Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài rời Triều Tiên
Hiện chỉ còn số ít quốc gia vẫn duy trì các hoạt động sứ quán tại Bình Nhưỡng do bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế phòng dịch Covid-19 của Triều Tiên.
Các nhà ngoại giao Nga và gia đình rời Triều Tiên. Ảnh: Facebook/ Bộ Ngoại giao Nga
NK News đưa tin, cuối tuần trước, đại sứ quán Romania ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã tạm đóng cửa sau khi hai nhân viên cuối cùng của sứ quán rời khỏi nước này cùng với một nhóm người nước ngoài khác. Hai nhân viên Đại sứ quán Romania đã di chuyển bằng đường bộ đến thành phố biên giới Sinuiju của Triều Tiên trước khi đặt chân sang thành phố Đan Đông, Trung Quốc. Họ phải cách ly ở đó hai tuần trước khi tới Bắc Kinh để lên máy bay trở về nước.
Việc hai nhân viên cuối cùng của đại sứ quán Romania rút khỏi Triều Tiên đồng nghĩa với việc hiện không còn nhà ngoại giao nào của Liên minh châu Âu (EU) ở lại Bình Nhưỡng.
“Sự ra đi của các nhà ngoại giao cuối cùng của Romania là một sự mất mát lớn bởi điều này đánh dấu sự chấm dứt hiện diện của phương Tây ở Bình Nhưỡng. Đây là lần đầu tiên không có nhà ngoại giao phương Tây nào ở Triều Tiên từ khi Thụy Điển mở đại sứ quán ở Bình Nhưỡng những năm 1970″, John Everard, cựu đại sứ Anh tại Triều Tiên, cho biết.
Bộ Ngoại giao Romania hôm 12/10 xác nhận: “Do Triều Tiên thắt chặt các biện pháp ứng phó dịch Covid-19 áp dụng một năm rưỡi qua, chúng tôi buộc phải tạm ngừng các hoạt động của Đại sứ quán Romania ở Bình Nhưỡng. Các hoạt động ngoại giao và lãnh sự tạm ngừng từ ngày 9/10/2021″, thông cáo của Bộ Ngoại giao Romania cho hay.
Video đang HOT
Cơ quan ngoại giao Romania cho biết, các lệnh hạn chế này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực của Romania trong việc luân chuyển nhân viên nhằm đảm bảo tính liên tục và bền vững của phái đoàn ngoại giao.
Hiện tại chỉ còn một số nước vẫn duy trì hoạt động sứ quán ở Triều Tiên.
Các biện pháp hạn chế phòng dịch Covid-19 của Triều Tiên gần hai năm qua khiến việc xuất – nhập cảnh vào Triều Tiên vô cùng khó khăn, khiến nhiều nước đồng loạt quyết định tạm rút nhân viên ngoại giao khỏi quốc gia này. Đầu năm nay, do biên giới Triều Tiên đóng cửa vì Covid-19, các nhà ngoại giao Nga tại Bình Nhưỡng đã phải chất hành lý lên xe đẩy men theo đường sắt về nước.
Ngay sau khi dịch bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, Triều Tiên đã có các biện pháp ứng phó nhanh chóng và nghiêm ngặt như kiểm soát chặt biên giới, cách ly hàng chục nghìn người khi có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19. Triều Tiên cũng tiến hành kiểm tra các nguồn nước uống như sông hồ, để đảm bảo mầm bệnh không theo dòng nước chảy vào Triều Tiên. Đối với những người từ nước ngoài trở về, Triều Tiên tăng thời gian cách ly lên 30 ngày. Triều Tiên cũng hạn chế khách du lịch, đồng thời kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động đi lại và thương mại xuyên biên giới.
Việc áp lệnh phong tỏa đã gây thêm sức ép cho nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn của Triều Tiên, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn chưa dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng do chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này cộng với ảnh hưởng của thiên tai.
Vì sức ép của Mỹ, Trung Quốc mở lại hoạt động biên giới với Triều Tiên?
Thành phố Đan Đông của Trung Quốc giáp với Triều Tiên đang nâng cấp các cơ sở thương mại xuyên biên giới khi có nhiều đồn đoán rằng hai nước đang củng cố mối quan hệ trước sức ép gia tăng từ Mỹ.
Du khách đi trên cây cầu Hữu nghị Trung - Triều. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin các văn bản của chính phủ Trung Quốc cho thấy giới chức thành phố Đan Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh gần đây bắt đầu mời thầu một loạt dự án, trong đó bao gồm cây cầu mới bắc qua sông Áp Lục vốn bị trì hoãn từ lâu.
