Nhiều người thích loại nước ép này và tưởng rằng rất tốt nhưng uống nhiều lại tăng nguy cơ tử vong sớm, tác hại còn hơn cả soda
Đây là nghiên cứu đầu tiên tiến hành so sánh nước ép trái cây nguyên chất 100% với soda (nước ngọt có gas). Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Medical Association (JAMA).
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Emory ở Atlanta và Cornell ở New York đã tiến hành phân tích dữ liệu từ 13.440 người. Mức độ hấp thụ đồ uống có đường và nước ép trái cây nguyên chất 100% của họ được ghi lại sau khi họ trả lời một bảng câu hỏi. Kết quả, họ khám phá ra mối liên hệ rất giống nhau với hai loại đồ uống này. Đó là đều làm tăng nguy cơ chết sớm – dù nhóm khoa học gia khẳng định, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa.
Cụ thể hơn, trong khoảng 6 năm sau đó, đã có 1.000 ca tử vong do bất kì nguyên nhân nào và 168 người tử vong do bệnh động mạch vành tim.
Sau khi xem xét cả những yếu tố khác như tình trạng béo phì thì thấy nhóm người hấp thụ nhiều đồ uống có đường nhất tăng 11% nguy cơ tử vong do bất cứ nguyên nhân nào. Những người được coi là tiêu thụ nhiều đồ uống có đường nếu 10% lượng calo họ hấp thụ hàng ngày bắt nguồn từ đồ uống có đường.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Những kết quả này gợi ý rằng, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây, liên quan tới tăng nguy cơ tử vong. Hàm lượng dinh dưỡng của nước trái cây nguyên chất 100% và đồ uống có đường rất giống nhau.
Mặc dù đường trong đồ uống có đường được thêm vào trong quá trình chế biến và đường trong nước ép trái cây nguyên chất 100% có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, những loại đường cụ thể mà chúng cung cấp cho cơ thể để phân giải về bản chất lại chẳng hề khác nhau và phản ứng sinh hóa xảy ra khi cơ thể xử lý thực phẩm để chuyển thành năng lượng cũng giống nhau“.
Các tác giả nghiên cứu cũng chỉ ra một số nguyên nhân khả dĩ cho hiện tượng tăng nguy cơ chết sớm vì tiêu thụ đồ uống có đường.
Video đang HOT
Béo phì rõ ràng là yếu tố chủ chốt nhưng khi xem xét tới yếu tố này, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng, đồ uống có đường làm tăng khả năng kháng insulin.
Các yếu tố khác có thể bao gồm: Tiêu thụ đường fructose làm biến đổi hàm lượng mỡ máu, viêm và huyết áp; trong khi tiêu thụ nhiều glucose đã được chỉ ra là có liên quan tới hiện tượng kháng insulin và bệnh tiểu đường.
Một chuyên gia mô tả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, vị này nhấn mạnh, nếu chỉ uống một ly 150ml nước ép trái cây mỗi ngày thì không có vấn đề gì.
Tiến sĩ Gunter Kuhnle, Phó giáo sư dinh dưỡng và sức khỏe tại Đại học Reading, cho biết: “Đây là một nghiên cứu vô cùng quan trọng, đặc biệt khi nước ép trái cây thường được coi là lựa chọn thay thế ‘lành mạnh’ cho các đồ uống có đường, mặc dù chúng thường chứa nhiều đường hơn, nhất là sinh tố”.
Nước ép trái cây có thể cung cấp vitamin và thậm chí một số chất xơ. Nhưng chỉ thế mà thôi. Hàm lượng dưỡng chất thực vật có trong nước ép trái cây quá thấp để có thể tác động tích cực tới sức khoẻ. Ngoài ra, không có tác động có lợi nào từ thứ gọi là chất chống oxy hóa.
Nếu mối liên hệ được chỉ ra ở đây là quan hệ nhân quả (điều mà chúng ta chưa thể biết chắc), nghiên cứu sẽ chứa đựng nhiều ý nghĩa: trước hết, nó cho thấy, vấn đề không nằm ở chỗ loại đồ uống có đường đó là nước chanh hay nước ép trái cây. Điều quan trọng cần lưu ý là, do nước ép trái cây và sinh tố bình thường không được coi là đồ uống có đường. Hơn nữa, có thể thấy, lợi ích đối với sức khỏe của nước ép trái cây có lẽ không đủ để đảo ngược những tác hại do hàm lượng đường lớn gây ra.
Thực vậy, một ly 150ml nước cam ép được làm từ khoảng 2 trái cam nhưng việc ăn 2 trái cam đem lại nhiều tác dụng hơn nhiều so với việc uống ly nước ép đó.
Theo Helino
Nghiên cứu: Uống nhiều nước ngọt liên quan nguy cơ tử vong sớm
Soda và các loại nước ngọt có đường ngày càng được khuyến cáo là không mấy lành mạnh. Một nghiên cứu mới còn phát hiện chúng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong sớm.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc uống nhiều nước ngọt - Ảnh: WALB
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ngày 18-3, các nhà khoa học ghi nhận: những ai dùng càng nhiều thức uống bổ sung đường - bao gồm nước ngọt, nước trái cây, nước tăng lực và nước uống thể thao - thì nguy cơ tử vong sớm trong giai đoạn sử dụng càng cao.
Kết quả có được sau khi nhóm nghiên cứu phân tích thông tin của hơn 80.000 phụ nữ và 37.000 đàn ông làm việc trong lĩnh vực y tế trong suốt 30 năm.
Những người tình nguyện tham gia bằng cách điền vào bảng khảo sát chế độ ăn uống 4 năm/lần, và trả lời các câu hỏi về lối sống và tình trạng sức khỏe 2 năm/lần.
Cụ thể hơn về phát hiện, nhóm tình nguyện viên uống từ 2-6 chai nước ngọt/tuần có nguy cơ tử vong cao hơn 6% trong giai đoạn khảo sát so với những người uống ít hơn 1 chai/tháng.
Người nào uống từ 1-2 chai nước ngọt/ngày, nguy cơ tử vong cao hơn 14% so với nhóm uống ít hơn 1 chai/tháng.
Đáng chú ý, kết quả trên vẫn đúng kể cả khi các nhà nghiên cứu tính toán luôn các nguy cơ tiềm ẩn (gây tử vong) khác như hút thuốc, uống đồ có cồn, ít hoạt động thể chất, ăn ít rau củ, nhiều thịt đỏ...
"Kết quả của chúng tôi củng cố thêm lời khuyên nên hạn chế nước ngọt, thay chúng bằng các thức uống khác, tốt nhất là nước lọc, để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ nói chung" - ông Vasanti Malik, nhà khoa học đứng đầu công trình thuộc Đại học Harvard (Mỹ), kết luận.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng thận trọng nêu nhận định là họ chỉ phát hiện "sự liên quan" giữa nước ngọt và nguy cơ tử vong sớm, chứ không khẳng định uống nước ngọt "gây ra" cái chết.
Dù sao đi nữa, nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa việc uống nước ngọt và tình trạng béo phì, tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, đột quỵ...
PHÚC LONG
Theo tuoitre
9 loại thực phẩm cần hạn chế tối đa để sống lâu hơn Soda, thịt nguội và rượu chỉ là một vài thứ cần hạn chế tối đa, và còn nhiều thứ khác dưới đây bạn cũng cần hạn chế để sống lâu. Ảnh minh họa Nước ngọt Nghiên cứu được trình bày tại một cuộc họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ gần đây cho biết: Đồ uống có đường có thể làm tăng nguy...