Nhiều nhân tố thúc đẩy giá vé máy bay tiếp tục tăng cao
Ngày 21/9, các nhà lãnh đạo ngành hàng không cảnh báo hành khách vẫn phải “gồng mình” với giá vé máy bay cao hơn, giữa bối cảnh lĩnh vực này phải đối mặt với những thách thức do đại dịch COVID-19, giá dầu cao và lo ngại xung đột Nga – Ukraine.
Máy bay Boeing 777 của Hãng hàng không Qatar Airways chờ đón khách tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul (Afghanistan). Ảnh tư liệu (minh họa): AFP/TTXVN
Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ( IATA) Willie Walsh cho biết, sự phục hồi của các hãng hàng không sẽ bị trì hoãn nếu Trung Quốc duy trì các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19 vào năm 2023.
Ông Willie Walsh và Giám đốc điều hành Qatar Airways, Akbar Al Baker, cho biết, hành khách trên khắp thế giới có thể sẽ phải trả giá vé cao hơn trong những tháng tới do giá nhiên liệu cao hơn đã làm tăng thêm khoản lỗ của ngành hàng không từ hai năm qua.
Tuy nhiên, ông Walsh lạc quan nói rằng, “điểm mấu chốt” là nếu giá nhiên liệu máy bay tiếp tục tăng thì lựa chọn duy nhất của các hãng hàng không là nâng giá vé.
Người đứng đầu IATA và người đứng đầu Qatar Airways cho biết, áp lực tăng giá vé máy bay sẽ kéo dài đến năm 2023 và thậm chí xa hơn nữa. IATA cho biết, các hãng hàng không đã lỗ 180 tỷ USD trong năm 2020 và 2021, và dự kiến sẽ lỗ thêm 9,7 tỷ USD nữa trong năm nay.
Video đang HOT
Qatar Airways, hãng hàng không đã thu về lợi nhuận 1,5 tỷ USD trong năm nay, đã chỉ trích các chính phủ vì đã “gây hiểu lầm” cho công chúng về tác hại môi trường của việc đi máy bay. Ông Al Baker cho biết, các hạn chế đối với các hãng hàng không như di chuyển giữa nhiều nước châu Âu để chấm dứt các chuyến bay có quãng đường dưới 500 km cũng làm tăng thêm chi phí. Theo ông Baker, nếu giá các loại nhiên liệu mới thân thiện với môi trường cao hơn thì áp lực giá vé cao vẫn sẽ tiếp diễn.
Cả hai nhà lãnh đạo này đều cho biết, việc mở lại biên giới của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi của ngành hàng không, bởi Trung Quốc có một “vị trí rất quan trọng” trong các số liệu du lịch quốc tế.
Giá dầu cao, hàng không Mỹ vẫn tiết kiệm cả tỷ USD nhờ chiến lược thông minh
Nhờ bảo hiểm rủi ro về giá dầu mà hãng hàng không Southwest Airlines của Mỹ và một số hãng khác đã tiết kiệm cả tỷ USD.
Máy bay của Southwest Airlines. Ảnh: Getty Images
Theo trang oilprice.com, bảo hiểm rủi ro về giá hàng hóa là một chiến lược giao dịch phổ biến thường được các nhà sản xuất dầu khí cũng như những người tiêu dùng nhiều hàng hóa năng lượng như các hãng hàng không sử dụng để bảo vệ mình trước những biến động của thị trường.
Trong thời điểm giá dầu thô giảm, các nhà sản xuất dầu thường sử dụng bảo hiểm rủi ro ngắn hạn để chốt giá dầu nếu họ tin rằng giá có khả năng xuống thấp hơn nữa trong tương lai, trong khi những người tiêu dùng nhiều nhiên liệu như các hãng hàng không lại làm ngược lại: bảo hiểm rủi ro đề phòng giá dầu tăng gây giảm lợi nhuận.
Gần như có thể dự báo tất cả các chi phí của một hãng hàng không, ngoại trừ một điều: chi phí nhiên liệu ngắn hạn. Nhiên liệu thường là thứ tốn nhiều chi phí nhất của hãng hàng không và có thể chiếm gần một phần ba tổng chi phí hoạt động.
