Nhiều người Trung Quốc xúm vào lột áo một người Nhật Bản
Một người mặc áo phông có in hình lá cờ Nhật Bản với dòng chữ “Hải quân Đế quốc Nhật Bản” đã bị một số người Trung Quốc quá khích lao vào lột áo.
Mạng Sina Quân sự mới đây đăng một chùm ảnh cho thấy một người đàn ông bị đám đông xúm vào lột áo và nếu không có sự can thiệp của cảnh sát có lẽ anh ta đã bị hành hung. Trang mạng này cho biết người đàn ông này 30 tuổi, đến từ Thiên Tân. Trong một cuộc liên hoan leo núi ở Taishan, người này đã mặc chiếc áo phông in hình quốc kỳ Nhật Bản với dòng chữ “Hải quân Đế quốc Nhật Bản”.
Lập tức anh ta bị đám đông vây quanh và nhiều người xông vào lột áo anh ta. Người đàn ông này nói rằng anh ta lớn lên ở Nhật Bản và cho rằng mặc như thế là không có vấn đề gì. Cảnh sát đã phải can thiệp để ngăn chặn ẩu đả. Trước khi rời khỏi hiện trường, người đàn ông này nói ông đã bị “tổn thương sâu sắc” vì hành động quá khích của dân Trung Quốc.
Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản vốn đã bị ám ảnh từ quá khứ khi quân đội Nhật xâm chiếm Trung Quốc trong những năm trước Thế chiến thứ II. Cho đến gần đây, căng thẳng trên biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lại thổi bùng lên một làn sóng kỳ thị người Nhật trong lòng người Trung Quốc. Có một số nguồn tin không chính thức nói rằng người Nhật Bản là một trong những đối tượng bị ghét nhất ở Trung Quốc.
Cách đây ít lâu, trên mạng Sina, một cư dân mạng Trung Quốc có mở một chủ đề “ Các kẻ thù tiềm năng của Trung Quốc trong tương lai“. Trong đó có nhiều nước khác nhau được lựa chọn bởi những ý kiến khác nhau nhưng đáng nói là tất cả những người tham gia ý kiến đều xếp Nhật Bản là kẻ thù số 1 hoặc số 2. Điều đó phần nào cho
thấy sự thù địch của người dân Trung Quốc đối với nước Nhật.
Dưới đây là một số hình ảnh về vụ việc:
Video đang HOT
Theo Người Đưa Tin
Tàu Trung Quốc "khảo sát trái phép" trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật
Một tàu của chính phủ Trung Quốc hôm nay 8/9 đã bị nhìn thấy đang tiến hành hoạt động dường như là khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, lực lượng bảo vệ bờ Nhật cho hay.
Tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật ngày 8/9.
Hãng tin Koyodo cho biết, vào khoảng 6h45 phút sáng ngày 8/9 giờ địa phương, một máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện một tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc kéo một thiết bị giống dây cáp trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật cách đảo Kuba thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 165 km về phía bắc.
Theo các nguồn tin, phía Nhật nghi ngờ tàu Trung Quốc đang khảo sát thực địa.
Lực lượng bảo vệ bờ biển đã cảnh báo tàu Trung Quốc ngừng hoạt động, nói rằng một hành động như vậy mà chính phủ Nhật không biết trước là không thể chấp nhận được.
Tàu Trung Quốc cũng tiến hành hoạt động tương tự trong cùng khu vực vào hôm qua, 7/9.
Bộ ngoại giao Nhật Bản ngay lập tức đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về động thái trên.
Bộ ngoại giao Nhật cũng hối thúc Trung Quốc chấm dứt ngay tức thì hành động như vậy trong khu vực.
Vào tháng 4 và 5 năm nay, Trung Quốc cũng tiến hành các hoạt động khảo sát đại dương trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật ngoài khơi quần đảo Okinawa.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ lâu đã trở thành điểm tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và Đài Loan, dù rằng chuỗi đảo không người ở này từ lâu đã nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản.
Cuộc tranh cãi kéo dài giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã trở nên căng thẳng khi Nhật quốc hữu hóa một số đảo thuộc quần đảo gần 2 năm trước.
Kể từ đó, khu vực quanh Senkaku/Điếu Ngư đã chứng kiến các cuộc đối đầu ngày càng nguy hiểm giữa 2 nước cả ở trên biển lẫn trên không.
Video đài truyền hình NHK đưa tin về hoạt động trái phép của tàu Trung Quốc:
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Nhật, Philippines muốn lập liên minh chống Trung Quốc khiêu khích Một nhóm các nghị sĩ Nhật Bản và Philippines đã nhất trí thúc đẩy biện pháp giải quyết hòa bình cho các tranh chấp hàng hải tại châu Á trên cơ sở luật pháp quốc tế và tìm cách thành lập "Liên minh các nghị sĩ vì an ninh hàng hải tại châu Á". Phái đoàn gồm 6 nghị sĩ Nhật, do ông...