Nhiều nguy hiểm khi bị pháo sáng tiếp xúc dính vào cơ thể
Liên quan đến vụ việc một nữ cổ động viên phải nhập viện do bị bắn pháo sáng trong trận đấu bù vòng 22 V.League 2019 giữa Hà Nội và Nam Định, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có chỉ đạo xử lý.
Ngày 11/9/2019, trên sân vận động Hàng Đẫy, trong khi diễn ra trận bóng đá giữa đội Hà Nội và đội Nam Định đã xảy ra mất an ninh trật tự, bắn pháo sáng làm bị thương một số chiến sĩ lực lượng an ninh và cổ động viên.
Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu Công an Hà Nội điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Về sức khỏe của một cổ đông viên bị trúng pháo sáng, ngày 12/9 thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, bệnh nhân H.A. bị trúng pháo sáng khi xem bóng đá tại sân vận động Hàng Đẫy vừa trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên.
Chủ tịch TP yêu cầu, đối với các trận đấu tiếp theo diễn ra trên sân vận động Hàng Đẫy hoặc sân vận động quốc gia Mỹ Đình, yêu cầu Công an TP có phương án đảm bảo an ninh trật tự, không để các cổ động viên mang pháo sáng, pháo hoa vào sân làm mất an ninh trật tự như sự việc xảy ra nêu trên.Liên quan vụ việc trên, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội có chỉ đạo giao Công an thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (làm rõ trách nhiệm những cá nhân có liên quan đến công tác bảo vệ), báo cáo UBND TP theo quy định.
Ths.Nguyễn Nam Giang, trưởng khoa Bỏng chia sẻ, vết thương của bệnh nhân không phải do bỏng, mà do công phá từ sức nổ của pháo.
“Với vết thương do hỏa khí việc điều trị rất khó khăn, nếu bệnh nhân đề kháng kém thì việc điều trị sẽ rất lâu dài. Với bệnh nhân H.A. dự kiến quá trình điều trị mất khoảng 15 ngày. Thời gian tới bệnh nhân tiếp tục được ghép da mỏng tự thân, đồng thời điều trị theo phác đồ”.
Cảnh báo nguy hiểm khi pháo sáng dính vào cơ thể con người, các chuyên gia y tế cho biết, pháo sáng có thể làm cháy quần áo chỉ trong chớp mắt và gây bỏng cho con người.
Video đang HOT
Khi bị pháo sáng dính vào người, vết bỏng của nạn nhân rất dễ bị nhiễm độc (do pháo sáng có chứa lưu huỳnh) và để lại nhiều di chứng thẩm mỹ về sau do nguy cơ hình thành sẹo xấu, sẹo co kéo, nặng hơn là những tác động lan rộng và sâu tới cơ, xương…ảnh hưởng tới khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân.
Ngoài ra, khi cháy pháo sáng còn tỏa ra một lượng khói lớn, độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là những người có tiền sử bị bệnh hen suyễn, hô hấp hay khó thở, khói pháo sáng có thể khiến bệnh tái phát. Thậm chí, nếu hít khói pháo sáng trong thời gian dài sẽ gây ngộ độc khí, phù nề da, cản trở hô hấp và suy hô hấp nguy hiểm tới tính mạng.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Vụ nữ CĐV bị pháo sáng gây sát thương: Đốt pháo sáng có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường như thế nào?
Thông tin cổ động viên Nam Định đốt pháo sáng trong trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định FC hôm qua khiến một người gặp nạn khiến nhiều người lo sợ về sản phẩm này.
Tối qua, một lần nữa pháo sáng lại tung hoành trên sân Hàng Đẫy trong trận đấu giữa Hà Nội FC và Nam Định FC ở trận đấu bù vòng 22 V.League 2019. Hành động này được đẩy lên đỉnh điểm khi một cổ động viên nữ vô tội đã phải nhập viện vì bị pháo bắn trúng người.
Có thể nói, pháo sáng là thứ không còn xa lạ với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Trong những trận bóng diễn ra thời gian qua, bên cạnh những mặt tiêu cực, quá khích của cổ động viên như la hét, đi bão bằng cách gầm rú, la hét cùng tiếng độ xe inh ỏi giữa lòng thành phố... thì pháo sáng cũng là một "đặc sản" không thể thiếu.
Hành động mang pháo sáng vào sân thực sự rất nguy hiểm. Đây không chỉ là hành động vi phạm luật mà còn đang coi thường mạng sống của những người xung quanh cũng như chính bản thân mình. Cụ thể, ngay hôm qua, một cổ động viên vô tội đã phải chịu đau đớn và nhập viện khẩn cấp do tác hại của pháo sáng.
