Nhiều nơi “mất tích” từ lâu, đến đây nhà nào cũng có thứ nặng nề này
Tại xóm Bản Giuồng, xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa ( tỉnh Cao Bằng) nơi có 78 hộ dân sinh sống thì có đến 80% hộ dân có cối xay đá trong gia đình.
Chiếc cối xay đá đặt bên hiên nhà hay góc bếp tại gia đình ở các xóm, bản vùng cao trở thành một hình ảnh quen thuộc mang đậm nét về sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Mỗi vòng xoay của cối đá cũng như vòng xoay của đời người, gợi lên nhịp sống thanh bình, yên ả, sâu lắng tình người ở vùng cao xưa và nay.
Người dân xóm Đông Sằng, xã Quang Trung (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) sử dụng cối xay đá để xay ngô.
Thời kỳ trước, khi chưa có điện lưới và các loại máy nghiền bột, máy xay xát gạo thì người dân đều chế biến lương thực, thực phẩm chủ yếu bằng những chiếc cối đá. Chiếc cối đá từng là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình, bởi nó gắn liền với sinh hoạt hằng ngày.
Có nhà có đến vài ba chiếc cối đá với đủ kích cỡ to nhỏ khác nhau, mỗi loại cũng có một công dụng riêng biệt. Ký ức thời ấu thơ của nhiều thế hệ gắn liền với tiếng xay quen thuộc, vui tai. Cối xay đá gắn bó trong đời sống nên rất được coi trọng, sau khi sử dụng xong luôn được lau rửa sạch sẽ, gọn gàng.
Cấu tạo của cối xay đá khá đơn giản, gồm 2 thớt đá được làm bằng đá nguyên khối, đục hoàn toàn bằng thủ công. Phần mặt thớt đá đặt chồng lên nhau thì được đục lỗi lõm tạo nên các rãnh như răng cưa để khi xay khớp nhau.
Video đang HOT
Cấu tạo khá đơn giản nhưng các cối đá đều rất bền có thể tồn tại đến hàng trăm năm bởi khối đá để dùng làm cối được lựa chọn rất kỹ và phải đạt yêu cầu về độ cứng, mặt phẳng mịn.
Nếu đá không phẳng, xù xì khi xay những vụn đá nhỏ li ti của cối đá sẽ rớt xuống làm hỏng thực phẩm. Ví thế, một tảng đá rất to nhưng có khi chỉ có một khối đá đạt yêu cầu. Hiện nay, máy móc hiện diện ở hầu hết các làng quê với máy gặt đập, máy xay, máy xát gạo thì vai trò thiết yếu của những chiếc cối đá không còn nữa nhưng nó vẫn có chỗ đứng nhất định trong nhịp sống hiện tại, nhất là tại các xóm, bản vùng cao.
Bên hiên nhà sàn của các gia đình tại xóm Bản Giuồng, xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng) luôn đặt chiếc cối xay đá.
Loại cối xay đá đại hầu như không còn nhưng loại cối đá kích thước vừa phải, rộng khoảng 60 – 80 cm vẫn được sử dụng rất nhiều. Tại xóm Bản Giuồng, xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng) nơi có 78 hộ dân sinh sống thì có đến 80% hộ dân có cối xay đá trong gia đình.
Bà Đinh Thị Hà, 68 tuổi, xóm Bản Giuồng chia sẻ: Bây giờ đã có máy xay xát bằng điện nên chúng tôi không phải vất vả xay gạo bằng cối đá nữa. Nhưng khi làm các loại bánh (bánh gai, bánh dày, bánh rán, bánh trôi…) vào dịp Tết Nguyên đán, Rằm tháng Bảy hay các dịp lễ hội trong năm thì sử dụng cối xay bằng đá vì giữ được hương vị bánh thơm ngon, bột tươi và mịn hơn.
Lớp trẻ hôm nay, nhất là tại các trung tâm thành phố nhìn chiếc cối xay đá với ánh mắt ngạc nhiên vì không còn là hình ảnh quen thuộc nữa mà chỉ còn bắt gặp trong một số bảo tàng, khu di tích lưu giữ để trưng bày. Nhưng tại các xóm, bản vùng cao trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay những chiếc cối xay đá vẫn được người dân lưu giữ và sử dụng.
