Nhiều nguy cơ khi dùng chì kẻ mắt
Một thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu về kính áp tròng Đại học Waterloo (Canada) do Tiến sĩ Alison Ng cùng các đồng nghiệp tiến hành đã cho thấy, những người dùng chì kẻ mắt (eyeliner) bên trong mí có nguy cơ làm hỏng mắt và gây các vấn đề về thị lực.
Ảnh minh họa: Internet
Theo trang Uwaterloo, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị ghi hình để quan sát và so sánh lượng vụn chì kẻ mắt rơi vào lớp màng phim nước mắt – lớp mỏng bảo vệ mắt – sau khi trang điểm mắt với các kiểu khác nhau và nhận thấy, trong vòng 5 phút, nguy cơ hơn 15-30% vụn chì rơi vào lớp màng nước mắt khi kẻ mắt vào bên trong hàng mi so với khi kẻ ở bên ngoài.
Sau thời gian này, lượng lớp chì trang điểm đi vào trong lớp màng nước mắt rơi dần dần và trong 2 giờ, có một lượng nhỏ chì kẻ mắt còn sót lại. Tuy nhiên, tiến sĩ Alison Ng và các đồng nghiệp của bà cho rằng, chì kẻ mắt có thể làm thay đổi màng phim nước mắt, gây khó chịu cho nó.
Video đang HOT
Không những thế, chất sáp và dầu trong chì kẻ mắt cũng có thể bám chặt vào kính áp tròng và tích tụ nếu người sử dụng dùng hơn một ngày. Biến chứng có thể có bao gồm ngứa, đỏ mắt do vi khuẩn có hại từ chì kẻ mắt và trong một số trường hợp, người dùng có thể bị nhiễm trùng mắt hay nhìn mờ hơn.
“Những người đeo kính áp tròng hầu hết đều dễ gặp một số vấn đề. Nếu chất kẻ viền mắt dính vào kính, làm tăng chất lắng thì có thể gây loạn thị khi thấu kính áp tròng bị đục đi”, tiến sĩ Ng nói.
“Nếu bạn gọt chì kẻ mắt cẩn thận trước mỗi lần kẻ và bẻ bỏ mẩu chì cuối, bạn có thể tránh được các vi khuẩn. Với loại chì không cần gọt, nên cắt bỏ một mẩu cuối trước mỗi lần dùng. Và luôn nhớ rửa sạch lớp trang điểm mắt trước khi đi ngủ”, tiến sĩ Alison Ng khuyên.
Theo tapchilamdep
Dùng chì kẻ mắt có hại cho 'cửa sổ tâm hồn'
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Khoa học lâm sàn Eye and Contact Lens thuộc Hiệp hội bác sĩ Nhãn khoa (CLAO) cho biết, dùng chì kẻ mắt thường xuyên có thể gây viêm nhiễm và làm suy giảm tầm nhìn của mắt.
Ảnh: flickr.com
Theo đó, các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu về Mắt và Kính áp tròng thuộc trường Đại học Waterloo (Canada) đã tiến hành theo dõi trên hàng nghìn tình nguyện viên tham gia trang điểm mắt. Họ được chia thành hai nhóm, một nhóm được trang bị màng trong suốt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình trang điểm, nhóm còn lại không được sử dụng các màng chắn.
Tiến sĩ Alison Ng - dẫn đầu nhóm nghiên cứu cùng với các cộng sự của mình đã dùng băng ghi hình để quan sát và so sánh số lượng hạt hóa học trong chì kẻ mắt "di cư" vào màng nước mắt - các lớp màng mỏng bảo vệ mắt - sau khi áp dụng trang điểm theo nhiều phong cách khác nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 5 phút trang điểm cho đường viền mắt, có khoảng từ 15 - 30% các hạt hóa chất trong chì kẻ mắt đã "xâm nhập" qua màng nước mắt của các tình nguyện viên không sử dụng màng trong suốt bảo vệ mắt một cách nhanh chóng.
Ảnh: fickr.com
Được biết, thành phần hóa học chủ yếu trong chì kẻ mắt thường là chất sáp, dầu, silicon và chất kết dính giúp chì kẻ mắt bám vào mí mắt bền lâu, đồng thời ngăn ngừa mắt tiết mồ hôi và các loại dầu tự nhiên.
Các hoạt chất trong chì kẻ mắt sẽ thẩm thấu qua màng nước mắt, làm thay đổi cấu trúc của màng bảo vệ này, và gây khó chịu cho những ai có đôi mắt nhạy cảm hoặc khô. Một số biến chứng có thể xảy ra thường là ngứa mắt, nổi mẩn đỏ, nhiễm trùng mắt và thậm chí là gây mờ mắt.
Tiến sĩ Alison Ng cho biết, những người đeo kính áp tròng cũng sẽ gặp nhiều vấn đề bất lợi khi dùng chì kẻ mắt vì hóa chất trong nó sẽ dễ dàng bám chặt vào mặt kính, gây viêm nhiễm mắt và giảm tầm nhìn rất lớn.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của "cửa sổ tâm hồn", các nhà khoa học khuyến cáo bạn nên hạn chế sử dụng chì kẻ mắt thường xuyên. Nếu phải làm đẹp trong các sự kiện gặp gỡ quan trọng, nên tẩy trang lớp kẻ mắt này thật kỹ rồi mới đi ngủ.
Theo tapchilamdep
Bật mí 11 cách làm mắt to hơn Những đường kẻ line mắt sắc nét, tông màu che khuyết điểm phù hợp với làn da và mascara. Chỉ cần vài phút cho cửa sổ tâm hồn, mắt của bạn sẽ trông to hơn, lung linh hơn. 1. Làm mịn vùng da mắt Khi đôi mắt mệt mỏi thì các nếp nhăn, sưng húp, bọng mắt làm tối khuôn mặt. Bạn đã...