Nhiều nhân viên không dám từ chối chơi team building nhạy cảm
Hải Thanh từng phải tham gia trò chơi chuyền bóng bằng ngực. Cô cố chơi thua để sớm rời khỏi sân khấu.
Nguyễn Hải Thanh (27 tuổi, quận 7, TP.HCM) thường xin phép ở nhà, không tham gia du lịch công ty. Cô cho biết mình là người hướng ngoại, yêu thích xê dịch và khám phá. Tuy nhiên, những chuyến đi chơi tập thể kết hợp hoạt động team building lại luôn làm cô không thoải mái.
“Công ty tôi không tổ chức team building nhạy cảm, thông thường chỉ là những trò chơi như giải câu đố, kéo co trên bãi biển. Nhưng đôi khi, thực tế lại phát sinh những tình huống khó xử. Ví dụ, một lần chơi nhảy bao bố, tôi vô tình ghép cặp cùng đồng nghiệp nam. Hai anh em nhảy chung một bao, việc bám vai, bám tay nhau làm tôi rất ngại”, cô kể lại với Zing.
Không dám từ chối
Theo Hải Thanh, khi lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm làm việc lâu năm, cô không còn e ngại khi từ chối những cuộc vui tập thể. Những buổi nhậu, tụ tập sau giờ làm, nếu không thấy vui, cô thẳng thừng xin kiếu.
Nhưng trước đây, khi mới tốt nghiệp đại học và là nhân viên mới, cô chưa dám mạnh dạn như vậy.
“Ngày mới ra trường, tôi làm thực tập sinh cho một công ty sản xuất thực phẩm. Trong chuyến team building cùng tập thể, do là người mới, tôi thường bị đẩy lên tham gia những trò chơi như chuyền bóng bằng ngực, dán bóng bay vào vòng 3… Tôi khó chịu mà không dám từ chối vì ngại, cố chơi thua để được xuống khỏi sân khấu”, cô tâm sự.
Nhân viên sẽ hào hứng tham gia team building hơn nếu doanh nghiệp tạo dựng được văn hóa đoàn kết, văn minh, tích cực. Ảnh minh họa: Bá Tùng, Ngọc Khánh.
Nhân viên sẽ hào hứng tham gia team building hơn nếu doanh nghiệp tạo dựng được văn hóa đoàn kết, văn minh, tích cực. Ảnh minh họa: Bá Tùng, Ngọc Khánh.
Nhân viên sẽ hào hứng tham gia team building hơn nếu doanh nghiệp tạo dựng được văn hóa đoàn kết, văn minh, tích cực. Ảnh minh họa: Bá Tùng, Ngọc Khánh.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, Bình An (25 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng cho rằng nhân viên mới hoặc thực tập sinh thường là những người khó từ chối trò chơi tập thể.
Cô từng làm việc tại một công ty thuộc lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe. Mỗi mùa hè, bộ phận của cô lại tổ chức chuyến du lịch biển kết hợp chơi team builiding. Cô không giấu được sự e ngại, chán ngán với những trò chơi này.
“Bên cạnh những hoạt động thông thường, ban tổ chức thường đan xen một số trò chơi nhạy cảm như giấu 3 quả chanh vào trong áo nam giới, sau đó yêu cầu đồng nghiệp nữ bịt mắt tìm chanh. Thậm chí, nhiều lần, họ còn thiết kế trò ăn trái cây treo ở cạp quần người đối diện”, An thở dài.
Theo An, không phải ai cũng thoải mái khi tham gia những trò chơi như vậy. Tuy nhiên, có một số người lại tỏ ra hào hứng. Chính điều này khiến nhiều người càng ngần ngại từ chối, đành tặc lưỡi chơi đến hết chương trình.
“Tôi và một số đồng nghiệp trốn team building bằng cách rủ nhau đi chỗ khác, quyết không tham gia. Tuy nhiên, nhiều lần sếp khiển trách chúng tôi vì ‘đánh lẻ’ như vậy. Dường như không ai đủ mạnh dạn để bày tỏ quan điểm hay nói từ chối thẳng thừng”, cô cho hay.
Theo chuyên gia tổ chức sự kiện, nếu công ty coi team building là món quà, phúc lợi, họ không nên làm khó nhân sự với những hoạt động mất sức, nhàm chán. Ảnh minh họa: Lê Minh/Pexels.
Theo chuyên gia tổ chức sự kiện, nếu công ty coi team building là món quà, phúc lợi, họ không nên làm khó nhân sự với những hoạt động mất sức, nhàm chán. Ảnh minh họa: Lê Minh/Pexels.
Trong khi đó, Lý Vân (28 tuổi, TP.HCM) lại sẵn sàng nói “không” khi bị yêu cầu tham gia những trò chơi nhạy cảm, động chạm cơ thể với đồng nghiệp khác giới.
