“Nhiều người Việt thấy viên hình giống thuốc thì gọi ngay đó là thuốc”
Không phân định được thực phẩm chức năng hay là thuốc, nhiều người cứ thấy viên hình thuốc họ coi đó là thuốc và không ngần ngại chi tiền mua thực phẩm chức năng.
Ảnh minh họa.
Mang bệnh vì bỏ thuốc, uống thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là sản phẩm xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào những năm 80 của thế kỷ XX. Người Nhật Bản tạo ra những sản phẩm ăn nhưng dinh dưỡng cao hơn thực phẩm hàng ngày. Trong quá trình bào chế, thực phẩm sẽ được chọn lọc các chất cần thiết để bổ sung cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe.
Các chuyên gia đều khẳng định rằng cần phải hiểu đúng bản chất của thực phẩm không thể là thuốc chữa bệnh. Nó là sản phẩm bổ sung những chất còn thiếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm chức năng đang trở thành mặt hàng hút khách đặc biệt là những người bị bệnh mãn tính. Bà Nguyễn Thị Lung – thành phố Bắc Ninh khoe mỗi lần con cái đi du lịch nước ngoài về, bà Lung lại được con mua cho hàng tá các loại thực phẩm chức năng. Có lọ lên tới chục triệu đồng. Nhờ thực phẩm chức năng nên bà thấy mình khỏe lên. Những cơn tăng huyết áp đột ngột không còn.
Tuy nhiên, lần đi khám gần nhất bác sĩ cho biết bà bị biến chứng suy thận từ bệnh tăng huyết áp. Bà Lung ngỡ ngàng vì hai năm nay bà uống rất nhiều thuốc tốt. Thấy chân phù lũng bà nghĩ đó là do xuống máu của người già ai dè đó là dấu hiệu cảnh báo suy thận.
Video đang HOT
Rất nhiều bệnh nhân mãn tính giống bà Lung tin vào thực phẩm chức năng và bỏ thuốc điều trị dẫn tới nhiều biến chứng.
TS Nguyễn Khánh Hòa – Chuyên gia về dược lý cho rằng về quan điểm điều trị cho bệnh nhân, TS Hòa cho biết không chỉ dùng thuốc mà phải điều trị tổng thể, khi kê đơn không riêng đơn thuốc điều trị trong đơn có thể có thuốc điều trị chính, là thuốc trực tiếp tấn công các yếu tố gây bệnh sau đó kèm theo các thuốc hỗ trợ điều trị như vitamine, các biện pháp tâm lý trị liệu, tập thể dục khác cho bệnh nhân.
Đối với thực phẩm chức năng, TS Hòa cho rằng ở nước ta không làm rõ vai trò của thực phẩm chức năng như thế nào nên dễ làm cho bệnh nhân lẫn lộn. Trước đây chưa có phong trào bán thực phẩm chức năng thì vẫn có thực phẩm chức năng như các vitamine hỗ trợ bệnh nhân. Còn hiện nay các vitamine đóng vài trò như thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, với bệnh nhân thiếu chất, suy nhược thì việc bổ sung vitamine rất cần thiết và trong trường hợp này thuốc và thực phẩm chức năng bị trùng lắp nhau.
Không phải giống viên thuốc là thuốc
Người dân chưa rõ khi nào gọi là thực phẩm chức năng, khi nào là thuốc.
Ví dụ glucosamin trong bệnh khớp khi kê đơn đó là thuốc. Nhưng người bình thường sử dụng cho tốt hơn thì nó chỉ là thực phẩm chức năng. Người dân Việt mình lại khác, họ cứ thấy cái gì hình dáng viên thuốc nó là thuốc. Vitamine B1, khi người bệnh bị phù do thiếu vitamine B 1 thì vitamine B1 là thuốc nhưng sử dụng nó trong khẩu phần ăn hàng ngày thì nó chỉ như thực phẩm chức năng.
Trong điều trị ung thư cũng vậy, bác sĩ kê đơn thì thuốc là chính, thực phẩm chức năng bổ trợ. Tuy nhiên, tại Việt Nam nhiều bác sĩ cũng không hiểu thực phẩm chức năng là gì chỉ nghe thấy tốt, có hoa hồng là kê đơn cho bệnh nhân. Người bán thực phẩm chức năng lợi dụng điều này đưa vào trong các nhà thuốc bán thực phẩm chức năng rất nhiều.
Nói về tác dụng của thực phẩm chức năng, TS. Hòa cho rằng thực phẩm chức năng vô thưởng, vô phạt không ai kiểm chứng có tác dụng không, đa phần không nhìn thấy hại nên giống như người sản xuất ra mặt hàng cứ thế là dùng, ai thích thì mua.
Việt Nam dù đưa ra quy định chặt nhưng thực hiện quản lý sẽ rất khó. Các cơ sở sản xuất phải thông qua thử nghiệm an toàn và thậm chí thử nghiệm lâm sàng nhưng ở nước ta thì không có. Quản lý không chặt nên quảng cáo vống lên, điều này ở nước ngoài họ cấm tiệt.
Đối với thực phẩm chức năng trong điều trị ung thư, TS Hòa cho rằng tất cả chỉ là quảng cáo không thể có tác dụng trị ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư nên người bệnh cần cẩn trọng với điều này.
Ở Việt Nam việc buông lỏng thực phẩm chức năng khiến các sản phẩm này quảng cáo vống chức năng,quảng cáo không chính xác. Đến nay nó vẫn chỉ là tác dụng bổ trợ nâng cao sức khỏe chứ không có nghiên cứu nào cho rằng thực phẩm chức năng có thể điều trị ung thư.
Theo infonet
TPCN Phụ khoa Nữ Oa quảng cáo nhập nhèm gây hiểu nhầm cho người bệnh?
Dù bị pháp luật nghiêm cấm nhưng Đông y Vũ Đức vẫn ngang nhiên sử dụng hình ảnh của nhiều bác sỹ để quảng cáo viên đặt phụ khoa Nữ Oa, quảng cáo sản phẩm gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh trái quy định.
Theo đó ghi nhận thực tế của PV thời điểm tháng 7/2019 cho thấy, trang web https://phukhoanuoa.com/ đã được đăng ký pháp nhân của Công ty CP đông dược Vũ Đức (mã số thuế: 0315416019, địa chỉ: 90/14/33 Trần Văn Ơn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân phú, TP. Hồ Chí Minh) ngang nhiên sử dụng hình ảnh của nhiều bác sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo sản phẩm viên đặt phụ khoa Nữ Oa có dấu hiệu vi phạm quy định hiện hành.
Đông Y Vũ Đức quảng cáo viên đặt phụ khoa trái quy định.
Cụ thể đông y Vũ Đức đăng tải hình ảnh cùng chú thích "tiến sỹ - bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện y học cổ truyền trung ương khuyên dùng phụ khoa Nữ Oa. Thạc sỹ - bác sỹ - Nguyễn Thái Hà, nguyên trưởng khoa khám bệnh CK II BV Từ Dũ khuyên dùng sản phẩm phụ khoa Nữ Oa. Phó giáo sư - tiến sỹ - bác sỹ Lưu Thị Hồng, Tổng thư ký hội Phụ Sản Việt Nam giải đáp thắc mắc về cơ chế phụ khoa Nữ Oa".
Việc đông y Vũ Đức sử dụng hình ảnh của các bác sỹ nhằm mục đích tung hô viên đặt phụ khoa Nữ Oa, khuyên người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chỉ là TPCN này giúp tăng thêm độ tin cậy đáng kể đối với người bệnh. Tuy nhiên hành vi trên không được pháp luật cho phép.
Bởi hiện nay Bộ Y tế nghiêm cấm các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng (PCN). Cụ thể tại Điều 3, Thông tư 08/2013/TT - BYT về hành vi "Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh" nêu rõ: "Nghiêm cấm các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng".
Nghị định số 158/2013 NĐCP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo cũng quy định: "Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm; Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh", sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Không chỉ sử dụng trái phép hình ảnh bác sỹ để quảng cáo viên đặt phụ khoa Nữ Oa, trang web của đông y Vũ Đức còn "đánh liều" miêu tả công dụng sản phẩm như thuốc, dễ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đây là thuốc chữa bệnh bằng cụm từ "điều trị" được lặp lại nhiều lần.
"Điều trị viêm ngứa âm đạo, điều trị viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung", "Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa" bất chấp thực tế sản phẩm phụ khoa Nữ Oa chỉ là TPCN có tác dụng hỗ trợ điều trị và hoàn toàn không thể thay thế được thuốc chữa bệnh theo quy định.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý những dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo viên đặt phụ khoa Nữ Oa. Về phần mình, người tiêu dùng cũng tỉnh táo để có sự nhìn nhận chính xác về tác dụng thật sự của sản phẩm thay vì bị mê hoặc bởi những tung hô "trên trời" của doanh nghiệp phân phối viên đặt phụ khoa Nữ Oa.
Tòa soạn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung này.
Theo khoe365
Món ăn từ kiến Họ hàng nhà kiến có nhiều loại như kiến đen, kiến đỏ, kiến nâu, kiến khâu, kiến bọng, kiến hôi... nhưng thường được sử dụng làm thuốc nhiều nhất là kiến đen ( Formica fusca Linnaeus). Trứng kiến đen thường được đồng bào các dân tộc miền núi ở phía Bắc thu về để thổi xôi ăn hằng ngày. Nguồn: internet Theo Đông...