Nhiều người trẻ nhập viện do đốt pháo nổ, có ca hôn mê
Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận nhiều bệnh nhân trẻ tuổi bị tai nạn do đốt pháo nổ, có ca bị thương nặng và phải thở máy.
Ngày 26-1, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị thương do đốt pháo nổ.
Bệnh nhân nặng nhất là N.H.K (SN 2008; ngụ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được chuyển đến bệnh viện sáng 18-1 trong tình trạng khó thở, đa chấn thương, mắt không nhìn thấy.
Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị tràn khí vùng cổ 2 bên, mất xương bàn tay của 2 bàn tay, vỡ xoang hàm trái, chấn thương nhãn cầu phải…
Kíp trực đã đưa bệnh nhân đi mổ cấp cứu. Bệnh viện phải huy động nhiều chuyên khoa để thực hiện ca mổ. Đến ngày 26-1, bệnh nhân còn hôn mê, thở máy, tiên lượng nặng và đang được điều trị tại khoa gây mê hồi sức.
Bệnh nhân thở máy sau tai nạn do đốt pháo nổ
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân N.T.H (SN 2006; ngụ huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi). Bệnh nhân này nhập viện ngày 24-1 cũng trong tình trạng đa chấn thương, dập nát tay phải và phần mặt bị bỏng, mắt không nhìn thấy.
Video đang HOT
Các bác sĩ khoa ngoại chấn thương đã tiến hành cắt lọc, phẫu thuật các vết thương đồng thời cắt cụt bàn tay phải cho bệnh nhân.
Bệnh nhân thứ 3 là N.V.D (SN 1999; ngụ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) nhập viện ngày 20-1. Tình trạng bệnh nhân bị tổn thương cổ tay và dập nát các ngón tay kèm vết thương nham nhở, nhiều dị vật, chảy nhiều máu, nhiều tổ chức hoại tử.
Các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc, phẫu thuật vết thương bàn tay, khâu nối cơ đứt, sửa mỏm cụt các ngón tay bị dập. Với bệnh nhân này, bác sĩ điều trị cho hay không thể bảo tồn được các ngón tay.
Bác sĩ Ngô Hạnh, Phó trưởng khoa ngoại chấn thương – Bệnh viện Đà Nẵng cho hay dịp Tết và cận Tết Nguyên đán, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều ca bị thương do tai nạn từ pháo nổ.
Theo bác sĩ này, những vụ tai nạn từ pháo nổ thường gây ra tổn thương rất nặng, để lại thương tật rất lớn.
Bệnh nhân có thể bị dập nát tay, tổn thương ngực, tổn thương phổi và bụng, gây bỏng, mù mắt. Bác sĩ Hạnh khuyến cáo, phụ huynh nên theo dõi, kiểm tra con em khi mang vật lạ về nhà, nếu phát hiện vật nghi pháo phải ngăn cản ngay.
Hai trẻ nghi ngộ độc sau ăn bim bim, mì cay vẫn nguy kịch sau 5 ngày cấp cứu
Hai trẻ ở Thanh Hóa nghi ngộ độc sau ăn bim bim và mì cay sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy và lọc máu liên tục.
Hai trẻ sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng nguy kịch. (Ảnh: NT)
Ngày 19/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hiện sức khỏe của 2 bệnh nhân C.V.T (10 tuổi) và Đ.T.C (4 tuổi, cùng trú tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) nghi ngộ độc sau khi ăn bim bim và mì cay mua tại một tiệm tạp hóa trên địa bàn vẫn đang diễn biến nặng.
Bệnh nhân Đ.T.C, vẫn hôn mê, phụ thuộc hoàn toàn theo máy thở, lọc máu liên tục, thay huyết tương, tình trạng rối loạn nhịp tim tạm thời đã kiểm soát, còn tổn thương não, gan, thận.
Bệnh viện tiếp tục hội chẩn xin ý kiến chuyên môn ở tuyến trên điều trị tích cực, hồi sức toàn diện.
Còn đối với bệnh nhân C.V.T, hiện vẫn hôn mê, thở máy, lọc máu liên tục, tình trạng loạn nhịp tim tạm thời đã kiểm soát, còn tổn thương não, gan, thận. Bệnh nhân này tình trạng sức khỏe cơ bản tiến triển hơn.
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng cho biết, hiện vẫn chưa có kết quả giám định độc chất từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Nguồn tin cũng cho hay vào chiều tối 18/1, bệnh viện tiếp tục gửi bệnh phẩm (máu, nước tiểu) để định hướng thêm chẩn đoán xét nghiệm độc chất.
Liên quan đến vụ việc trên, Công an huyện Thọ Xuân đã phối hợp với Công an xã Xuân Sinh vào cuộc tiến hành điều tra.
Trước đó, như GD&TĐ đã liên tục thông tin, vào khoảng 16h ngày 14/1, 4 em học sinh gồm: C.V.T (10 tuổi), Đ.T.C (4 tuổi), Đ.T.D (11 tuổi) và L.T.Đ (13 tuổi) cùng trú tại thôn Bích Phương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đến quán tạp hóa (ở thôn Bích Phương) để mua 1 gói bim bim khoai tây và 1 gói mì cay vòi rồng để ăn.
Đến khoảng 17h cùng ngày, C.V.T và Đ.T.C có biểu hiện lên cơn co giật, người lịm dần. Gia đình đã đưa hai trẻ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân để cấp cứu và sau đó được chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để cấp cứu.
UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm buôn bán hàng hóa không đảm bảo chất lượng tại cổng các trường học.
Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo trên hệ thống truyền thanh để phụ huynh học sinh quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP ở cửa hàng tạp hóa, quầy bán hàng rong trước cổng trường.
Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường học cần có công tác quản lý học sinh, nhắc nhở, cảnh báo học sinh không mua đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP tại cổng trường học...
Phối hợp Đội Quản lý thị trường số 14 tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục học sinh liên quan đến sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đội Quản lý thị trường số 14 tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.
Rò khí độc khi đang khò bình phế liệu "lạ", 3 người phải nhập viện cấp cứu Khi đang khò bình phế liệu, nhóm lao động gồm 9 người ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bất ngờ bị khí độc bốc lên nghi ngút cao tới 5m, khiến 1 người ngất tại chỗ, 2 người khác bị thương nặng phải vào nhập viện. Vụ việc xảy ra vào sáng 12/1 tại một điểm thu gom phế liệu ở xã...