Nhiều người Singapore e ngại vaccine Covid-19
Nhiều người dân Singapore tỏ ý không muốn tiêm vaccine Covid-19 vì lo ngại tác dụng phụ, nhất là khi nước này đang khống chế được dịch bệnh.
“Singapore đang làm khá tốt, tôi không nghĩ vaccine sẽ có ích lợi”, Aishwarya Kris, 40 tuổi, người tỏ ý không muốn tiêm vaccine Covid-19, cho biết hôm 22/12. Đây là tâm trạng chung của không ít người dân Singapore. Họ sợ rủi ro từ tác dụng phụ tiềm tàng của vaccine Covid-19, trong bối cảnh nước này gần như không ghi nhận ca nhiễm mới và tỷ lệ tử vong thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Chính phủ Singapore trông đợi vaccine sẽ hỗ trợ quá trình tái mở cửa nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại và du lịch của đất nước, cũng như là địa điểm tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào năm sau.
Một liều vaccine do Pfizer-BioNTech phát triển. Ảnh: AFP .
“Singapore là nạn nhân từ chính thành công của mình”, Leong Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Mount Elizabeth của Singapore, nhận xét. Khảo sát do tờ Straits Times tiến hành hồi đầu tháng 12 cho thấy chỉ 48% người Singapore được hỏi sẵn sàng tiêm vaccine khi nó được triển khai, trong khi 34% muốn chờ thêm 6-12 tháng.
Video đang HOT
Thủ tướng Lý Hiển Long hôm 14/12 thông báo chính phủ Singapore đã phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 do Pfizer-BioNTech phát triển và dự kiến những liều đầu tiên sẽ được triển khai trong tháng 12. Singapore hy vọng sẽ có đủ vaccine cho 5,7 triệu dân trước quý III/2021, bảo đảm miễn phí cho công dân và thường trú nhân. Việc tiêm vaccine sẽ hoàn toàn tự nguyện.
Thủ tướng Lý và các quan chức chính phủ sẽ nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vaccine, bên cạnh nhân viên y tế, người cao tuổi và người dễ tổn thương. “Điều này nhằm cho người dân, đặc biệt là những người lớn tuổi như tôi, thấy rằng vaccine an toàn”, Thủ tướng Singapore phát biểu trên truyền hình.
Nhiều người dân Singapore tỏ ý sẵn sàng tiêm vaccine, không chỉ nhằm phòng tránh Covid-19 mà còn với hy vọng có thể được du lịch trở lại. Với một số người khác, tiêm vaccine được coi là trách nhiệm xã hội. “Tôi là người duy nhất trong gia đình phải đi làm hàng ngày. Tiêm vaccine là điều có trách nhiệm”, Jeff Tan, nhiếp ảnh gia 39 tuổi, nói.
Singapore hành động nhanh chóng ngay sau khi phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên. Nước này từng ghi nhận hàng chục nghìn trường hợp dương tính trong các ký túc xá cho lao động nhập cư, nhưng đã kiểm soát được dịch bệnh.
Hsu Li Yang, bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm tại Trường Sức khỏe Công cộng Saw Swee Hock, nhận định phần lớn người dân Singapore ủng hộ vaccine, với tỷ lệ khoảng 90% trẻ em được tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về loại vaccine Covid-19 mới, ứng dụng các công nghệ mới, được phát triển và cấp phép trong thời gian rất ngắn. “Quá trình phê duyệt vaccine thường mất nhiều thời gian”, ông nói.
Cơ quan quản lý dược phẩm Singapore khẳng định vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech được cấp phép sau khi dữ liệu của nhà sản xuất cho thấy nó đáp ứng yêu cầu an toàn, hiệu quả và tiêu chuẩn chất lượng. Giới chức Singapore đánh giá lợi ích của vaccine Covid-19 lớn hơn những nguy cơ đã được xác định.
Vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech liên quan tới một số trường hợp biến chứng nghiêm trọng khi thử nghiệm tại Mỹ và Anh, nhưng chưa thể hiện tác dụng phụ lâu dài nào trong thử nghiệm lâm sàng.
