Nhiều nỗ lực trong việc gỡ “thẻ vàng”
Thời gian qua, BĐBP cùng với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát Biển… đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Qua đó, ý thức của ngư dân được nâng cao rõ rệt, số vụ tàu cá của ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản giảm mạnh, góp phần gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EU) đối với thủy sản Việt Nam.
Tàu khai thác thủy sản ở Cà Mau trở về sau một chuyến đi biển bội thu. Ảnh: Đăng Bảy
Ý thức của ngư dân được nâng cao rõ rệt
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về chống IUU tại Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác chống IUU năm 2020 (tổ chức ngày 27-8, tại thành phố Hồ Chí Minh), từ đầu năm 2020 đến nay, các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng (Hải quân, BĐBP, Cảnh sát Biển) đã tích cực tuyên truyền và phối hợp với cơ quan chức năng của các địa phương tuyên truyền được gần 200 buổi với hơn 42.180 lượt người nghe; phát tờ rơi cho 6.500 lượt tàu cá đang hoạt động trên biển.
BĐBP đã phát huy có hiệu quả hệ thống thông tin liên lạc, kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn cho ngư dân khi đánh bắt trên vùng biển xa biết cách tự bảo vệ trước khi có sự trợ giúp của lực lượng chức năng; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của Đảng, Nhà nước trong hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển. Tính đến ngày 30-6-2020, lực lượng chức năng đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho hơn 20.100 tàu cá có chiều dài từ 15m đến dưới 24m và gần 2.400 tàu có chiều dài từ 24m trở lên. Cùng với đó, lực lượng Kiểm ngư, BĐBP đã phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, kiểm soát tại các cửa biển, khu vực neo đậu, kiên quyết không cho tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát xuất bến đi biển.
Ngoài ra, BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển tổ chức kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ tàu cá ra, vào, hoạt động trên biển, kiên quyết không cho ra khơi đối với các tàu cá không đủ giấy tờ, trang bị theo quy định. Qua đó, đã phát hiện và tham mưu cho địa phương xử lý 232 vụ với 352 đối tượng vi phạm IUU.
Video đang HOT
Trong đó, tước giấy phép khai thác 17 tàu; tước bằng 2 thuyền trưởng, tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ 1 thuyền trưởng vì hành vi tắt thiết bị giám sát hành trình, tịch thu 38 bộ kích điện, hơn 374kg thuốc nổ và 3.287 kíp nổ… Nhờ những giải pháp trên, công tác khắc phục “thẻ vàng” của EC đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của ngư dân được nâng cao rõ rệt. Nhiều chủ tàu, tài công đã có thói quen ghi sổ nhật ký khai thác, đánh bắt; các cảng cá cũng đã thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục cập cảng và truy xuất nguồn gốc đánh bắt.
Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kể từ khi Việt Nam bị EC áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam vào thị trường châu Âu (tháng 10-2017) đến nay, EC đã 2 lần sang kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các khuyến nghị của EC về chống IUU. EC đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống IUU. Bên cạnh đó, EC cũng đánh giá cao tính minh bạch, trung thực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin. Đáng chú ý, Việt Nam tích cực hoàn thiện khung pháp lý trong một thời gian ngắn để tăng cường giám sát, xử lý vi phạm. Công tác truy xuất nguồn gốc cũng có nhiều tiến bộ, mức độ sai sót trong các lô hàng xuất khẩu sang EC giảm đáng kể.
Vẫn còn những khó khăn, vướng mắc
Theo đánh giá của ông Nguyễn Quang Hùng, tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng ở thời điểm hiện tại, EC khẳng định sẽ không gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho Việt Nam nếu chưa chấm dứt được tình trạng tàu cá của ngư dân Việt Nam khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài… Đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi các ngành chức năng, các địa phương phải có giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong nửa đầu năm 2020, dù số vụ vi phạm đã giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn còn một số tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, nổi lên là các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vi phạm như: Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong kiểm soát tàu cá ra, vào cảng còn chưa nhịp nhàng, linh hoạt. Công tác phối hợp giữa các lực lượng và các sở, ngành trong việc cung cấp, trao đổi thông tin các vấn đề có liên quan đến việc tàu xuất, nhập bến cũng như việc ngăn chặn tàu cá vi phạm chưa được kịp thời và thường xuyên.
Cùng với đó, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đạt hiệu quả cao theo đúng tinh thần của Luật Thủy sản, nhưng vẫn còn nhiều tàu cá mất kết nối với hệ thống giám sát. Một số chủ tàu, thuyền trưởng tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá thực hiện chưa nghiêm việc ghi, nộp sổ nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải. Một số chủ tàu lấy lý do bận công việc không trực tiếp tham gia các lớp tập huấn mà cử đại diện là người nhà, những người không trực tiếp sản xuất, không am hiểu về nghề cá, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tuyên truyền cũng như thực thi pháp luật của ngư dân.
