Nhiều nhà cung cấp “đòi” tăng giá
Thời điểm này, các siêu thị đã nhận được đề nghị tăng giá của nhiều nhà cung cấp cũng như đơn vị sản xuất tại TPHCM. Điều này dấy lên nỗi lo ngại về cơn “bão giá” mới trong thời gian tới.
Trong tháng 9, nhiều siêu thị đã nhận được đề nghị tăng giá trên một số mặt hàng của nhiều nhà cung cấp. Cụ thể siêu thị Citimart cho biết đã nhận được đề nghị tăng giá của khoảng 100 nhà cung cấp ở các ngành hàng thực phẩm, chế biến, gia dụng, hóa mỹ phẩm… với mức tăng từ 5 – 15%. Siêu thị Maximart nhận được thông báo tăng giá của khoảng 20 nhà cung cấp với mức tăng bình quân khoảng 5%. Thời gian áp dụng giá mới được các nhà cung cấp đưa ra vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.
Siêu thị Co.opMart và BigC trong thời gian qua cũng nhận được thông báo đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp, chủ yếu với các ngành hàng may mặc, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng… Riêng mặt hàng hóa mỹ phẩm tại siêu thị BigC nhận được đề nghị tăng giá của khoảng 10 nhà cung cấp với một số mặt hàng với mức tăng 7 – 8%.
Nhiều nhà cung cấp tại TPHCM đã đề nghị việc tăng giá hàng hóa trong tháng 10.
Chính điều này đã làm cho người tiêu dùng không khỏi lo ngại trong tháng 10 nhiều mặt hàng sẽ đồng loạt tăng giá. Tuy nhiên, trước đề nghị tăng giá, các siêu thị vẫn đang tìm cách “trì hoãn” áp dụng mức giá mới.
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại của siêu thị BigC Việt Nam cho hay, thời gian qua BigC có nhận được thông báo đề nghị tăng giá của một số nhà cung cấp nhưng đơn vị này chưa chấp nhận việc tăng giá. Siêu thị sẽ kiểm soát chặt yêu cầu tăng giá thông qua việc tìm hiểu thị trường, xem việc tăng giá với các mặt hàng đó có thật sự hợp lý hay không. Đồng thời sẽ thảo luận với nhà cung cấp về những khó khăn để cùng đưa ra những giải pháp nhằm tránh việc tăng giá.
“Nếu buộc phải tăng giá, chúng tôi sẽ thảo luận với nhà cung cấp để mức độ điều chỉnh thấp nhất có thể. Việc tăng cường trữ hàng hóa thấp cũng được chúng tôi đẩy mạnh nên tại BigC sẽ không có việc tăng giá ồ ạt trong tháng 10″, bà Trang cho hay.
Video đang HOT
Đại diện siêu thị Co.opMart cũng cho biết nếu lý do và giá cả các nhà cung cấp đưa ra không hợp lý thì siêu thị này sẽ từ chối việc tăng giá. Còn nếu lý do hợp lý thì Co.opMart sẽ đàm phán để có chính sách cùng chia sẻ với người tiêu dùng, đồng thời áp dụng tăng giá theo lộ trình.
Tuy nhiên, việc biến động của giá cả trong thời gian tới là khó kìm hãm khi mà các nhà sản xuất đang chịu ảnh hưởng từ việc điều chỉnh giá xăng nhiều lần trong thời gian qua cùng đợt điều chính mức lương cho công nhân.
Đại diện một siêu thị bán lẻ phân tích, sức mua trong thời gian qua đã rất chậm khi người dân thắt chặt chi tiêu nên doanh nghiệp rất e ngại việc tăng giá. Tăng giá lúc này đồng nghĩa với việc sức mua sẽ tiếp tục giảm, hoạt động kinh doanh sẽ càng khó khăn hơn.
“Chúng tôi sẽ từ chối việc tăng giá bất hợp lý nhưng thời điểm này, nhà cung cấp đã gửi đề nghị tăng giá nghĩa là họ phải chịu áp lực từ chi phí thị trường chứ không phải là hiện tượng “ăn theo” hay “tát nước theo mưa”. Việc tăng giá là khó tránh, có chăng là các nhà bán lẻ cố gắng hạn chế mức tăng và tăng theo lộ trình để tránh “sốc” cho người tiêu dùng”, người này khẳng định.
