Nhiều nơi mưa lớn còn kéo dài sau lễ 2.9
Bão tan nhưng do vẫn còn lượng ẩm sau bão nên từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh vẫn có nơi mưa vừa, mưa to trên diện hẹp.
Nhiều nơi mưa lớn còn kéo dài sau lễ 2.9
Đề phòng nhiều loại sâu bệnh trên lúa, sầu riêng, cà phê và hồ tiêu
Từ 2.9, rãnh thấp đi ngang qua bắc miền Trung sẽ mạnh lên do áp thấp nhiệt đới từ phía đông Philippines vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên, di chuyển về phía đảo Hải Nam, khả năng vào vịnh Bắc bộ gây mưa to đến 4.9 ở các tỉnh bắc miền Trung, sau đó mưa giảm dần.
Các tỉnh ven biển phía nam đèo Hải Vân cuối tuần thời tiết có xu hướng tốt lên, giảm mưa có nắng. Qua tuần sau mưa quay trở lại trên hơn nửa diện tích khu vực, nhưng hầu hết mưa nhỏ hoặc có nơi mưa vừa. Nhìn chung, miền Trung đang chuyển dần sang mùa mưa, thời kỳ đầu mưa chưa đều, càng xuống phía nam vẫn có nơi mưa còn quá ít nên tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tiếp tục khá gay gắt trong nửa đầu tháng 9.
Đối với miền Bắc thời tiết đang chuyển mùa, riêng vùng ven biển phía đông như Móng Cái, vịnh Hạ Long cũng như một số nơi ở vùng núi do ảnh hưởng rãnh áp thấp nối với áp thấp nhiệt đới (hoặc bão) nên có nơi mưa to và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm luôn tiềm ẩn như lốc và gió giật mạnh. Từ giữa đến cuối tuần mưa sẽ giảm đáng kể.
Gió tây nam sẽ suy yếu dần sau khi bão số 4 tan, Tây nguyên và Nam bộ mưa cũng giảm vào cuối tuần. Từ chiều tối và đêm chủ nhật (1.9) đến nửa đầu tuần sau, do ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có thể còn mạnh lên, đồng thời lại xuất hiện thêm 1 cơn bão khác ở gần đảo Luzon (di chuyển về phía Đài Loan) nên gió tây nam sẽ mạnh lên trở lại, kéo dài đến hết tuần. Thời tiết Nam bộ sẽ chuyển mưa nhiều hơn, tập trung vào chiều và tối. Một số nơi ở bắc miền Đông tại Bình Phước, Đồng Nai và vùng dọc theo biên giới tây nam, vùng ven biển Kiên Giang đề phòng có lúc mưa vừa mưa to và giông lốc, gió giật. TP.HCM có thể mưa trùng với lúc triều cường, một số nơi bị ngập cục bộ vào chiều tối trong hai ngày cuối tuần.
Theo dự báo, do triều cường và mưa từ thượng, trung nguồn đổ về nên mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh, có thể đạt mức 2,5 m tại Tân Châu vào ngày 3.9. Như vậy, từ nay đến giữa tháng 10 là thời kỳ hoạt động của dải hội tụ, các cơn bão hoặc áp thấp gây những đợt mưa trên lưu vực sông Mê Kông nên mực nước còn tiếp tục lên.
Trong tuần đầu tháng 9.2019, mưa ẩm có xu hướng tăng nên tình hình dịch bệnh gây hại cần chú ý trên các diện tích lúa mùa ở phía bắc là sâu cuốn lá nhỏ và rầy lưng trắng, đạo ôn lá, cổ bông. Đối với Nam bộ, do điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, cần lưu ý bệnh bạc lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông trên trà lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông.
Bên cạnh đó, thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian tới, số giờ nắng thiếu hụt ở nhiều nơi thuộc Tây nguyên và miền Đông ảnh hưởng đến năng suất sau thu hoạch và sâu bệnh gây hại, đáng chú ý là trên cây ăn trái như sầu riêng, thanh long và điều, cà phê, hồ tiêu trong tháng 9.2019.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Bão số 4 đổ bộ dịp nghỉ lễ 2/9, máy bay và tàu hải quân ứng trực
Từ trưa đến chiều tối 30/8, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống thiên tai ứng phó bão số 4 chiều nay, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, trong 6 giờ qua, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây (30km/h).
Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm
Hoàn lưu của bão số 4 rộng, có xu hướng đi lệch về phía Tây dẫn đến mưa đến trước bão 1 ngày.
Trung tâm đã tham khảo các mô hình dự báo quốc tế và đều cho nhận định tương đồng nhau.
Khoảng từ trưa đến chiều tối 30/8, bão số 4 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Khi vào đất liền, bão số 4 sẽ có sức gió mạnh cấp 8-9, gió giật cấp 10-11.