Hai năm trước, nhiều hãng hàng không lớn đã bỏ bảo hiểm rủi ro với dầu sau khi bị lỗ lớn do giá dầu thấp liên tục. Nhưng khi giá dầu liên tục đạt mức cao nhất trong nhiều năm, giờ đây họ buộc phải đảo ngược hướng đi và đang phòng ngừa rủi ro mạnh mẽ.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bảo hiểm rủi ro nhiên liệu đang có tác dụng.
Mỹ có hai hãng hàng không lớn là Southwest Airlines và Alaska Airlines đã liên tục bảo hiểm chi phí nhiên liệu máy bay. Nhiên liệu chiếm một phần ba chi phí hoạt động của hãng Southwest Airlines. Hãng hàng không này bắt đầu tự bảo hiểm chi phí nhiên liệu của mình vào đầu những năm 1990 sau khi giá dầu thô tăng vọt trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Southwest đặt mục tiêu bảo hiểm ít nhất 50% chi phí nhiên liệu mỗi năm và sử dụng độc quyền quyền chọn mua. Quan chức của công ty, ông Chris Monroe, giao dịch với một số đơn vị giao dịch hàng hóa thông minh nhất Phố Wall, như Goldman Sachs, JPMorgan và bảy nhà giao dịch khác.
Southwest đã thua lỗ vì các khoản bảo hiểm rủi ro từ năm 2015 đến năm 2017, nhưng các khoản bảo hiểm rủi ro dầu năm nay đang mang lại lợi nhuận lớn cho hãng.
Theo Financial Times, một nhóm gồm 4 nhà giao dịch nhiên liệu tại Southwest Airlines đã tiết kiệm cho công ty khoản tiền khổng lồ 1,2 tỷ USD trong năm nay thông qua bảo hiểm rủi ro thông minh. Nhờ bảo hiểm rủi ro về giá dầu mà Southwest đã giảm 70 cent chi phí nhiên liệu, xuống còn 3,3 USD đến 3,4 USD/gallon trong quý này.
Trong khi giá dầu đã tăng 40% trong năm nay, các sản phẩm từ dầu còn tăng giá mạnh hơn: nhiên liệu máy bay gần đây được giao dịch ở mức cao 320 USD/thùng tại New York. Phí bảo hiểm nhiên liệu máy bay cao hơn 10 lần so với các mức phí bảo hiểm trong 30 năm qua. Bảo hiểm rủi ro của Southwest chắc chắn đã bảo vệ công ty này khỏi số cú sốc giá lớn.
Giám đốc tài chính của hãng Southwest Tammy Romo cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý đầu tiên của hãng: "Bảo hiểm rủi ro nhiên liệu đang bảo vệ tuyệt vời cho chúng tôi trước giá năng lượng tăng và bù đắp đáng kể khi giá thị trường nhiên liệu máy bay trong quý đầu tiên năm 2022 tăng".
Southwest chỉ là một trong nhiều công ty đang tìm cách bảo vệ mình khỏi giá dầu cao.
Giám đốc điều hành Ryanair Holdings Plc, ông Michael O'Leary cho biết: "Chúng tôi cũng rất may mắn là trong 12 tháng tới, chúng tôi đã được bảo hiểm rủi ro rất tốt về nhiên liệu. Tôi cho rằng điều may mắn hơn là quản lý thông minh. Nhưng tuy nhiên, chúng tôi có 80% lượng nhiên liệu được mua dùng tới tháng 3/2023 ở mức dưới 70 USD mỗi thùng".
Chắc chắn, bảo hiểm rủi ro trên thị trường hiện tại có thể đắt đỏ do nhu cầu tăng cao đối với các sản phẩm phòng ngừa rủi ro. Chi phí bảo hiểm rủi ro cao hơn là do thiếu thanh khoản trong những tháng gần đây, khiến việc tìm kiếm đối tác và thỏa thuận giá cả trở nên khó khăn hơn. Nhưng do giá dầu khó có thể sớm giảm, những người sử dụng nhiều dầu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bảo hiểm rủi ro, nếu không sẽ có nguy cơ phải trả thêm hàng tỷ USD chi phí nhiên liệu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen lo ngại gia xăng tăng đột biến trở lại Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ngày 11/9 cho biết có "nguy cơ" giá xăng của Mỹ tăng trở lại vào cuối năm nay, khi ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng người Mỹ sẽ lại phải chịu một đợt giá tăng đột biến như từng xảy ra trong mùa Hè này. Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở...