Nhiều nhà đầu tư cháy túi vì tin đồn
Chỉ trong vòng nửa tiếng giao dịch chiều 21/2, có người mất gần 30% trị giá danh mục. Diễn biến xảy ra quá nhanh khiến dân chơi cổ phiếu không kịp trở tay, xót ruột nhìn tài sản “bay hơi” dần.
Tin đồn Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà bị bắt loang nhanh trên thị trường chứng khoán chiều 21/2. Anh Nguyễn Đức Thịnh, tại TP HCM chia sẻ: “Đúng lúc tôi cần tiền, định bán cổ phiếu thì không ngờ giới đầu cơ tung tin đồn nhảm khiến những mã tôi nắm rớt giá mạnh, thổi bay 15% tổng giá trị”.
3 năm lăn lộn trên thị trường chứng khoán, anh cho biết thỉnh thoảng vẫn có tin đồn này nọ, nhưng phiên 21/2 diễn biến quá nhanh khiến anh không kịp trở tay. Việc thị trường đột ngột giảm điểm mạnh, nhà đầu tư ai nấy đều bấn loạn, không biết làm thế nào để vừa bảo toàn số vốn trong danh mục, vừa tranh thủ kiếm lời.
Không ít nhà đầu tư mất 20-30% trị giá danh mục trong phiên ngày 21/2. Ảnh: Hoàng Hà
Trong hai phiên giao dịch cuối tuần qua, nhiều nhà đầu tư cho biết đã mất 10-20% tổng trị giá danh mục. Một số đại gia lướt sóng lớn mạnh tay vay ký quỹ (margin) còn bị thiệt hại tới 30% trị giá tài sản. Anh Nguyễn Văn Long, nhà đầu tư chứng khoán có thâm niên 6 năm cho biết trước nay trên thị trường từng xuất hiện rất nhiều tin đồn cũng như những phiên giảm điểm sâu. Tuy nhiên, phiên ngày 21/2 lại mang yếu tố bất ngờ khiến anh và những người bạn cùng hội đầu tư không kịp xoay xở.
“Như sự kiện bầu Kiên hồi tháng 8/2012, đó cũng là thông tin rất sốc, tuy nhiên tôi cũng kịp bán hết cổ phiếu ngay trước khi thị trường bị ảnh hưởng. Còn đối với tin đồn vừa rồi, tôi và những nhà đầu tư khác hầu hết bị động, không rõ thực hư thông tin thế nào mà vẫn phải bán tống bán tháo”, anh Long nói.
Tổng thiệt hại của anh Long khoảng 20% trên trị giá danh mục, đồng thời vốn lại ít nên cũng chỉ thiệt hại vài chục triệu đồng, may mắn hơn đây là số vốn của riêng anh nên cũng không ảnh hưởng tới ai. Dù vậy, anh chia sẻ vẫn cảm thấy rất xót khi bỗng mất lượng tiền lớn chỉ trong chớp mắt.
Một ngày sau đó, thị trường đã khởi sắc trở lại với phiên xanh điểm. Tuy nhiên, anh Long cảnh giác cho rằng đây chỉ là động thái của nhóm nhà đầu tư lớn, dồi dào tiền mặt nhanh tay bắt đáy, phần lớn các tay chơi margin hiện thời lại muốn giảm tỷ trọng danh mục về ngưỡng an toàn. Vì vậy anh Long vẫn trong tâm thế thận trọng thăm dò.
Không may mắn như anh Long, chị Trần Cẩm Hồng, 33 tuổi, tại Hà Nội chia sẻ chỉ trong 2 ngày vừa qua, chị đã mất 25-30% vốn. Sáng ngày 21/2, chị Hồng cho biết đã bỏ 350 triệu đồng và vay margin thêm 30% để mua 70.000 cổ phiếu PVX. Sau khi mua xong cũng bận việc không kịp theo dõi thị trường nhưng vẫn yên tâm vì thấy PVX lúc đó xuất hiện tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, sang buổi chiều, được hội bạn đầu tư gọi điện báo tin, chị Hồng rất hoảng loạn khi biết trị giá cổ phiếu đã “bay hơi” khoảng 100 triệu đồng, một ngày sau đó, số lỗ này lên tới 170 triệu đồng. Hiện tại tổng trị giá danh mục của chị khoảng 2,1 tỷ đồng, nằm rải rác ở các mã SCR, PVX cùng một số cổ phiếu cơ bản tốt như VNM, HAG. Với mức vốn như vậy, chị Hồng cho rằng số lỗ đang phải gánh là tương đối lớn, đặc biệt lại diễn ra trong thời gian quá ngắn ngủi.
Video đang HOT
Một nhân viên môi giới tại sàn giao dịch Chứng khoán ACB cho biết, nhìn chung cú sốc lần này tác động ít chưa đủ mạnh như sự kiện tháng 8/2012, chỉ mang tính chất đồn đại thất thiệt nên ngày hôm sau thị trường tăng điểm trở lại. Tuy vậy, nó cũng khiến nhà đầu tư hoảng loạn, đặc biệt là những người vừa mua cổ phiếu tại vùng giá gần đỉnh ngay trong phiên sáng và đinh ninh tín hiệu tăng vẫn còn.
Một ngày sau khi tin đồn tung ra, tại một sàn chứng khoán ở quận 3, TP HCM, cô Lê Ngọc Thủy, 45 tuổi, liên tục cầm điện thoại gọi cho môi giới để đặt lệnh bán những mã tăng điểm và “rình” bắt đáy cổ phiếu giảm giá mạnh.
“Ngay khi biết cái tin khủng khiếp chiều hôm 21/2 chỉ là tin đồn, tôi lập tức mua ngay một số cổ phiếu đang hạ giá để chờ tăng điểm rồi bán trở lại. Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn có cảm giác thị trường chưa ổn định, cho nên lần này mua thì cũng chỉ dám nhắm đến mấy blue-chip”, cô Thủy bày tỏ.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà ước tính những kẻ tung tin đồn có thể kiếm lời hàng trăm tỷ đồng chỉ trong phiên 21/2 vừa qua.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mở cửa với mức cao 67 điểm, nhưng chốt phiên mất 5,3% xuống còn 63,45 điểm. Giá trị thị trường cũng bay hơi gần 4,9%, từ 100.833 tỷ đồng cuối phiên 20/2 xuống 95.960 tỷ đồng.
Sàn TP HCM, Vn-Index rơi thẳng xuống 476,73 điểm, giảm hơn 18 điểm, mức lao dốc mạnh nhất nửa năm qua. Vốn hóa thị trường giảm từ hơn 809.000 tỷ đồng xuống 780.000 tỷ đồng.
Tính chung cả hai sàn, tin đồn Chủ tịch BIDV đã khiến thị trường mất hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ USD.
Phiên giao dịch 23/8/2012, khi thị trường chấn động vì tin bầu Kiên bị bắt, Vn-Index cũng mất gần 18 điểm và giá trị vốn hóa sàn TP HCM giảm gần 30.000 tỷ đồng.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược đầu tư tại Công ty Chứng khoán Maritime Bank cho rằng nhà đầu tư lỗ trong phiên biến động tuần qua chủ yếu là những người ít kinh nghiệm, số còn lại là mới tham gia mua ở những phiên sát Tết hay dùng margin ngay ở các phiên lình xình đầu tuần.
Theo ông Khánh, việc Vn-Index xanh điểm trở lại ngay sau đó là điều dễ hiểu bởi tâm lý đám đông đã ổn định hơn và tình hình vĩ mô có nhiều triển vọng khởi sắc. Hiện tại, thị trường vẫn đang ở con sóng trung hạn, tuy nhiên, để tránh rủi ro cùng những phiên bẫy điều chỉnh, nhà đầu tư nên chú ý đến khối lượng giao dịch, đồng thời lựa chọn kỹ các cổ phiếu tốt. Ngoài ra, ông Khánh cũng lưu ý nhà đầu tư hãy kiên nhẫn đợi thời cơ mới, cũng như các cơ hội khác trong vòng 3 tháng tới.
Đối với những người không may bị lỗ trong tuần qua, ông Khánh nói thêm, cần hạn chế giao dịch ngắn hạn cũng như sử dụng đòn bảy tài chính. Nếu chọn đúng cổ phiếu, hãy kiên nhẫn nắm giữ bởi khi không bán ra, nhà đầu tư chưa thua lỗ, để thêm thời gian giá cổ phiếu có thể tăng trở lại, ông Khánh khuyến nghị.
Theo VNE
Tết này, ATM có "dở chứng"?
Tình trạng "rỗng ruột" hay "chết lâm sàng" của các cây ATM mỗi dịp Tết là nỗi lo lớn của người dân mỗi khi đi rút tiền. Năm nay, tình trạng này liệu có được khắc phục?
Tết năm nay, người dân có thể tạm yên tâm khi đi rút tiền tại các cây ATM bởi các ngân hàng cho biết, đang tích cực kiểm tra, bảo dưỡng máy ATM, khắc phục lỗi nghẽn mạch hay "rỗng ruột" ở các năm trước.
Năm nay cũng như mọi năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đốc thúc các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ tăng cường kiểm tra tình trạng ATM cũng như thiết bị, đường truyền nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong dịp Tết. Chưa kể đến việc tăng cường theo dõi giám sát, đảm bảo tiếp quỹ cũng như khắc phục các sự cố, xử lý và giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
Nhằm đề phòng nhu cầu thanh toán cao thường xuyên gây tắc nghẽn, gián đoạn hết tiền của hệ thống ATM, nhất là trong dịp nghỉ Tết dài 9 ngày Quý Tỵ năm nay, NHNN đã tính toán các phương án tiền mặt trong dịp này và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế.
"NHNN đã tính toán các phương án tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán 2013 và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế", ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành Kho quỹ NHNN khẳng định.