Tuy nhiên, pháo sáng không chỉ gây ra tai nạn thương tích tại chỗ cho nhiều người vô tội. Tác hại đáng sợ của pháo sáng còn kinh hãi hơn vậy.
Đốt pháo sáng có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường ra sao?
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), pháo sáng được cấu tạo từ 3 hợp phần là chất oxy hóa mạnh (kali nitrat, kali clorat, kali peclorat...), chất cháy (bột than mịn, lưu huỳnh, parafin nhựa đường...) và chất tạo màu. Ngoài ra, trong pháo sáng còn có phụ gia như canxi carbonat, vaselin, bột shellac màu. Nhiệt độ của pháo sáng dao động từ 1200-3000 độ C, rất dễ gây cháy và bắt cháy, với khối lượng 50g trở lên có thể gây nổ.
Pháo sáng được cấu tạo từ 3 hợp phần là chất oxy hóa mạnh (kali nitrat, kali clorat, kali peclorat...), chất cháy (bột than mịn, lưu huỳnh, parafin nhựa đường...) và chất tạo màu.
Khi pháo sáng được đốt, bao quanh chúng ta sẽ là màn khói bao phủ với các chất độc hại bay ra như carbonmono oxit, sunfurơ, bụi thủy ngân, bụi kim loại..., khi hít thở phải sẽ gây ra những tổn hại sức khỏe nghiêm trọng cho đường hô hấp ngay lập tức cũng như về lâu dài.
Về nguy cơ tức thời, người hít phải có thể bị chảy nước mắt, loét giác mạc, giảm các phản ứng thần kinh thực vật, hôn mê...
Chưa hết, pháo sáng khi đốt cháy mà tiếp xúc với ghế nhựa trên khán đài cũng rất dễ gây cháy. Nhựa cháy kết hợp với những chất phát ra từ pháo sáng cũng gây nguy hại sức khỏe không kém khi hít phải trong bầu không khí hỗn độn.
Pháo sáng được sử dụng tại sân vận động cũng không dễ dập tắt do được thiết kế kích ứng với nước. Nếu có đám cháy lớn xảy ra do pháo sáng, do đó cũng khó có thể dập tắt nếu không có sự can thiệp kịp thời của đội cứu hỏa, do đó nguy cơ bị bỏng rất cao.
Nữ cổ động viên vô tội trong trận đấu Hà Nội FC và Nam Định FC bị thương nặng ở chân đến nỗi phải nhập viện tối qua.
Nguy cơ gây nổ là chuyện hoàn toàn xảy ra khi đốt pháo sáng. Đó chính là nguyên nhân khiến nữ cổ động viên vô tội trong trận đấu Hà Nội FC và Nam Định FC bị thương nặng ở chân đến nỗi phải nhập viện tối qua.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), đốt pháo sáng có nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người dù là ngay trong không gian thoáng rộng.
"Đốt pháo sáng gây ra tình trạng khói bụi mịt mù rất mất thẩm mỹ, nếu ở không gian rộng thì có thể phát tán nhanh ra ngoài không khí, gây mức độ nguy hiểm ít hơn. Nếu đốt trong không gian hẹp như trong nhà, phòng kín thì vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng nặng đến đường hô hấp", chuyên gia khẳng định.
Đốt pháo sáng có nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người dù là ngay trong không gian thoáng rộng.
Giới chuyên gia nhấn mạnh, cơ quan chức năng cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử phạt người mang pháo sáng vào sân, khâu quản lý trong sân vận động cũng cần chặt chẽ hơn, tránh những mục đích cá nhân, niềm vui cá nhân có thể gây hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe cổ động viên.
Bóng đá là một môn thể thao lành mạnh, được đông đảo người Việt Nam yêu thích nhưng hành động văn minh, lành mạnh của nhiều người vẫn chưa đảm bảo, đòi hỏi phải chấn chỉnh ngay nếu muốn nền bóng đá ngày càng phát triển hơn nữa.
Theo Helino
Nữ CĐV bị pháo sáng bắn trúng: Phải phẫu thuật 2 lần vì bỏng hóa chất cực nặng Vết thương của nữ CĐV là vết bỏng do chất hóa học có trong quả pháo chứ không chỉ đơn giản là một vết bỏng thông thường nên sẽ phải phẫu thuật 2 lần. Trong trận đấu tối nay giữa Hà Nội FC và Nam Định diễn ra trên sân vận động Hàng Đẫy, một cổ động viên (CĐV) nữ ngồi tại khán...