Nhiều nhà đầu tư “tay ngang” vẫn ôm “bom” đất làng quê
Muốn bán miếng đất hơn 600 triệu đồng từ khá lâu, đến nay anh C, ngụ huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vẫn chưa thể giao dịch vì hoạt động mua bán tắt hẳn từ giữa năm 2021 đến nay.
Được biết, mảnh đất này, anh C mua với giá 520 triệu đồng từ tháng 3/2021. Thời điểm này, đất đai tại Thanh Hoá đang nóng sốt. Mua vào giai đoạn đỉnh nhưng sau đó 2 tháng đất hạ nhiệt nhanh chóng khiến anh chưa kịp thoát hàng. Rao bán nhiều lần nhưng anh C vẫn chưa chốt được giao dịch. Dù vậy, nhà đầu tư “tay ngang” này vẫn không bán lỗ.
“Do dòng tiền bỏ vào không quá lớn nên vẫn cố giữ được. Thực tế, nếu có bán lỗ vốn thì cũng khó kiếm được người mua ở giai đoạn này. Hoạt động mua bán đất đai gần như tắt hẳn từ giữa năm 2021 đến nay”, anh C cho hay.
Tương tự, gia đình chị H, cũng ngụ tại Thanh Hoá hiện đang giữ 2 lô đất đầu tư, trong đó có một mảnh sử dụng vốn vay ngân hàng. Dù nhiều lần muốn bán ra nhưng không tìm được người mua.
Được biết, trong cơn sốt đất, chị H cùng chồng trở thành nhà đầu tư “tay ngang” lướt sóng thành công vài lô đất. Số tiền chênh hưởng lên đến nửa tỉ đồng trong thời gian ngắn. Hai mảnh đất hiện tại cũng là sản phẩm của hoạt động “lướt sóng” nhưng lại bị mắc kẹt đúng thời điểm nhà đầu tư các nơi rút khỏi cơn sốt đất Thanh Hoá đầu năm 2021. Hiện tại, 2 lô đất chị H rao bán chỉ chênh khoảng vài chục triệu so với giá mua vào, nhưng vẫn rất khó bán.
Đáng nói, vị trí hai lô đất ở khu vực gần như không có nhiều tiềm năng tăng giá thực. Vì thế, để bán ra được thời điểm này không hề dễ dàng. Chị H cho biết, giờ chỉ có thể chờ đợt sóng tiếp theo hoặc có thể giữ lại làm tài sản lâu dài.
Còn nhớ, đầu năm 2021, đất đai Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và một số địa phương phía Bắc như Hải Phòng, Bắc Giang… bị xáo trộn bởi làn sóng đầu tư, đầu cơ. Giá đất biến động tăng chóng mặt. Nhiều người dân bỏ nghề nghiệp lao vào cơn sốt đất kiếm lợi. Khi đó, thị trường xuất hiện khá nhiều nhà đầu tư “tay ngang” rẽ vào lĩnh vực bất động sản. Khi sốt đất đi qua, không ít trong số này giàu lên nhanh chóng nhưng cũng nhiều người “ôm bom”, lâm cảnh nợ nần.
Không chỉ các nhà đầu tư địa phương, nhiều nhà đầu tư đến từ khu vực phía Bắc cũng mất không ít tiền vào cơn sốt đất. Trong số đó, có những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm lâu năm với bất động sản. Đến giữa năm 2021 khi đất đai các địa phương hạ nhiệt cũng là lúc rất nhiều người bỏ cọc, hoặc chưa kịp thoát hàng, ôm bom. Nguồn hàng mua từ thời điểm đầu năm 2021, hiện vẫn còn sót lại khá nhiều tại các điểm nóng sốt. Tại Thanh Hoá, không ít nhà đầu tư vẫn ôm hàng chờ thị trường hoặc bán dưới giá vốn hoặc ngang giá.
Anh Thuận, một môi giới bất động sản tại Thanh Hoá chia sẻ, thời kì sốt đất, nhiều nhà đầu tư “tay ngang” nhảy vào thị trường. Có người kiếm hàng tỉ đồng nhờ sốt đất. Nhưng cũng có người vì tham mà ôm “bom”. Hiện tại vẫn còn khá nhiều nguồn hàng mua vào từ thời điểm đó gửi bán lại nhưng giao dịch rất khó. Có chăng, ở những mảnh đất vị trí mặt tiền bán lại cho người có nhu cầu ở thực, mua đất xây nhà ở.
“Có vài trường hợp nhà đầu tư phía Bắc giao cho môi giới rằng, bán được bao nhiêu thì bán. Họ không còn quan tâm đến lời lãi, hay kì vọng đất lại sốt trở lại trong thời gian ngắn.Tuy nhiên, lúc này, việc giao dịch là không dễ”, anh Thuận cho hay.
Bài học về cơn sốt đất tại các địa phương đã được cảnh báo trước đó. Đa số những nền đất mua vào bán ra trong khoảng thời gian ngắn đều quay vòng qua tay các nhà đầu tư với nhau, không có nhu cầu ở thực. Vì thế, việc thổi giá cũng xuất phát từ một vài nhóm đầu tư, môi giới. Sau khi các nhóm đầu cơ rút khỏi thị trường, đất đai các khu vực cũng nhanh chóng hạ nhiệt. Việc giảm giá, không có thanh khoản là điều dễ thấy. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng, muốn bán cũng không được ở giai đoạn này.
Video đang HOT
Tp.HCM tái khởi động dự án ngàn tỉ đồng nối Bình Chánh vào khu trung tâm .
Sau cơn sốt đất, bất động sản Long Thành hiện nay thế nào?
Ngay khi dự án sân bay Long Thành được phê duyệt, người dân và các doanh nghiệp bất động sản lớn nhỏ đã tìm đến khu vực lân cận để đầu tư, tạo nên cơn sốt đất "đảo điên".
Thế nhưng, đến hiện tại, thị trường địa ốc Long Thành đang rơi vào nhịp trầm lắng.
Dự án sân bay Long Thành là công trình trọng điểm của quốc gia, có vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 5 tỷ USD. Dự kiến, sân bay sẽ hoàn thành vào năm 2025, giúp kết nối đường hàng không trong và ngoài nước. Thông tin quy hoạch dự án sân bay Long Thành khiến giá đất khu vực tái định cư sân bay Long Thành và lân cận tăng mạnh, "ăn theo" hạ tầng. Các dự án bất động sản xung quanh sân bay Long Thanh "đua" nhau "mọc" lên.
Cách dự án sân bay khoảng 3 km, ở khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành), những ngôi nhà đã hình thành. Nhiều lô đất vẫn trong tình trạng bỏ hoang. Giá đất tại đây dao động từ 40-80 triệu đồng/m2.
Nhiều dự án đô thị được đẩy nhanh xây dựng.
Ngoài khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, nhiều dự án khu đô thị cũng được xây dựng nhanh trong thời gian gần đây như Gem Sky (Đất Xanh), Aqua City (Novaland), Biên Hòa New City (Hưng Thịnh), STC Long Thành...Trong đó, dự án khu đô thị STC Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ, đất tại khu vực này có giá từ 2,8-3,5 tỷ đồng.
Khu đô thị Century City của chủ đầu tư Kim Oanh Group.
Dự án Khu đô thị Century City có quy mô 49,8 ha, cách sân bay Long Thành khoảng 2 km, dễ dàng kết nối với các tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, QL51... Đất nền tại đây được bán với giá từ 16,8 triệu đồng/m2.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City.
Khu thị sinh thái thông minh Aqua City tọa lạc tại Hương Lộ 2 hiện đang sở hữu quy mô rộng gần 1.000 ha, nằm ven sông Đồng Nai kết nối với những dự án giao thông huyết mạch.
Hiện giá chào bán một căn nhà phố 6x20 m view sông khoảng 18-20 tỷ đồng, còn ở phân khu phía trong được giao dịch ở mức 7-8 tỷ đồng. Trong khi đó, biệt thự đơn lập, song lập đang được chào bán với giá 50-60 tỷ đồng. Dù thị trường đang trầm lắng nhưng khảo sát thực tế, mức giá vẫn chưa có dấu hiệu giảm mạnh.