Đến nay, hầu hết các ngân hàng đều có kế hoạch tăng cường tần suất tiếp quỹ trong các ngày từ 26 đến ngày 29 tháng chạp (âm lịch). Lượng tiền tiếp quỹ trong ngày 29 sẽ đảm bảo cho khách rút tiền trong một số ngày sau.
Tết năm nay, các cây ATM không thiếu tiền (ảnh minh họa)
Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng nghẽn mạch có thể xảy ra, các ngân hàng đã tăng cường lắp đặt thêm máy ATM tại những khu vực đông dân cư, các KCX, KCN có lượng giao dịch lớn, sắp xếp lại máy từ nơi kém hiệu quả sang nơi có nhu câu cao hơn, tăng giờ làm việc, tiếp quỹ mỗi ngày...
Đại diện NHTM CP Đông Á cho biết, đã triển khai đạt khoảng 95% kê hoạch với nhiều giải pháp như tổ chức trực máy ATM 24/24 giờ, cử 6 đội tiếp quỹ làm việc liên tục, sắp xếp lại hệ thống máy ATM. Khi có máy nào hết tiền, hệ thống sẽ báo về trung tâm thẻ để nạp tiền ngay, bảo đảm hoạt động của buồng ATM liên tục... Đại diện ngân hàng Đông Á tự tin là sẽ đảm bảo ATM thông suốt trong dịp Tết Quý Tỵ.
Đại diện ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) nhận định, thời gian cận Tết và trong Tết, giao dịch rút tiền thường tăng trên dưới 300% so với ngày thường. Do đó, Techcombank đã yêu cầu các chi nhánh quản lý ATM tăng cường cung cấp tiền cho máy, đặc biệt là khoảng thời gian trước Tết một tuần. Ngoài ra, nhân viên ngân hàng cũng trực 24/24 để sẵn sàng khắc phục các sự cố nếu xảy ra.
Trục trặc của các cây ATM ngày Tết năm nay sẽ không xảy ra?
Vietcombank cũng là ngân hàng có lượng máy ATM thuộc loại lớn nhất cả nước. Đại diện nhà băng này cho biết sẽ lo đủ tiền cho các cây ATM để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng. Khi máy theo dõi tình hình hoạt động của các cây ATM thông báo gần hết tiền sẽ có nhân viên đến tiếp quỹ.
Trong khi đó, ngân hàng Phát triển đầu tư (BIDV) cho biết, cuối năm đơn vị này thường ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo riêng về ATM. Các chi nhánh có quản lý ATM đều phải lập ban chỉ đạo về vấn đề ATM trong dịp Tết. Ngay cả những máy đặt ngoài đường cũng sẽ có một đội ngũ tiếp quỹ riêng và đảm bảo không hết tiền.
Đại diện Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết: Vietinbank đã có kế hoạch tổng kiểm tra toàn bộ hệ thống đường truyền, thiết bị, nguồn điện cung cấp, bảo đảm cho mạng lưới gần 2.000 ATM hoạt động ổn định.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đã tăng cường lắp đặt bổ sung thêm máy ATM tại một số khu vực đông khách hàng giao dịch, tăng tần suất tiếp quỹ, đồng thời VietinBank cũng đã xây dựng kế hoạch trực Tết, bố trí các kíp trực theo dõi lượng tiền mặt tại các máy ATM để tiếp quỹ kịp thời; chủ động cử người theo dõi và xử lý nhanh sự cố nghẽn mạng, mất điện và những hiện tượng bất thường để đảm bảo hoạt động của máy ATM.
"Không chỉ vào các dịp lễ Tết, việc giám sát ATM vẫn đang được NHTM CP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) thực hiện liên tục hàng ngày nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định. Toàn bộ hệ thống ATM của Maritime Bank được phân loại và áp dụng chế độ tiếp quỹ phù hợp, được tiếp quỹ ngay mỗi khi lượng tiền tại ATM đó chạm ngưỡng hạn mức tối thiểu cho phép", đại diện Maritime Bank chia sẻ.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, Giám đốc NHTM An Bình cho biết, An Bình cũng như nhiều ngân hàng khác đều quan tâm đến việc bảo dưỡng, bảo trì ATM để phục vụ người dân rút tiền tiêu Tết. Tuy nhiên, vị Giám đốc này không khẳng định tất cả các cây ATM đều suôn sẻ bởi những tác động ngoại cảnh khách quan. Về lo lắng ATM không có tiền, ông Hiếu đảm bảo, các cây ATM của ngân hàng mình đều được bổ sung tiền thường xuyên vào mỗi buổi sáng.
"Tuy nhiên có thời điểm số tiền trong máy ngày hôm đó rút hết rồi, ngân hàng không thể kiểm soát được nên người dân chỉ có thể chờ rút tiền vào hôm sau nếu muốn rút tại máy đó", ông Hiếu nói.
Theo 24h
Nguyên cán bộ công an quận lĩnh 30 tháng tù Ngày 20/8, TANDTP Hà Nội xét xử Vũ Trọng Hiếu (Sinh năm 1981, ở phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Vụ án bị phát hiện khi anh Nguyễn Văn T (ở huyện Sóc Sơn) làm đơn tố cáo với cơ quan công...