Nhiều người trong gia đình vướng vào lao lý trong vụ mua bán, sản xuất xăng giả
Liên quan đến vụ sản xuất, mua bán xăng giả do Trịnh Sướng cùng 38 đồng phạm gây ra, quá trình điều tra cho thấy, chỉ vì hám lợi mà nhiều cặp vợ chồng, người thân bất chấp pháp luật để giờ đây phải dẫn nhau vào con đường lao lý.
Theo kết luận điều tra, vào khoảng cuối năm 2018, Bùi Thị Duyên (trú tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) xăng dầu Lam Duyên ở Đắk Nông cùng chồng là Nguyễn Văn Lam có quen biết Nguyễn Mạnh Tiến (chủ DNTN thương mại xăng dầu Vân Nam).
Đến giữa tháng 1/2019, Tiến gọi điện cho vợ chồng Duyên chào bán mặt hàng xăng không có hóa đơn chứng từ với giá rẻ, có mức chiết khấu cao hơn những đơn vị khác. Vì lợi nhuận, vợ chồng Duyên đã đồng ý mua hàng của Tiến mà không quan tâm đến chất lượng hàng hóa như thế nào. Sau khi thoả thuận về giá cả, vợ chồng Duyên đã đặt mua 10.000 lít xăng của Tiến với mức chiết khấu 4.000đ/lít và đang vận chuyển dung môi Solmix và hợp chất màu Azo đến nhập cho cửa hàng xăng dầu Lam Duyên bị bắt quả tang.
Hàng triệu lít dung môi phục vụ việc sản xuất xăng giả được cơ quan điều tra thu giữ trong vụ án.
Cùng “dắt tay” vào con đường lao lý là cặp vợ chồng bị can Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1985, trú tại tỉnh Đồng Nai) và Hoàng Thụy Minh Việt (SN 1976). Theo đó, Loan và Việt là chủ DNTN xăng dầu Hoàng Minh Việt. Để tăng thêm lợi nhuận, từ tháng 11/2016, Việt liên hệ, gặp gỡ Nguyễn Thị Thu Hòa (Phó Giám đốc Công ty TNNH MTV Phạm Sơn) để thỏa thuận mua dung môi pha trộn vào xăng tại các cửa hàng xăng dầu của gia đình và bán lại cho chủ các cửa hàng xăng dầu khác pha trộn với xăng A95 để bán ra thị trường.
Từ ngày 8/9/2017 đến ngày 1/2/2019, vợ chồng Loan – Việt đã mua dung môi của Hòa với tổng khối lượng hơn 48 triệu lít, trị giá hơn 661 tỷ đồng. Số lượng dung môi này vợ chồng Loan Việt bán lại cho nhiều đối tượng sử dụng vào mục đích pha chế, sản xuất xăng giả bán ra thị trường.
Không chỉ có các cặp vợ chồng, nhiều bị can là anh em, con cái, họ hàng trong gia đình cùng tham gia vào đường dây “Sản xuất, mua bán hàng giả” này để giờ đây phải đối mặt với tù tội. Điển hình như bị can Đinh Chí Dũng (SN 1969, Giám đốc Công ty TNHH Đinh Chí Dũng, trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Quốc Thi (SN 1994, con rể của Dũng và được Dũng giao làm Giám đốc Công ty TNHH thương mại Quốc Thi AG – Vĩnh Long), được xác định là người kinh doanh dung môi kiêm tổ chức sản xuất xăng dầu giả để thu lợi bất chính.
