Nhiều nhà báo đóng vai trò tích cực trong chống tiêu cực
Luật Báo chí cần chú trọng đội ngũ phóng viên và biên tập viên là hai lực lượng trực tiếp sản xuất, biên tập và chuyển thông tin đến người đọc.
Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí cho thấy: Sau 15 năm, nền báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng ấn phẩm, kênh phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề.
Nhiều nhà báo đóng vai trò tích cực trong đấu tranh chống các tiêu cực xã hội, nêu cao trách nhiệm công dân trong hoạt động báo chí. Nhiều cơ quan báo chí đã năng động đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường…
Ông Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì hội nghị
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Báo chí, một số cơ quan báo chí và một số nhà báo còn có biểu hiện chưa nghiêm túc, làm hạn chế tính hiệu quả của báo chí.
Cụ thể như không ít ấn phẩm phụ của báo in và báo điện tử đưa quá nhiều tin tiêu cực, giật gân, miêu tả sự việc quá chi tiết.
Không ít đài truyền hình do năng lực sản xuất còn hạn chế dẫn đến việc khai thác nhiều chương trình phim, văn nghệ, thể thao của nước ngoài.
Một số ngành, địa phương có quá nhiều cơ quan báo chí, dẫn đến việc không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép hoạt động, chồng chéo, làm phân tán, lãng phí nguồn lực; xu hướng thương mại hóa báo chí chậm được khắc phục.
Video đang HOT
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đưa ra những quan điểm, góp ý trong việc ban hành Luật Báo chí sửa đổi. Đáng lưu ý là những vấn đề liên quan đến mô hình hoạt động, nhân sự và hoạt động kinh tế báo chí.
Ông Nguyễn Đình Chúc, Phó Tổng biên tập báo Lao Động nêu ý kiến: “Trong Luật Báo chí, chúng tôi đề nghị các quy định về nhân sự trong cơ quan báo chí phải hết sức chặt chẽ. Chúng tôi đặc biệt chú trọng đội ngũ phóng viên và biên tập viên – là hai lực lượng trực tiếp sản xuất, biên tập và chuyển thông tin đến người đọc. Do vậy, việc quy hoạch, quy chuẩn không chỉ là điều kiện cấp thẻ Nhà báo mà sau khi cấp thẻ Nhà báo rồi thì tất cả những quy định, quy chế cho hai đối tượng này cần được chuẩn hóa và càng cụ thể càng tốt trong Luật báo chí”.
Các đại biểu cũng cho rằng: Luật Báo chí mới cần có những quy định đề cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ của các cơ quan báo chí, nhà báo; bổ sung Luật Báo chí nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định trong hoạt động báo chí./.
Phương Thúy
Theo_VOV
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông: Quy hoạch báo chí để nâng cao chất lượng
Tại chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời ngày 15/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận định, quy hoạch báo chí là đưa ra hành lang pháp lý để xây dựng đội ngũ báo chí hợp lý về số lượng và nâng cao chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son.
Tôi thấy càng ngày các trang báo mạng càng thích đưa tin giật gân, câu khách, đăng hình ảnh hở hang, quảng cáo các games bạo lực không phù hợp với thuần phong mỹ tục... Vai trò quản lý của Bộ Thông tin Truyền thông ở đâu trong trường hợp này? Đến thời điểm này đã xử phạt nghiêm khắc được trường hợp nào chưa, thưa Bộ trưởng?
Từ năm 2011 đến nay, chúng tôi đã xử phạt tới 62 lượt cơ quan báo mạng có những vi phạm như đã nêu trên. Đặc biệt, đã đình chỉ có thời hạn đối với 2 tờ báo mạng, xử phạt mức độ khiển trách 4 Tổng Biên tập, thu 2 thẻ nhà báo, đình chỉ công tác một số biên tập viên cũng như Thư ký tòa soạn.
Năm 2013, Bộ Thông tin - Truyền thông đã xây dựng, trình Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72 về việc quản lý dịch vụ Internet và quản lý games trực tuyến. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 159, 174 để xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin truyền thông, cụ thể trong lĩnh vực báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử và bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
Song bên cạnh đó, chúng ta phải thường xuyên nâng cao vai trò, trách nhiệm giáo dục, nâng cao nhận thức của người sử dụng Internet, đặc biệt lớp trẻ để họ có điều kiện phân biệt rõ đúng sai, thông tin xấu, "độc" trên mạng, phòng tránh và tự bảo vệ mình, lựa chọn những thông tin tốt để phục vụ cho sự phát triển của cá nhân cũng như xã hội.