Bởi vì những chiếc cối xay đá giữ một vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày nên một số gia đình vẫn lưu giữ lại như một “nhân chứng”, một phần ký ức trong mỗi cuộc đời của các thế hệ trong gia đình.Người dân vùng cao ở Cao Bằng có câu “Một đời cối đá bằng ba đời người” cho thấy sự hiện diện bền bỉ, trường tồn của cối xay đá trong đời sống, sinh hoạt cũng như vòng đời của họ.
Theo Xuân Lam (Báo Cao Bằng)
Lũ cát đỏ xé toạc đường ven biển
Mưa lớn kéo sập cát đỏ của một công trình xây dựng tạo thành "cơn lũ" xé toạc đường ven biển Phan Thiết - La Gi, rạng sáng 6/11.
Đường ĐT719 ven biển đoạn qua xã Tiến Thành (Phan Thiết) bị ách tắc hai đầu khi cát đỏ từ một đồi đất đang san lấp của dự án bất động sản nghỉ dưỡng đổ xuống tạo dòng chảy mạnh, băng qua con đường nhựa xuống biển.
Hai phần ba mặt đường bị xé toang, hình thành một hố lở sâu gần 10 m, rộng 8 m, dài gần 100 m. Những cây dương kề đó bị cuốn bay gốc. Phía đường nối lên đồi có một rãnh sâu hơn một mét. Trên đồi cát nhiều công trình dự án NovaWorld đang xây dựng, xung quanh có nhiều chiếc xe ủi, xe múc.
Mặt đường tạo hố sâu sau sạt lở. Ảnh: Việt Quốc.
"Cát từ công trình trên đồi cao đổ xuống như dòng sông lai láng. Để đảm bảo an toàn cho người đi đường, xã đã cử lực lượng chặn hai đầu để cảnh báo", ông Tống Duy Mạnh, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành, nói.
Hiện các xe máy, ôtô con chạy qua mép đường chưa sạt lở, còn xe tải nặng phải quay ngược đầu để vòng qua quốc lộ 1A cách đó khoảng 15 km. Hai xe ủi của ngành giao và chủ dự án điều động để giải phóng lượng cát rất lớn tràn qua mặt đường.
Theo ông Nguyễn Quốc Nam, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận, nguyên nhân chính do công trình xây dựng không đảm bảo các điều kiện an toàn. Khi mưa lớn, lượng nước tụ lại nhiều tạo thành dòng kéo theo cát từ đồi ập xuống dưới. "Trước mắt, chúng tôi cho xe ủi cát để tạm thời cho các xe nhỏ chạy rồi tiến hành lấp lại đường", ông Nam nói.
Ông Xà Dương Thắng, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận, cho biết công trình xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp bất động sản NovaWorld (diện tích gần 1.000 ha) chưa có giấy giép xây dựng.
Đường ĐT719 rộng 7 m, dài hơn 60 km, nối Phan Thiết - La Gi. Tuyến đường khai thác du lịch ven biển này từng bị ách tắc do sự cố vỡ bờ moong, tràn lũ cát đỏ qua đường từ các dự án khai thác titan.
Vị trí tuyến đường sạt lở nằm ven biển Bình Thuận. Ảnh: Google maps.
Việt Quốc
Theo vnexpress.net
Cao Bằng: Phát hiện thêm thi thể đã phân huỷ trong khi tìm kiếm nạn nhân vụ lật bè Trong quá trình tìm kiếm nạn nhân trong vụ lật bè, lực lượng chức năng đã phát hiện 1 xác chết đang phân hủy cách hiện trường khoảng 800m. Liên quan đến vụ lật bè khiến 3 người mất tích tại huyện Phục Hoà, Cao Bằng, tính đến cuối giờ chiều nay (13/8), các lực lượng tìm kiếm vẫn chưa tìm thấy tung...