Tâm (người dân quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng) cho biết: Đây là hoạt động ý nghĩa và thiết thực cho người dân có điều kiện khó khăn trên địa bàn thành phố, nhất là trong tình hình diễn biến phức tạp dịch bệnh do nCoV. Những hành động tuy nhỏ nhưng mang đến những ý nghĩa lớn lao, cần được nhân rộng trong xã hội.
Theo đó, tất cả các phường, xã trên toàn thành phố đều thực hiện chiến dịch tuyên truyền. Ngoài một điểm ra quân truyền thông đặt ở phường, các hộ gia đình sẽ được cán bộ Hội đến tận nhà hỗ trợ truyền thông trực tiếp, hướng dẫn các bước rửa tay, hướng dẫn cách phòng, chống bệnh dịch do nCoV, phát tờ rơi và xà phòng diệt khuẩn miễn phí.
Đây là chiến dịch được tổ chức từ ngày 6/2 đến 12/2 của Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao ý thức phòng ngừa cộng đồng đối với dịch bệnh nCoV. Tổng kinh phí cho hoạt động lần này hơn 100 triệu đồng từ nguồn quỹ khẩn cấp phòng chống dịch.
Tùng Nguyên – Thành Văn
Theo Dân trí
Các bác sĩ lo ngại về những chiếc khẩu trang vứt bừa bãi
Dù trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ từ khẩu trang đến nước rửa tay để phòng dịch corona, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ gây phản tác dụng.
Dịch corona diễn biến phức tạp thời gian qua đã làm bùng theo cuộc "khủng hoảng" về nguồn cung khẩu trang, khi người người đổ xô đi mua khẩu trang phòng dịch bệnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đã khẳng định việc sử dụng khẩu trang, rửa tay không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, thậm chí khiến dịch bệnh dễ lây lan và phát tán hơn.
Khẩu trang y tế không bỏ trong thùng rác kín tại một chung cư ở Hà Nội.
Sau những ngày ráo riết, tranh giành mua khẩu trang y tế - những chiếc khẩu trang dùng một lần này lại được thay ra và vứt đi mỗi ngày. Không khó để bắt gặp khẩu trang y tế sau khi sử dụng bị vứt bỏ đầy đường phố, trong công viên hay tại các địa điểm công cộng.
Trong cuộc tọa đàm trực tuyến với Báo Sức khỏe và Đời sống, ThS.BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy cho biết, sau cơn sốt khẩu trang đã nổi lên một vấn đề là người dân không có thói quen vứt khẩu trang vào thùng rác kín: "Nhận thức của người dân là vô cùng quan trọng, tạo thói quen đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên vệ sinh sạch tay là rất tốt, song việc vứt bỏ khẩu trang bừa bãi lại tạo thành nguồn lây nhiễm bệnh".
Giữa mùa dịch corona, việc dùng khẩu trang đúng cách để bảo vệ bản thân mình và tránh lây nhiễm bệnh cho người khác dù nhắc lại bao nhiêu lần thì cũng vẫn không thừa.
Khuyến cáo được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế lặp đi lặp lại là việc lựa chọn khẩu trang nào, vào thời điểm và trong thời điểm nào để thích hợp nhất, để phòng bệnh hiệu quả nhất. Trong trường hợp không có khẩu trang y tế chuyên dụng, thì liệu dùng khẩu trang vải ngăn bụi thông thường có được hay không?
Bác sĩ Thơ cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CD) sẽ áp dụng khác nhau cho mỗi quốc gia. Với Việt Nam, những người mắc bệnh về hô hấp, có triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như sốt, ho, đau họng, ho khạc đờm... thì chắc chắn phải sử dụng khẩu trang để hạn chế lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, với nhóm người bình thường, khuyến cáo đầu tiên là tránh tiếp xúc ở khoảng cách gần - giữ khoảng cách 1,5m-2m, để phòng ngừa nguy cơ bị lây bệnh qua giọt bắn hoặc chất tiết của đường hô hấp.
BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy. Ảnh: KT
Trong trường hợp ở nơi đông người, những địa điểm công cộng như trong bệnh viện hay bến xe (không kiểm soát được nguy cơ tiếp xúc với đối tượng mang mầm bệnh), bác sĩ khuyến cáo nên mang khẩu trang và khẩu trang vải cũng có thể sử dụng được.
Bác sĩ Thơ nhấn mạnh, có khẩu trang chỉ là một phần, phần quan trọng khác là sử dụng đúng cách là đeo vào thời điểm nào và tháo bỏ khẩu trang ra sao.
"Đừng nghĩ rằng, đã đeo khẩu trang thì có thể quên đi các biện pháp khác như rửa tay và tránh tiếp xúc bề mặt. Bởi người dân sẽ có tâm lý mang khẩu trang là an toàn rồi. Mọi người cũng sẽ không để ý đến thói quen đưa tay lên chỉnh khẩu trang. Nhân viên y tế được huấn luyện, nên sẽ không vi phạm điều này, nhưng người dân sẽ có thói quen chỉnh và chạm vào mặt ngoài khẩu trang. Lúc đó nguy cơ lây bệnh càng cao hơn".
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cũng khuyến cáo, việc đeo khẩu trang không đúng cách sẽ gây phản tác dụng và khiến dịch bệnh lây lan mạnh mẽ hơn./.
Theo VOV
Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa virus corona theo chuyên gia quốc tế Theo các chuyên gia quốc tế, đây là cách tốt nhất để phòng ngừa virus corona. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp toàn cầu' đối với dịch virus corona. Virus mới cho đến nay đã gây tử vong ở khoảng 3% bệnh nhân mắc bệnh. Con số này nghe có vẻ không cao nhưng nó có...