Được biết một số tờ báo, nhất là báo mạng, thông tin những chuyện tiêu cực, sai phạm của doanh nghiệp không khách quan, thậm chí sai sự thật, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, xúc phạm danh dự cá nhân. Nhưng khi có phản hồi từ cá nhân, tổ chức thì báo chí không đăng phát ý kiến của họ, không đính chính lại - vậy là thông tin một chiều, không coi trọng tiếng nói người dân. Bộ trưởng bình luận gì về tình trạng này và có giải pháp để chấn chỉnh hay không?
Trước hết, tôi rất chia sẻ với những bức xúc của doanh nghiệp. Đây là hành vi không thể chấp nhận được, bởi vì nó vi phạm những điều rất cơ bản của hoạt động báo chí.
Luật Báo chí bổ sung và sửa đổi năm 1999, trong Điều 6, 9, 10 và 28 đã ghi rất rõ quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của báo chí, của nhà báo, đó là phải đưa thông tin trung thực. Khi đã đưa thông tin sai trái thì phải đính chính kịp thời. Nếu thông tin đó ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì phải đền bù thiệt hại theo luật định.
Bộ Thông tin-Truyền thông với chức năng của mình sẵn sàng phối hợp với người dân phát hiện và xử lý kịp thời những hiện tượng sai phạm trên.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, thương trường luôn là chiến trường, và trong chiến trường này, doanh nhân là người lính xung kích trực tiếp trên mặt trận kinh tế này và nhà báo là những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng. Hai người lính này đều nhằm mục tiêu góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mạnh giàu.
Chính vì vậy, tôi rất mong các doanh nghiệp, doanh nhân cũng như các nhà báo cùng phối hợp, chia sẻ, cộng sinh trong sự phát triển của đất nước để giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục khó khăn trong tình hình hiện nay.
Tôi nghĩ rằng, đó là mong muốn nhất của Nhà nước cũng như của nhân dân đối với doanh nghiệp và báo chí hiện nay.
Bộ trưởng mới đây có nói: Có thể mỗi địa phương chỉ còn 1 tờ báo, còn lại là ấn phẩm phụ. Xin Bộ trưởng cho biết, định hướng này ảnh hưởng thế nào đến quyền tự do ngôn luận cũng như quyền được hưởng thụ thông tin của người dân theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013?
Hiện nay, chúng ta có 838 cơ quan báo in; 67 đài phát thanh và truyền hình với gần 200 kênh; cùng hàng chục kênh truyền hình nước ngoài đang hoạt động, tác nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống báo mạng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương và một số tổ chức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và kể cả người dân cũng đã nhận thấy và cảnh báo rằng, trong hoạt động báo chí đang có sự lãng phí về nguồn lực. Từ sự lãng phí này dẫn đến hiện tượng có nhiều tờ báo na ná giống nhau, kể cả về nội dung, tôn chỉ, mục đích, nên giảm đi tính bản sắc của các tờ báo.
Đồng thời, trong sự phát triển mạnh mẽ số lượng của các cơ quan báo chí như vậy, cũng không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh về thông tin. Từ sự cạnh tranh này đã dẫn đến có những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, gây búc xúc trong xã hội. Chúng tôi nghĩ rằng, quy hoạch báo chí trong lúc này là cần thiết.
Quy hoạch không chỉ là để xem xét giảm số lượng báo chí mà quan trọng hơn là phải đưa ra hành lang pháp lý, đưa ra những chính sách để xây dựng đội ngũ báo chí hợp lý về số lượng, đặc biệt, nâng cao chất lượng.
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là 21/6- Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, thay mặt Bộ Thông tin - Truyền thông, tôi xin gửi đến đội ngũ những người làm báo nước nhà, đặc biệt gửi đến các nhà báo lão thành lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc đội ngũ báo chí luôn phát huy truyền thống vẻ vang của 89 năm xây dựng và trưởng thành, tiếp tục phấn đấu rèn luyện để nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là tính chuyên nghiệp của nền báo chí Cách mạng!
Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Bích Diệp (ghi)
Theo dantri
Game online: Không vì mặt trái mà triệt tiêu phát triển Sáng nay (4/11), các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã đề nghị không đưa game online vào diện chịu loại thuế này vì làm như vậy sẽ triệt tiêu sự phát triển của ngành công nghiệp có khả năng mang lại nguồn thu lớn... Đại biểu...