Ghi nhận ở một số chợ truyền thống tại TPHCM, nhiều tiểu thương cho biết khoảng một tuần nay một số mặt hàng tiêu dùng như bột giặt tăng 5.000 – 6.000 đồng loại 6kg và dầu ăn tăng 5.000 đồng/can 5 lít.
Theo Dantri
Sinh viên trồng rau, nuôi vịt
Tự tay cuốc đất, gieo hạt, tưới nước và chăm bẵm các luống rau giúp sinh viên ĐH FPT trải nghiệm thực tế, hiểu ý nghĩa của sức lao động, đồng thời kiếm được khoản tiền nhỏ khi bán thành phẩm cho nhà bếp.
Sau khi chuyển về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, ĐH FPT thí điểm mô hình cho sinh viên trồng rau sạch. Sinh viên được trang bị nông cụ để canh tác và mỗi nhóm được phân 6 - 7 luống đất để bắt đầu đắp luống trồng rau. Kỹ sư nông nghiệp sẽ hướng dẫn cách lên luống, xới đất, xẻ rãnh.
Ý tưởng cho sinh viên trồng rau trên Hòa Lạc được nhen nhóm từ khi xây dựng Campus Hòa Lạc, với mục tiêu tạo điều kiện cho sinh viên đlao động lành mạnh, tự tay trồng được rau. Sau khi thu hoạch, sinh viên có thể bán lại rau cho nhà bếp.
Các bạn trẻ háo hức chăm sóc từng luống rau. Vừa có rau sạch để ăn, vừa hiểu hơn về công việc của những người nông dân giúp đời sống sinh viên thêm sôi động, thú vị. Trước đó, ĐH FPT đã tổ chức nhiều khóa "7 ngày trải nghiệm" cho sinh viên đi đóng gạch, trồng rau, trồng hoa, hái chè... tại các địa phương để tăng thêm trải nghiệm cuộc sống.
Ngoài trồng rau, ĐH FPT còn thả vịt tại hồ. Sinh viên có thể cho chúng ăn vào thời gian rảnh. Nguồn trứng sạch từ đàn vịt giúp bữa ăn của các bạn thêm ngon miệng.
Rau sạch do sinh viên trồng sẽ được nhà bếp thu mua nhằm cung cấp suất ăn đủ đạm, rau xanh, tinh bột. Được trường trợ giá nên một suất ăn hiện có giá 17.000 đồng.
Trường xây dựng siêu thị mini với hơn 2.000 mặt hàng giá cả phải chăng phục vụ sinh viên và cán bộ, giảng viên.
ĐH FPT có nhiều địa điểm cho sinh viên vui chơi, giải trí như khu thể thao, sân băng, sân bóng đá... và nhiều khuôn viên xanh để các em thư giãn, tổ chức hoạt động ngoài trời...
Sân bóng đá cỏ nhân tạo hiện đại rộng 1.200 m2 dành cho sinh viên thi đấu theo các đội 5-7 người.
Hiện nay, ĐH FPT đã hoàn thiện giai đoạn một trên diện tích 9,1 ha. Khi hoàn thành tổng thể 30 ha, trường sẽ có 7 khu công trình lớn, bao gồm: giảng đường và khu nghiên cứu ký túc xá sinh viên nhà ở cho chuyên gia và giảng viên khu hành chính, hiệu bộ khu giáo dục thể chất phòng thí nghiệm, các công trình khác công viên và cây xanh.
Theo VNE
Sợ bão giá, lao động trốn khỏi thành phố Lương không đủ chi phí sinh hoạt; ăn uống kham khổ; làm việc thêm giờ nhiều; tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt, giá cả thực phẩm tăng... khiến không ít lao động ở các KCN bỏ thành phố về quê chờ cơ hội khác. Về quê tạm nghỉ chờ thời Từ sau Tết, khu trọ dành riêng cho công nhân ngoại...