John Han, quản lý bán hàng 40 tuổi, cho biết anh muốn chờ đến khi 80% dân số Singapore tiêm vaccine mà không gặp tác dụng phụ. “Nếu có lựa chọn, tôi sẽ không tiêm. Tôi không ngại đeo khẩu trang và tránh nơi đông người”, Han nói thêm.
Bầu cử Singapore 2020: Đảng PAP cầm quyền công bố cương lĩnh tranh cử
Ngày 27/6, Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng Thư ký đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã công bố cương lĩnh tranh cử của PAP, trong đó tập trung nhấn mạnh yếu tố đoàn kết để cùng vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-9.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo khẩu hiệu tranh cử năm nay của PAP "Cuộc sống, Công việc và Tương lai của chúng ta".
Lý giải cho lựa chọn này, ông nêu rõ cuộc bầu cử 2020 không phải là cuộc bầu cử thông thường với việc người dân Singapore đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà thế giới bị cuốn vào trong nhiều thập kỷ qua. Trong bầu cử bình thường, cương lĩnh của PAP sẽ tập trung vào các kế hoạch dài hạn cho Singapore. Nhưng với thực trạng đại dịch hiện nay, ưu tiên cao độ của PAP là "hợp tác cùng nhau vượt qua khủng hoảng như thế nào".
Dự kiến, cuộc bầu cử Quốc hội Singapore sẽ diễn ra vào ngày 10/7. Đến thời điểm này, đã có 12 đảng tuyên bố sẽ tham gia tranh cử, tăng 3 đảng so với bầu cử 2015, hứa hẹn tạo ra nhiều cuộc đấu tay ba gay cấn tại một số khu vực bầu cử quan trọng.
Đảng PAP cầm quyền do cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sáng lập sẽ tranh cử tất cả 93 ghế tại 31 khu vực bầu cử, với 27 gương mặt mới đã được giới thiệu tính tới ngày 26/6. Trong bầu cử 2015, đảng PAP giành được 83/89 ghế với khẩu hiệu "Cùng bạn, vì bạn và vì Singapore".
Trong số 11 đảng đối lập đã tuyên bố sẽ tham gia bầu cử năm 2020, giới quan sát chính trị nhận định chỉ có đảng Công nhân (WP) và đảng Tiến bộ Singapore (PSP), do ông Tan Cheng Bock, cựu thành viên của PAP, thành lập tháng 3/2019, có thể tạo ra thách thức nhất định cho đảng PAP.
Tòa nhà Quốc hội Singapore tại thủ đô Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày Đề cử được ấn định vào 30/6, theo đó các đảng tham gia tranh cử sẽ chính thức đăng ký ứng cử viên và các khu vực tranh cử. Sau ngày đề cử, các đảng sẽ có 8 ngày tổ chức vận động tranh cử. Tất cả các hoạt động vận động tranh cử sẽ dừng trong Ngày Hạ nhiệt 9/7 và cử tri sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 10/7.
Cơ quan Bầu cử Singapore (ELD) cho biết, do đại dịch COVID-19, tổng tuyển cử 2020 sẽ không có các hoạt động tuần hành vận động tranh cử rầm rộ như trước đây. Các đảng được phép tổ chức các nhóm tiếp cận cử tri, nhưng không quá 5 người và phải sử dụng khẩu trang trong suốt quá trình đi lại, tiếp xúc, kể cả khi trả lời phỏng vấn báo chí.
Singapore chuẩn bị cho "một tương lai rất khác" hậu Covid-19 Thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi người dân chuẩn bị cho một tương lai rất khác, đồng thời nhấn mạnh dịch Covid-19 sẽ là vấn đề trong một thời gian dài. Theo Nhà lãnh đạo Singapore, Covid-19 không chỉ là vấn đề về sức khỏe cộng đồng, mà còn là vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị nghiêm trọng và sẽ...