Phát biểu tại Hội nghị rút kinh nghiệm về công tác chống IUU năm 2020, do Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về chống IUU tổ chức ngày 27-8, đại diện các ngành chức năng đều nhất trí với những ý kiến như: Các địa phương, các ngành chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ tàu, thuyền trưởng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong khai thác thủy sản.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ và tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu, phục vụ cho công tác phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm về IUU. Sớm hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát và đánh dấu tàu cá. Các đơn vị như Hải quân, BĐBP, Cảnh sát Biển… cần thực hiện tốt hơn nữa công tác điều tra cơ bản, đẩy mạnh trao đổi thông tin trong xử lý vụ việc. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương ven biển để tuyên truyền, áp dụng khoa học công nghệ quản lý tàu cá đạt hiệu quả cao.
Bộ Ngoại giao nói gì về việc ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắn chết trên biển?
Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia đã bắn chết 1 ngư dân Việt Nam và bắt giữ 18 người khác với lý do những người này chống trả buộc họ phải tự vệ. Sự việc xảy ra trong đêm khuya, ở tọa độ chưa được công bố.
Tàu tuần tra của Malaysia áp tải tàu cá Việt Nam (phải) vào bờ - Ảnh: MMEA
Ngày 17-8, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị khẳng định thông tin trên báo chí nước ngoài về việc Cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Malaysia truy đuổi tàu cá Việt Nam và làm 1 ngư dân Việt Nam thiệt mạng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, ngay sau khi nhận được thông tin nói trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã khẩn trương liên hệ với các cơ quan chức năng của Malaysia để xác minh, làm rõ vụ việc.
Theo thông tin ban đầu từ phía Malaysia, ngày 16-8, tại vùng biển ngoài khơi bang Kelantan (Malaysia) đã xảy ra một vụ va chạm giữa Cơ quan thực thi pháp luật trên biển của Malaysia và hai tàu cá Việt Nam làm một ngư dân Việt Nam thiệt mạng.
Hai tàu cá cùng các ngư dân còn lại đang bị phía Malaysia tạm giữ với cáo buộc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Malaysia. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với Đại sứ quán Malaysia tại Hà Nội bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ việc nghiêm trọng này, yêu cầu phía Malaysia xác minh, điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm nhân viên công vụ làm ngư dân Việt Nam thiệt mạng, đối xử nhân đạo với ngư dân và tàu cá Việt Nam.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tiếp tục làm việc và yêu cầu các cơ quan chức năng của Malaysia cung cấp thông tin cụ thể về vụ việc, thu xếp thăm lãnh sự các ngư dân và tiến hành các biện pháp bảo hộ đối với ngư dân thiệt mạng.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan trong nước xác minh nhân thân các ngư dân và nắm thêm thông tin về vụ việc để có cơ sở đấu tranh với các sai phạm và tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam".
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 17-8 cho biết ít nhất 1 ngư dân Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ bắt giữ tối 16-8 ngoài khơi Malaysia. Nạn nhân là một người đàn ông khoảng 30 tuổi.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, ông Lê Quý Quỳnh, cho biết hiện Đại sứ quán đã nắm được thông tin qua các nguồn không chính thức và đang yêu cầu Malaysia cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Phia Malaysia cao buoc tau ca Viet Nam xam pham vung bien cua Malaysia nhung khong cong bo tọa đo xay ra vu viec.
Trong thông cáo phát ngày 17-8, Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia (MMEA) cáo buộc 19 ngư dân Việt Nam đã chống trả bằng vật cứng và bom xăng buộc lực lượng này phải nổ súng tự vệ làm trúng một ngư dân. Người này sau đó đã tử vong trong lúc 18 người còn lại bị dẫn giải về đất liền.
Thi thể của ngư dân thiệt mạng sẽ được đưa tới bệnh viện để khám nghiệm. Cũng theo MMEA, những người bị bắt trước mắt sẽ bị điều tra các tội đánh bắt trái phép hải sản, chống người thi hành công vụ và cố ý giết người.
Trang Twitter của MMEA sau đó công bố các hình ảnh mà Malaysia cho là hậu quả từ việc tàu cá Việt Nam đã chống trả. Một hình ảnh khác cho thấy cảnh báo đài Malaysia đang ghi hình cảnh tàu cá Việt Nam bị lai dắt vào bờ.
4 ngư dân mất tích sau khi tàu chấp pháp Indonesia va chạm tàu cá Việt Nam Thông tin về vụ va chạm khiến 4 ngư dân Việt Nam mất tích được Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn dẫn thông tin từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận. Cụ thể, ngày 19/4, tàu chấp pháp Indonesia đã bắt...