Cây cầu đường bộ 8 làn xe này được thiết kế để thay thế cầu Hữu nghị Trung-Triều do quân Nhật xây năm 1943, chỉ có một đường ray và đường một chiều. Cây cầu có thể giúp mang lại nguồn đầu tư cho một khu kinh tế được quy hoạch ở Đan Đông - thành phố 2,5 triệu dân nằm đối diện với thành phố Sinujiu của Triều Tiên - và thúc đẩy giao thương với nước láng giềng này.
Dự án bắt đầu được triển khai cách đây 10 năm và dự kiến ban đầu mở cửa vào năm 2014. Cho đến nay cây cầu này vẫn chưa đi vào hoạt động mà không rõ lý do.
Tuy nhiên, giới chức Đan Đông vừa tiến hành đấu thầu dự án nghiên cứu tính khả thi cho một bến cảng biên giới mới ở đầu Trung Quốc của cây cầu.
Tháng trước, cơ quan giao thông vận tải tỉnh Liêu Ninh cũng đã bắt đầu quá trình đấu thầu hợp đồng kiểm tra an toàn kéo dài 6 tháng cho cây cầu mới, theo đó họ cho biết công trình sẽ sớm đưa vào hoạt động.
Vào tháng 1, Phòng tài nguyên thiên nhiên Đan Đông thông báo rằng một công ty tư vấn môi trường có trụ sở tại Thẩm Dương đã được ký hợp đồng thực hiện đánh giá tác động môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu hợp tác kinh tế biên giới. Dự án này được phê duyệt lần đầu vào năm 1992.
Ngoài sự chậm trễ trong việc khai trương cây cầu, hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa hai nước còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc liên quan đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, và nó đã gần dừng lại vào tháng 1 năm ngoái khi Triều Tiên đóng cửa biên giới sau khi COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Những nỗ lực mới nhất đã làm hồi sinh sự đồn đoán cho rằng Trung Quốc và Triều Tiên đang tiến tới củng cố mối quan hệ trước sức ép từ Mỹ.
Thành phố Đan Đông nằm dọc bờ sông Áp Lục, phân tách biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP
Hôm 12/4, Bắc Kinh thông báo rằng Lưu Hiểu Khánh, cựu đại sứ tại Anh đã được bổ nhiệm làm đại diện đặc biệt mới về các vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên - một vị trí bị bỏ trống trong gần hai năm.
Trích dẫn các nguồn tin thương mại, đài truyền hình Hàn Quốc JTBC đưa tin giới chức ở Đan Đông đã bắt đầu chấp nhận đăng ký xuất khẩu cho một cửa khẩu dự kiến mở lại vào ngày 16/4, một ngày sau sinh nhật của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Một thương nhân giấu tên ở Đan Đông nói với JTBC rằng các quan chức hải quan ở Trung Quốc và Triều Tiên đang tiến hành tập huấn kiểm dịch cho các công ty thương mại. Người này cho biết thêm rằng hàng hóa, chủ yếu là than và phân bón hóa học cho vụ gieo hạt xuân, đã sẵn sàng để thông quan.
Một nguồn tin khác tiết lộ với JTBC rằng việc nối lại thương mại sẽ chỉ giới hạn ở hàng hóa, trong khi các quy định nghiêm ngặt về giao lưu giữa người với người, bao gồm cả du lịch, vẫn được duy trì.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Triều Tiên gần đây đã bày tỏ mong muốn thắt chặt mối quan hệ hơn. Trong thông điệp do đại sứ mới được bổ nhiệm Ri Ryong-nam đưa ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết tăng cường mối quan hệ, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời rằng tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Triều Tiên là "kho báu chung" của cả hai dân tộc.
Ông Lu Chao, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên tại Học viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, nhận xét nếu biên giới mở cửa trở lại, khối lượng thương mại sẽ nhỏ và chủ yếu giới hạn ở các nguyên liệu sản xuất nông nghiệp như phân bón hóa học, máy kéo và các bộ phận máy móc nông nghiệp. Triều Tiên rất cần những sản phẩm này do mùa gieo hạt vụ xuân đang đến gần.
Ông Lu nói: "Tuy nhiên, một sự phục hồi đáng kể khó có thể xảy ra trong tương lai gần vì rủi ro đại dịch và các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc vẫn còn. Trong khi phía Trung Quốc đã sẵn sàng và phía Triều Tiên đang làm đẩy mạnh hoàn thành phần cầu sông mới ở đầu nước này, việc nối lại hoàn toàn các kênh thương mại không phải là điều cấp thiết".
Báo Hàn Quốc nói ông Kim Jong-un "giảm 5 kg trong 2 tháng" Truyền thông Hàn Quốc nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đã giảm 5 kg trong 2 tháng, sau khi ông xuất hiện với diện mạo dường như trông gầy hơn trong thời gian qua. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc họp hồi cuối tháng 9 (Ảnh: Reuters). Báo Dong-a Ilbo dẫn nguồn tin từ...