Khu ấp 6 (Bình Sơn).
Không nằm trên mặt tiền nhưng đất ở ấp 6 (xã Bình Sơn) hay ở đường Bưng Môn (xã Long An) cũng từng được nhiều người săn đón. Được biết một lô đất 114 m2 nằm trên đường Bưng Môn được rao bán với giá 2,2 tỷ.
Trên đường đi từ huyện Nhơn Trạch đến Long Thành, tờ rơi quảng cáo bán nhà đất được treo trên các cây ven đường, trên các khối bê tông, thậm chí sâu trong rừng cao su.
"Trước lúc dịch Covid-19, đất ở đây khá rẻ, khoảng 3 tỷ đồng cho 2 nền. Còn bây giờ giá đất tăng gấp đôi. Tuy vậy vẫn nhiều người ghé hỏi mua", bà Ba (61 tuổi), ngụ tại xã Bình Sơn, chia sẻ.
Dù cơn sốt đất đã đi qua, thị trường bất động sản Long Thành đang có nhịp trầm lắng khi giá đất đang chững lại, giao dịch giảm. Song nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào tiềm năng của nơi đây khi hạ tầng giao thông đang tiếp tục hoàn thiện, tạo ra kết nối liên vùng.
Trong ảnh là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn huyện Long Thành. Đường cao tốc này được thông xe năm 2015, cùng với quốc lộ 51 là tuyến giao thông kết nối Đồng Nai với TP.HCM.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua tỉnh Đồng Nai, tổng vốn trên 31.000 tỷ đồng, đang được khẩn trương thi công. Trong ảnh là gói thầu A7 nằm trên địa bàn hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Khi hợp thành với những gói thầu khác, tuyến cao tốc sẽ kết nối Đồng Nai với TP. HCM và Long An, cũng như khu vực phía Nam.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận gồm 4 gói thầu thi công, có tổng chiều dài 99 km. Dự án cao tốc có thiết kế mặt đường rộng 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h, tổng mức đầu tư toàn dự án hơn 12.500 tỷ đồng. Cao tốc dự kiến hoàn thành cuối năm 2022, có vai trò kết nối giao thông liên vùng Đông Nam bộ, tạo động lực để các địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng đang được đề xuất đầu tư công với tổng vốn hơn 17.800 tỷ đồng. Theo báo cáo, tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có chiều dài 53,7km, điểm đầu tại tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với Quốc lộ 56 thuộc TP Bà Rịa. Khi hoàn thành dự án không chỉ giải tỏa áp lực cho Quốc lộ 51 mà còn đóng vai trò lớn trong việc kết nối với sân bay Long Thành tạo đà phát triển du lịch - dịch vụ cho hai tỉnh nói chung.
QL51, tuyến đường huyết mạch dài 72 km kết nối TP. HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu
Trong ảnh là QL51, tuyến đường huyết mạch dài 72 km kết nối TP. HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu. Nơi đây có lưu lượng phương tiện gấp 3 lần so với thiết kế ban đầu, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, đặc biệt vào các dịp lễ, tết.
Đồng Nai còn đầu tư 19.600 tỷ đồng cho 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành là ĐT 770B, ĐT 773 và ĐT 769. Trong đó, kế hoạch nâng cấp ĐT 769 dài gần 31 km với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng. Dự án được thành hai đoạn, gồm: đoạn một từ quốc lộ 1A đến đường Vành đai 4 dài gần 16 km được nâng cấp thành 4 làn ô tô và 2 làn xe hỗn hợp; đoạn hai từ đường Vành đai 4 đến quốc lộ 51 dài hơn 15 km được mở rộng 6 làn ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
Giá nhà Hà Nội tăng vọt sau sốt đất, nhiều người ngậm ngùi chuyển hướng đi thuê Cơn sốt đất đã khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, nhiều người đành chọn phương án đi thuê thay vì mua nhà. Vợ chồng anh Đặng Văn Tiến (Hà Đông, Hà Nội) có 2 con nhỏ, hiện đang sống cùng bố mẹ. Căn nhà rộng 90m2 nhưng do 3 thế hệ có nhiều khác biệt về cách sinh hoạt nên cuộc...