Theo đó, Công ty Đinh Chí Dũng và Công ty Quốc Thi AG được cấp phép kinh doanh hóa chất sản xuất, dung môi các loại và đều do Dũng trực tiếp điều hành. Ngoài việc kinh doanh dung môi, hóa chất, Dũng còn sử dụng dung môi, hóa chất đã mua để pha trộn với xăng nền và hợp chất màu Azo để tạo thành xăng giả bán ra thị trường thu lợi bất chính. Từ ngày 11/1/2017 đến ngày 28/5/2019, thông qua các pháp nhân là Công ty Đinh Chí Dũng và Công ty Quốc Thi, Dũng đã mua hơn 55,7 triệu lít dung môi, hóa chất của nhiều doanh nghiệp, với tổng giá trị hơn 766,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong vụ án này còn có hai chị em ruột là Hồ Thị Nhẫn (SN 1993, trú tại TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Giám đốc Công ty TNHH xăng dầu Trường Phước) và Hồ Văn Hùng (SN 1995, trú tại xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk RLấp, tỉnh Đắk Nông, em trai của Nhẫn) cũng bị đề nghị truy tố về tội “Sản xuất, mua bán hàng giả”…
Cũng theo kết luận điều tra, Công ty Mỹ Hưng do Trịnh Sướng làm giám đốc, sở hữu 8 Cửa hàng xăng dầu trực thuộc, 12 xe ôtô xi téc, 9 tàu thủy. Ngoài ra, Trịnh Sướng còn chỉ đạo, điều hành hoạt động của Công ty TNHH Gia Thành và sở hữu 75% cổ phần (do con trai là Trịnh Thành Hưng đứng tên) của Công ty cổ phần Thương mại hóa dầu Ressol.
Quá trình kinh doanh xăng dầu, Trịnh Sướng biết được cách sản xuất xăng bằng cách pha chế dung môi với xăng nền, hóa chất tăng RON và hỗn hợp màu Azo để tạo thành xăng A95, E5 RON 92 giả bán ra thị trường. Vì vậy, từ ngày 9/1/2017, Trịnh Sướng đã tổ chức mua dung môi, hóa chất để phục vụ cho việc sản xuất xăng giả.
Theo đó, từ ngày 9/1/2017 đến ngày 30/5/
2019, Trịnh Sướng đã thông qua Mai Trung Hậu, Nhà phân phối Thành Long, Công ty TNHH Tấn Phúc – Chi nhánh Vĩnh Long… đã mua hàng trăm triệu lít dung môi, hóa chất các loại với tổng số tiền thanh toán hơn 2.000 tỷ đồng.
Quá trình hoạt động, Trịnh Sướng cùng đồng bọn đã tổ chức pha chế, sản xuất ra hơn 137 triệu lít xăng giả, gần 1,6 triệu lít dầu DO giả, tổng số lượng hàng giả tương đương với số lượng hàng thật trị giá hơn 2.500 tỷ đồng. Sau đó, Trịnh Sướng đã bán ra thị trường gần hết số xăng, dầu giả thông qua 337 cửa hàng thuộc đại lý bán hàng của Công ty Mỹ Hưng, Công ty Gia Thành và Công ty Ressol, thu lợi bất chính với tổng số tiền hơn 107 tỷ đồng.
Để che giấu doanh số bán ra khi bán xăng qua hệ thống các cửa hàng xăng dầu trực thuộc sở hữu, Trịnh Sướng thuê người chỉnh đồng hồ đếm tổng của trụ bơm nhằm cân đối đầu vào, đầu ra. Đối với hệ thống đại lý phân phối, Trịnh Sướng bán hàng nhưng không xuất hóa đơn và thanh toán tiền bằng hình thức trả tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản cá nhân.
Điều tra bổ sung nhiều doanh nghiệp trốn thuế
Theo Cơ quan điều tra, trong vụ án này có hơn 10 doanh nghiệp mua xăng từ đường dây “Sản xuất, mua bán hàng giả” nhưng không biết là xăng giả, chỉ biết xăng không có hóa đơn, chứng từ nên không phải là đồng phạm. Tuy nhiên, sau đó các cá nhân, đơn vị đã bán xăng giả ra thị trường qua các cửa hàng xăng dầu nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai báo cáo thuế nên có dấu hiệu của tội “trốn thuế”. Do đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Trốn thuế” và ra quyết định tách vụ án hình sự để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
Đối với Công ty TNHH Petro Ram Co (có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh) do Nguyễn Văn Cường làm giám đốc có hành vi xuất hóa đơn quay vòng, xuất hóa đơn nhưng không có hàng, giúp Trịnh Sướng tăng doanh thu nhằm thuận lợi cho việc vay vốn, đáo hạn ngân hàng.
Quá trình điều tra, không có căn cứ xác định Cường biết Trịnh Sướng pha chế xăng giả và xuất hóa đơn để hợp thức hóa mặt hàng xăng để giúp cho Trịnh Sướng buôn bán xăng giả. Do đó, hành vi trên của Cường không đồng phạm với Trịnh Sướng. Tuy nhiên, hành vi xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống để hưởng lợi của Cường có dấu hiệu của tội “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”. Vì vậy, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tách riêng, tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý sau.