Làm việc tại một số công ty, cô từng chứng kiến nhiều buổi team building gây khó xử cho cả người xem và người chơi như nam nữ kẹp bóng di chuyển, thách uống rượu, bia…
“Nếu những trò chơi này để gắn kết, tôi từ chối gắn kết”, cô nói.
Theo Vân, team building là hoạt động ý nghĩa, giúp nhiều người giải trí, làm quen với đồng nghiệp sau thời gia làm việc tại văn phòng. Tuy vậy, nếu team building được thiết kế không phù hợp, gây mệt mỏi quá sức hoặc phản cảm, nhân viên có quyền và nên từ chối để tôn trọng cảm xúc của chính mình.
“Không riêng tôi, nhiều đồng nghiệp cũng không thoải mái với những trò chơi nhạy cảm và chủ động đứng ngoài cuộc. Cuối cùng, team building lại không thể gắn kết tập thể như mục đích ban đầu mà chỉ làm mọi người cách xa nhau hơn”.
Nếu khó chịu, hãy nói ‘không’
Trao đổi với Zing, ông Vũ Việt Anh, tiến sĩ khoa học, chủ tịch Hội đồng Quản trị Học viện Thành Công, nhận định team building đóng vai trò quan trọng trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Đây là hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng và gắn kết các thành viên.
Theo ông Việt Anh, team building thường được tổ chức ngoài trời và với đông thành viên. Do vậy, đây cũng chính là hoạt động thể hiện bộ mặt của công ty, các hoạt động đều phải đề cao sự văn minh, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Nhân viên nên từ chối thẳng thắn nếu không muốn tham gia các hoạt động team building. Ảnh minh họa: Jeff Vinluan/Pexels.
Nhân viên nên từ chối thẳng thắn nếu không muốn tham gia các hoạt động team building. Ảnh minh họa: Jeff Vinluan/Pexels.
Các công ty cần tuyệt đối tránh các trò chơi nhạy cảm, động chạm cơ thể quá mức giữa các nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng cần kiểm soát tốt các yếu tố liên quan đến giới tính, tôn giáo, chính trị.
“Nhân viên dễ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề nếu phải tham gia các trò chơi tập thể phản cảm. Trường hợp xấu khi hình ảnh hay video bị lộ ra ngoài, nhân viên còn có thể bị gia đình hay người xung quanh trách mắng”, ông nói.
Ngoài ra, team building cũng là dịp để các lãnh đạo tìm ra thế hệ quản lý mới. Nếu vô tình có những hình ảnh không đẹp về mình, nhân viên rất dễ gây mất thiện cảm và ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này.
Theo ông Việt Anh, khi bị yêu cầu tham gia các trò chơi nhạy cảm, nhân viên nên phản ứng lại theo nguyên tắc No – Go – Tell. Tức là, người chơi có quyền dừng chơi ngay lập tức. Sau đó, họ sẽ trao đổi lại với người phụ trách để nói rõ yêu cầu, nguyên nhân không thể tiếp tục tham gia.
Bên cạnh đó, trước mỗi lần team building, công ty cần công khai kịch bản chương trình. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ lịch trình sắp tới, đồng thời chủ động trước mỗi trò chơi mà bản thân có thể tham gia được hay không.
“Nhờ thế, các bộ phận sẽ đo lường được các tình huống phát sinh. Đặc biệt, tổ chức ở địa phương nào cũng cần giữ gìn hình ảnh và môi trường cho nơi đó. Nếu không, hình ảnh doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực”, ông chia sẻ thêm.
Ông cho biết có 5 nhóm trò chơi team building lành mạnh mà các công ty có thể tham khảo:
- Nhóm trò chơi trí tuệ: Lồng ghép các câu đố trí tuệ để nhân viên cùng tư duy, phát triển kỹ năng.
- Nhóm trò chơi tìm hiểu văn hoá: Tìm hiểu thêm về cuộc sống, văn hoá của địa phương diễn ra team building.
- Nhóm trò chơi thám hiểm: Kích thích kĩ năng sinh tồn, tạo sự hứng thú cho nhân viên.
- Nhóm trò chơi đối kháng: Khuyến khích nhân viên cạnh tranh vui vẻ và công bằng bên ngoài môi trường công sở.
- Nhóm trò chơi sinh tồn: Giúp nhân viên rèn luyện chỉ số AQ – chỉ số vượt khó.
Trong trường hợp phải thuê đơn vị bên ngoài tổ chức team building, công ty cần tìm nhà cung cấp uy tín, nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ về văn hóa, tinh thần doanh nghiệp để thiết kế các trò chơi phù hợp với tính cách và thị hiếu nhân viên.
Xe bắt khách bát nháo tại sân bay Tân Sơn Nhất: Như 'chợ chồm hổm'!
Nhiều bạn đọc đã đồng cảm sau bài báo 'Tôi người TP.HCM mà còn ngại, nói chi khách phương xa'.