Ông Khiêm đưa ra nhận định khu vực Bắc Biển Đông sẽ có sóng cao 4-6m, vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ sóng cao 3-5m, khu vực ven bờ sóng cao 2-3m.
Tại khu vực ven biển Thanh Hóa - Quảng Bình, độ cao mực nước do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều có thể ở mức 3,6-4,3m và từ 3-3,7m (với cường độ bão cấp 8 đổ bộ).
Từ đêm mai đến ngày 2/9, ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa to đến rất to.
Tổng lượng mưa cả đợt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị là 250-400mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ là 200-300mm; khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và Thừa Thiên Huế là 100-200mm; khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ, Đà Nẵng là 50-120mm.
Đỉnh lũ ở thượng nguồn sông Mã, sông Cả có khả năng lũ báo động 2; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Trung Bộ và Bắc Bộ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài báo cáo về công tác ứng phó bão số 4
Chưa liên lạc được với 20 tàu của Quảng Trị
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài, khu vực bờ biển từ Nghệ An đến Bình Thuận hiện có 24 điểm/41,93km đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần xử lý cấp bách, nhất là tại Quỳnh Thọ - Nghệ An, Quảng Phú - Quảng Bình, Hải Dương - Thừa Thiên Huế, Vĩnh Mốc - Quảng Trị, Hội An - Quảng Nam...
Hiện các đơn vị đã huy động trực gồm 6 tàu hải quân, 5 tàu cảnh sát biển, 5 tàu biên phòng, 4 tàu SAR và 4 máy bay.
Đại tá Trần Ngọc Hữu, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng cho biết, đến 14h chiều nay, Bộ đội Biên phòng đã tổng hợp, hướng dẫn cho hơn 71.000 phương tiện với trên 300.000 người về diễn biến, hướng đi của cơn bão để tránh khỏi vùng nguy hiểm.
Ông Hữu thông tin, hiện tại còn 20 tàu với 146 lao động của Quảng Trị đang hoạt động ở vịnh Bắc Bộ chưa liên lạc được. Bộ đội Biên phòng đang phối hợp với địa phương và gia đình các tàu cố gắng liên lạc.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng khẳng định, từ chiều nay tỉnh đã có công điện cấm biển, từ 5h sáng mai sẽ không cho tàu thuyền ra khơi nữa.
Về khách du lịch, hiện có hơn 1.000 khách đang cư trú ở Cửa Lò đã nắm bắt được thông tin để chủ động phòng tránh. Theo phương án xây dựng về tình hình mưa bão hiện tại, có thể sẽ di dời khoảng 26.000 dân ở các huyện.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường
Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng người và tài sản
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý bão số 4 xảy ra vào dịp nghỉ lễ 2/9, đây là thời gian lưu lượng người đi du lịch ở các tỉnh trong vùng ảnh hưởng của bão rất lớn nên cần phải chú ý.
Bộ trưởng cho hay, những khu vực ảnh hưởng là những vùng vừa qua đã có tổn thương rất lớn nên phải đề phòng lũ ống, lũ quét xảy ra.
Ông đề nghị tất cả các lực lượng phối hợp với địa phương rà soát, không để tàu thuyền nào hoạt động trong phạm vi ảnh hưởng. Các địa phương từ Quảng Ninh - Quảng Nam lên kế hoạch di dời dân ở các vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan kiểm tra lại các hồ chứa xuống cấp, khu vực xung yếu, công trình xây dựng để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng người và tài sản. Các đơn vị, bộ ngành, địa phương tuyệt đối không được chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão để chủ động triển khai các phương án ứng phó, tránh để tình trạng thiệt hại đáng tiếc như một số trường hợp trước đây.
Phó Thủ tướng lưu ý, căn cứ diễn biến bão để chủ động cấm biển và thông báo cho phép hoạt động trở lại. Đảm bảo an toàn trên biển, không để tàu bè và người dân ở vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 2/9. Rà soát các phương án sẵn sàng sơ tán người dân, lưu ý những khu vực có nguy cơ sạt lở.
Theo Phó Thủ tướng, sau bão thường có mưa lớn, lũ ống, lũ quét, vì vậy phải chủ động ứng phó và tìm kiếm cứu nạn nhanh nhất khi sự cố xảy ra.
Hương Quỳnh
Theo vietnamnet
Diễn biến mới nhất của bão số 4 đang hướng vào Thanh Hóa đến Quảng Bình Bão số 4 đã mạnh thêm, gió giật cấp 11 đang hướng vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 4 - Podul. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG. Bão số 4 tăng cấp đang hướng vào đất liền Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc...