Nhiều người ung thư đại trực tràng được trị dứt điểm nhờ nạo hạch chậu
Thông tin trên được TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh – Trưởng phòng Khoa học đào tạo, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ tại Hội nghị khoa và học đào tạo của bệnh viện này diễn ra vào chiều 9.8.
Một ca phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – Ảnh: N.P
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Thịnh, nếu so với kỹ thuật điều trị ung thư đại trực tràng truyền thống trước đây là cắt trực tràng thì phương pháp nạo hạch chậu giúp người bệnh điều trị triệt căn, giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ, giảm biến chứng liên quan đến tái phát, cải thiện đáng kể chất lượng sống thay vì chỉ được chỉ được chăm sóc giảm nhẹ hoặc hóa trị làm chậm tiến trình bệnh như trước đây.
Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, từ năm 2017 đến nay đã thực hiện 20 ca nạo hạch chậu để điều trị bệnh ung thư đại trực tràng đã đạt kết quả rất khả thi, tỷ lệ thành công cao, không có trường hợp nào để lại tai biến, biến chứng. Đặc biệt có những trường hợp ung thư đại trực tràng di căn, điều trị bằng kỹ thuật nạo hạch chậu sau nhiều năm vẫn chưa tái phát.
Bác sĩ Thịnh đưa dẫn chứng một bệnh nhân 46 tuổi, quê ở Tiền Giang đã được phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng, sau đó đến bệnh viện khám, các bác sĩ phát hiện một khối hạch di căn rất lớn (50mm) vùng chậu bên trái. Thông thường trường hợp này sẽ được chỉ định hóa trị, nhưng các bác sĩ ở đây quyết định phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên trái cho bệnh nhân, giúp lấy trọn tế bào ung thư còn sót lại. Đến nay đã hơn 2 năm theo dõi, bệnh nhân này chưa tái phát và sức khỏe rất tốt.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Thịnh, ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ác tính thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 9% tần suất các loại ung thư. Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư đại trực tràng tương đối cao, đứng thứ 3 trong các bệnh ác tính. Độ tuổi mắc ung thư đại trực tràng thường là tuổi trung niên và tuổi già, tần suất cao nhất là độ tuổi 50 đến 70 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu ung thư đại trực tràng cho thấy, người trẻ mắc ung thư đại trực tràng chiếm khoảng 2 đến 10%. Ung thư đại trực tràng ở người trẻ tuổi thường có độ ác tính cao và tiên lượng xấu hơn so với người lớn tuổi.
“Như tất cả các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng cần phải được tầm soát và phát hiện sớm. Các đối tượng có nguy cơ cao như: lớn tuổi, đi ngoài ra máu, gia đình có ngươi thân ung thư đại trực tràng hay u nhú lành tính của đại trực tràng. Việc tầm soát ung thư đại trực tràng khá đơn giản chỉ cần nội soi đại tràng là có thể phát hiện được.
Phát hiện sớm giúp tăng khả năng điều trị triệt để, ngược lại, nếu phát hiện muộn làm giảm khả năng điều trị triệt căn khiến người bệnh có nguy cơ nhập viện cấp cứu vì các biến chứng liên quan đến khối u, có thể gây tử vong như ra máu, tắc ruột, vỡ khối u”, bác sĩ Thịnh khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Bác sĩ ơi: Phát hiện ung thư đại trực tràng sớm như thế nào?
Tôi 45 tuổi, thời gian gần đây thường bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi tiêu khó. Tôi nghe nói ung thư đại trực tràng cũng có những biểu hiện giống vậy nên rất lo lắng. Xin hỏi làm thế nào để tầm soát phát hiện bệnh sớm? (N.M.Quốc, 45 tuổi, ngụ Đồng Nai)
Bác sĩ điều trị ung thư đại trực tràng sớm bằng kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi đại tràng không cần phẫu thuật - NGUYÊN MI
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phú Hữu, Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), cho biết:
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ. Biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, khó tiêu, viêm đại tràng, trĩ...
Vì vậy, để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cần chủ động tầm soát, đặc biệt với người có nguy cơ cao. Hiện nay, các phương pháp tầm soát UTĐTT gồm:
- Nội soi đại trực tràng: Là phương pháp tầm soát chính xác nhất. Qua nội soi, bác sĩ sẽ phát hiện các bệnh lý như trĩ, polyp, viêm loét đại trực tràng... Từ đó sẽ có xử trí phù hợp như cắt bỏ khối polyp trong lúc nội soi, đồng thời sinh thiết polyp để chẩn đoán xác định ung thư.
- Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân: Có độ nhạy phát hiện ung thư khoảng 70 - 80%. Tuy nhiên, đây là xét nghiệm không đặc hiệu, nghĩa là có dương tính cũng chưa chắc là UTĐTT. Một khi phát hiện có máu trong phân, người bệnh sẽ được chỉ định để được nội soi đại trực tràng.
- Nội soi đại tràng ảo: Sử dụng CT Scan đa lát cắt để thực hiện trên người bệnh đã được xổ ruột. Máy điện toán sẽ dựng lại hình ảnh lòng đại tràng. Phương pháp này có thể phát hiện phần lớn các polyp và khối u trong lòng đại tràng và trực tràng. Sau khi nội soi đại tràng ảo phát hiện polyp thì phải nội soi đại tràng thật để cắt polyp, sinh thiết khối u để có chẩn đoán xác định.
Tùy theo mức độ nguy cơ mà mỗi nhóm đối tượng được khuyến cáo thời gian và phương pháp tầm soát phù hợp.
Nhóm nguy cơ trung bình là những người trên 40 tuổi, hoặc người có tiền sử gia đình bị ung thư, không thuộc huyết thống bậc một (cha, mẹ, anh, chị, em). Nhóm này nên tầm soát mỗi năm bằng phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân; nội soi đại tràng ảo 5 năm/lần và nội soi đại trực tràng 10 năm/lần.
Nhóm nguy cơ cao và rất cao là: Những người có tiền sử bị UTĐTT, polyp đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng vô căn, bệnh crohn, cần nội soi đại trực tràng 1 - 2 năm/lần. Những người có tiền sử bị chiếu xạ vùng bụng hoặc vùng chậu để điều trị ung thư, cần nội soi đại trực tràng 3 - 5 năm/lần. Những người có một người thân huyết thống bậc một (cha, mẹ, anh, chị, em ruột) bị ung thư đường tiêu hóa trước 45 tuổi, hoặc có người thân bị bệnh đa polyp đại tràng, cần nội soi đại trực tràng 3 năm/lần.
UTĐTT nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, phát hiện ở giai đoạn càng sớm cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao.
Theo Thanh niên
Ăn kiêng bằng cách tiêu thụ carbohydrate tinh chế, thịt đỏ, thịt chế biến có thể gây ung thư Chế độ ăn kiêng chống oxy hóa và chống viêm được cho là tốt cho sức khỏe nhưng gần đây các nhà nghiên cứu tìm thấy sự liên quan giữa nó với hai bệnh ung thư thường gặp. Các nhà nghiên cứu từ chương trình Ung thư học (Oncobell) của Viện nghiên cứu y sinh Bellvitge (IDIBELL), Viện Ung thư Catalan (ICO), và...