Nhiều người trẻ thà thất nghiệp chứ không làm việc chân tay
“Làm công việc giản đơn, lặp đi lặp lại có gì hay? Tôi là cử nhân, không phải robot”, Trần Duy Long nói.
25 tuổi, sau ba năm không có việc làm, Long bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng. Anh hầu như không có việc làm kể từ ngày ra trường, nhưng không muốn làm công nhân vì nghĩ vị trí đó không xứng với người tốt nghiệp đại học.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế – xã hội trong quý III năm ngoái, hơn 55% trong tổng số 1,1 triệu người thất nghiệp ở Việt Nam độ tuổi 15-24. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ là 7,8%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp chung là 2%.
Những con số trên cho thấy cuộc chiến khó khăn mà những người trẻ đang phải đối mặt trong việc kiếm công việc phù hợp với mong muốn và khả năng. Họ ngày càng thất vọng, chấp nhận hoặc nằm nhà chờ việc, hoặc làm công việc tạm thời với mức lương ít ỏi.
Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam Chang-hee Lee nhận định: “Mặc dù Việt Nam không có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao ở mức báo động như nhiều nước khác, đảm bảo việc làm có chất lượng cho thế hệ trẻ vẫn là một thử thách lớn với quốc gia này”.
Người lao động xếp hàng thi tuyển công chức ở một cơ quan Bộ tại Hà Nội. Ảnh: PV.
Nhiều chuyên gia cho rằng, giới trẻ, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, khó tìm việc chủ yếu do các công ty muốn tuyển những ứng viên có kinh nghiệm.
Video đang HOT
Nguyễn Bích Thủy, 28 tuổi, đã nếm trải khó khăn đó. Tốt nghiệp Đại học Thương mại vài năm trước, Thủy không thể xin được công việc kế toán như mong muốn. Để có tiền trang trải cuộc sống, cô bán bánh tự làm và trái cây online.
“Tôi không tự tin sẽ tìm được công việc ổn định trong tương lai”, Thủy nói. Cô đã gửi đi hàng chục đơn xin việc trong vài năm qua, nhưng chỉ nhận được vài lời mời phỏng vấn và cuối cùng vẫn thất bại. “Không có công việc ổn định, không có thu nhập tốt, tôi không dám lên kế hoạch gì dài hạn cho bản thân”, cô chia sẻ.
Một nguyên nhân khác của tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ là thanh niên, đặc biệt sinh viên mới ra trường, thà chấp nhận thất nghiệp còn hơn làm công việc lao động chân tay, các chuyên gia cho biết.
Không thiếu việc làm trong các nhà máy. Nhiều doanh nghiệp tại khu công nghiệp ở Hà Nội, TP HCM, Bình Dương và Hải Dương rất khó khăn trong việc tuyển công nhân.
Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết các doanh nghiệp dệt may, giày da, và đồ gỗ… tại các khu công nghiệp ở Hà Nội thường xuyên tổ chức nhiều đợt tuyển dụng lớn. Có doanh nghiệp cần tuyển tới hơn 1.000 công nhân mới một đợt, nhưng không thể kiếm được đủ người.
Các chuyên gia cho rằng nhiều thanh niên coi công việc tại các nhà máy là thấp cấp và không muốn làm. Thậm chí nhiều thanh niên có trình độ học vấn thấp cũng khăng khăng tìm công việc văn phòng.
Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, nhiều người thất nghiệp chủ yếu do muốn tìm kiếm các công việc có thu nhập tốt trong những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao như tài chính, quản lý doanh nghiệp hay nhân sự.
Với anh Long, tìm một công việc vừa ý rất khó nhưng gia nhập lực lượng “áo cổ xanh” sẽ là chuyện không tưởng. “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến xin việc ở nhà máy cả”, Long khẳng định.
Theo Ngân Anh (VNE)
Báo Mỹ nói về tình trạng cử nhân Việt Nam thất nghiệp
Theo nhận định của báo Mỹ Bloomberg, trong khi các trường phổ thông ở Việt Nam trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản để làm những việc theo dây chuyền với mức lương thấp, thì các trường cao đẳng, đại học lại không chuẩn bị để sinh viên làm những việc phức tạp hơn.
Báo Mỹ nói về tình trạng cử nhân Việt Nam thất nghiệp
Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp ngành Kinh tế từ một trong những trường đại học tốt nhất Việt Nam hai năm trước đây. Hiện nay Đức làm xe ôm tại Hà Nội, kiếm thu nhập hàng tháng khoảng 250 USD.
Đức là con duy nhất trong ba đứa con được đi học đại học. Trước đây, bố mẹ Đức đã phải làm thêm việc để nuôi Đức học đại học. Hiện nay Đức là một trong hàng ngàn cử nhân Việt Nam trong thể kiếm việc trong ngành mình đã học mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của cả nước chỉ khoảng 2,3%.
Cử nhân đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số những người trẻ ở Việt Nam. (Ảnh đồ họa: Bloomberg)
Theo Bloomberg, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng các công ty không muốn trả thêm tiền cho những công nhân có bằng cấp nhưng thiếu những kỹ năng tương xứng. Hiện tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có bằng đại học là 17%.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Thành - nghiên cứu cấp cao tại trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy ở TPHCM: "Những công ty tư nhân và nước ngoài muốn tuyển các công nhân lành nghề hơn và các quản lý, kỹ sư chất lượng. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng. Các gia đình Việt Nam cần nền giáo dục tốt hơn."
Hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho con đi du học để cải thiện triển vọng nghề nghiệp. Theo số liệu của Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, trong đó tính cả những trường ngoại ngữ, tăng hơn 12 lần trong 6 năm tính đến tháng 5 năm 2016, ở mức khoảng 54.000 du học sinh.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết: "Hiện nay chính phủ đang nỗ lực cải thiện chất lượng đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng. Chúng tôi cần xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của các trường để giảm việc dạy những môn lý thuyết."
Theo nhận định của ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng viện Khoa học Lao động và Xã hội, nhiều cử nhân thiếu kỹ năng quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm và tổ chức để làm việc trong các công ty.
Được biết, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã tăng số lượng các trường đại học và cao đẳng lên con số khoảng 450 trường. Chính phủ dự định đến năm 2020 sẽ có 560.000 tân sinh viên vào học các trường đại học và cao đẳng, tăng khoảng 10% so với năm 2010.
Theo Bloomberg
1.300 tỷ đồng để 'xuất khẩu' cử nhân thất nghiệp Bộ Lao động tính toán, từ nay đến 2025 cần khoảng 1.300 tỷ đồng để đưa 54.000 cử nhân thất nghiệp đi lao động ở nước ngoài. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Đề án đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2018-2020, định hướng...