Bắt khẩn cấp 'ông trùm' liên quan chuyên án xăng giả khủng
Công an đã bắt khẩn cấp Lê Thành Trung, người được xác định là "ông trùm" liên quan đến đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô cực lớn.
Ngày 18-2, Công an Đồng Nai ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Thành Trung (38 tuổi, ngụ huyện Bình Thủy, TP Cần Thơ) trong đường dây mua, bán hoá đơn giả, liên quan đến chuyên án 920G buôn lậu, sản xuất xăng giả với tang vật gần 2,7 triệu lít xăng giả, hơn 100 tỉ đồng tiền mặt do Phan Thanh Hữu cầm đầu.
Nghi can Lê Thành Trung là "ông trùm" trong đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả. Ảnh: VH.
Theo cơ quan công an, Lê Thành Trung là "ông trùm" trong đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả với vai trò hết sức quan trọng trong vụ án này.
Khám xét nhà của Trung, công an thu thu giữ 6 CPU máy tính, 15 thùng tài liệu hoá đơn, 01 máy tính bảng, 02 điện thoại, 02 xe ô tô và nhiều tiền mặt (chưa kiểm đếm).
Công an lấy mẫu xăng trên phương tiện thủy các đối tượng đang vận chuyển. Ảnh: VH
Đặc biệt, Công an thu giữ 27 con dấu (15 mộc dấu tròn, 12 dấu tên) của nhiều công ty khác nhau do Lê Thanh Trung thành lập và thuê người khác làm giám đốc công ty.
Trước đó, đêm ngày 6-2, Công an Đồng Nai đã chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự và các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an triển khai đồng loạt khám xét khẩn cấp các địa điểm kho chứa, cây xăng, trụ sở làm việc và nơi ở của các nghi can tại Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, bắt quả tang các nghi can khi đang vận chuyển, mua bán, "sang mạn" tàu để pha chế, bơm hút, vận chuyển xăng nhập lậu với số lượng lớn tại ụ nổi trên sông Hậu thuộc địa bàn xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Vật chứng thu giữ gồm 2 tàu biển có tải trọng 1.500 tấn, 5 xà lan có tải trọng từ 400 đến 1.000 tấn, 6 xe bồn, gần 2.680.000 lít xăng, 4 thùng hóa chất để tạo màu, trên 100 tỉ đồng tiền mặt, gần 50 quyển sổ đỏ, 12 thùng tài liệu hồ sơ, sổ sách và các tang vật liên quan đến hoạt động phạm tội.
Hóa chất dùng tạo màu xăng. Ảnh: VH.
Nhóm nghi can trong đường dây này đã sử dụng ụ nổi đưa ra giữa lòng sông Hậu thuộc địa bàn xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long để neo đậu các tàu, xà lan bơm hút xăng. Đồng thời tổ chức lực lượng, sử dụng các tàu cao tốc để tuần tra xung quanh khu vực để từ nhập hàng, bơm hút, pha chế, hợp thức hóa chứng từ và vận chuyển đến các cây xăng để tiêu thụ.
Hàng ngày, đường dây này cung cấp trung bình trên 1 triệu lít xăng giả, kém chất lượng ra thị trường. Tính từ tháng 8-2020 đến nay, các đối tượng đã cung cấp ra thị trường trên 200 triệu lít xăng giả, kém chất lượng.
Công an Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án và kết quả giám định các mẫu xăng trong chuyên án 920G do Phan Thanh Hữu cầm đầu đều là giả.
Ngoài Hữu, Trung, công an Đồng Nai ra lệnh bắt khẩn cấp đối với 35 nghi can khác trong đường dây này.
17 ngày để xét xử 'trùm' chế xăng giả Ngày 8/1, TAND tỉnh Đắk Nông phối hợp Viện KSND, Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức họp báo, công bố thông tin phiên xét xử các bị cáo trong vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả" (xăng giả) liên quan đến ông "trùm" Trịnh Sướng (54 tuổi, Giám đốc Cty TNHH Mỹ Hưng, Sóc Trăng). Ông Trịnh Sướng và công ty...