Không chỉ phản ánh, bức xúc vấn nạn này xảy ra trong thời gian dài mà chưa có giải pháp khắc phục, một số bạn đọc còn hiến kế chấn chỉnh.
Cơ quan quản lý sân bay Tân Sơn Nhất yêu cầu các hãng taxi, xe công nghệ phải cam kết đảm bảo đủ số lượng xe trong thời gian cao điểm - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Nhất Nguyên tham gia diễn đàn làm gì để sân bay Tân Sơn Nhất văn minh, lịch sự?
Là một hành khách thường xuyên đi máy bay, phải nói thẳng luôn là: cảnh chèo kéo khách tại sân bay Tân Sơn Nhất thật sự rất bát nháo, như cái "chợ chồm hổm"!
Ở ga đến trong nước, ngay khi vừa lấy hành lí xong, đi ra khỏi khu vực kiểm tra thẻ hành lí ký gửi là ngay lập tức những tiếng mời chào đon đả không hề dễ chịu với âm lượng không hề nhỏ. "Taxi đi anh", "Anh đi đâu, qua đây em báo giá cho", "Đi không anh?"...
Hành khách nào lơ ngơ không biết, hoặc mới lần đầu đến mà không tìm hiểu, sẵn sàng rẽ vào để đặt xe theo lời chào ngon ngọt "Giá rẻ", "Giá hữu nghị" để rồi sau đó ngậm ngùi nhận ra bị "chém" thì đã quá muộn!
Biết các bạn nhân viên cũng chỉ làm công việc của mình, cũng bị áp chỉ tiêu tuy nhiên, tại sao không đặt các bảng quảng cáo, niêm yết giá công khai thay vì mời chào ầm ĩ như cái chợ như thế? Một số sân bay khác đã làm việc này, không lẽ lại quá khó với sân bay Tân Sơn Nhất?
Sau khi thoát khỏi những lời mời chào "đi không anh", đi bộ băng qua khu vực đón xe taxi, xe công nghệ thì lại được một rừng các tài xế chào mời "Đi về đâu em báo giá cho". Thậm chí, nhiều tài xế còn trao đổi với nhau không khác gì đang ở trong một phiên chợ "Anh áo xanh của tao", "Nhà ba người có em bé (để) tao nghen" rồi kèm theo đó là "Taxi đi, taxi đi"...
Với những khách quyết định đi xe công nghệ, trước khi đến được làn D1 để chờ xe thì còn phải vượt qua một "cửa ải" cũng không kém phần gian nan khác: một đội quân tài xế xe ôm mặc đồng phục màu cam của hãng A. đứng một hàng dài, liên tục chèo kéo "Xe ôm đi em". Dù đã lắc đầu ra hiệu không đi, nhưng tôi vẫn liên tục bị chèo kéo.
Hôm nào xui xui đáp chuyến bay đến muộn, hoặc mưa quá lớn, không thể bắt xe công nghệ thì ôi thôi, các anh taxi được nước thể hiện. Nào là chê cuốc ngắn, nào là đề nghị "bồi dưỡng" thêm.
Thậm chí, có lần, nhà tôi đi từ sân bay về Quận 7, do đến sau 12h đêm, không tìm được xe công nghệ, đành đi xe của hãng V. Tài xế cứ đánh lái đi một đường rõ xa, tôi đã nhẹ nhàng nói để tôi chỉ đường, còn không anh mở Google lên mà đi, nhưng anh tài xế ban đầu còn nói "Không biết đường", về sau im lặng, rồi cuối cùng là quạu quọ.
Để cho yên chuyện, cả nhà tôi đành im lặng. Rốt cuộc mất hơn một tiếng và giá cước thì cao bất thường. Dù biết mình phải trả theo đồng hồ nhưng thật sự không hiểu cung cách phục vụ như vậy là gì.
Tình cảnh qua ba "trạm" với nhiều đội quân được tung ra để chèo kéo, giành khách như thế này, lần nào đi từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố như thế này, lần nào cũng như lần đó, và lần nào cũng tự hỏi: Vì sao một sân bay có lưu lượng hành khách đông nhất cả nước, một bộ mặt của trung tâm kinh tế cả nước mà lại để diễn ra cảnh chèo kéo diễn ra trong thời gian rất dài?
Còn chuyện giá cả, chặt chém thì đã có nhiều độc giả lên tiếng rồi, xin phép không bàn luận lại ở đây. Thiết nghĩ các cơ quan ban ngành cần vào cuộc, nhanh chóng dẹp cái "chợ" trong Tân Sơn Nhất để sớm mang lại sự lịch thiệp, trang trọng cần có của sân bay.
Tưởng niệm 107 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Nhân kỷ niệm 107 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2022), ngày 1/7 tỉnh Hưng Yên và nhân dân địa phương đã tổ chức dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, dâng hương tại nhà tưởng niệm ở quê nhà xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ. Các đại biểu dâng hương tại khu tưởng...