Nhiều người nổi tiếng lan truyền tin đồn mạng 5G gây ra đại dịch Covid-19
Nhiều người dân tại Mỹ, Anh hay Hà Lan đã tin vào những thuyết âm mưu mạng 5G gây hại cho sức khỏe của con người, thậm chí là nguyên nhân gây ra dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu…
Sự “góp sức” tai hại của nhiều nhân vật nổi tiếng
Một trong những nguyên nhân khiến tin đồn mạng 5G gây ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu được phát tán nhanh chóng và rộng rãi chính là nhờ sự “giúp sức” của nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới, từ các diễn viên, ca sĩ.
Những người này sở hữu những kênh mạng xã hội với hàng triệu người theo dõi nên những thông tin do họ đăng tải đã được chia sẻ một cách nhanh chóng và không ít người hâm mộ đã tin tưởng vào những thuyết âm mưu và thông tin không chính xác, bao gồm thông tin sai lệch về mạng 5G.
Một trong số đó có thể kể đến nữ ca sĩ người Mỹ Keri Hilson, khi cô đã chia sẻ lên trang Twitter có 4,2 triệu người theo dõi của mình thông điệp để cảnh báo về “mối nguy hiểm của mạng 5G”. Để tăng thêm tính thuyết phục, Hilson đã đăng tải ảnh chụp nhiều bài báo về mạng 5G, bao gồm một báo cáo được cho là của Bill Gates cảnh báo về đại dịch toàn cầu bắt nguồn từ Trung Quốc.
Hilson sau đó tiếp tục chia sẻ thêm những bài viết để nhấn mạnh tầm nguy hiểm của mạng 5G đối với sức khỏe của con người.
“Để cho rõ ràng, tôi sẽ nói rằng có rất nhiều nghiên cứu và thí nghiệm cho thấy mức độ nguy hiểm của sóng bức xạ điện từ 5G có thể dẫn đến sự truyền nhiễm của virus”, Hilson chia sẻ thêm trên trang Twitter của mình.
Nam diễn viên Woody Harrelson và nữ ca sĩ M.I.A. trong số những người nổi tiếng phát tán các tin đồn không chính xác liên quan đến mạng 5G
Hilson cũng đã liên hệ về mức độ lây nhiễm của virus Covid-19 tại khu vực châu Phi, khi cho rằng chính vì châu Phi chưa phát triển và thử nghiệm mạng 5G nên số ca nhiễm Covid-19 tại khu vực này thấp hơn các nơi khác.
Sau khi chia sẻ những bình luận gây tranh cãi về thuyết âm mưu liên quan đến mạng 5G, Hilson đã xóa đi những nội dung này trên trang Twitter của mình, nhưng Hilson cho biết cô thực hiện điều này theo tư vấn của quản lý. Cô không thừa nhận những tuyên bố của mình là sai lầm.
Video đang HOT
Nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ Woody Harrelson cũng đã chia sẻ lên trang Instagram có hơn 2,1 triệu người theo dõi của mình bài viết về thuyết âm mưu liên quan giữa mạng 5G đến dịch bệnh. Harrelson sau đó còn đăng tải một đoạn video về những người biểu tình tại Hồng Kông, nhưng nam diễn viên này lại chú thích rằng những người Trung Quốc đang đốt phá trạm phát sóng mạng 5G vì những tác hại của công nghệ mạng di động này.
Có vẻ như Woody Harrelson đã phát hiện ra những nhầm lẫn của mình nên xóa bỏ những bài đăng liên quan đến thuyết âm mưu trên Instagram, nhưng trước đó, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ lại những nội dung này và rất nhiều người trong đó tin vào những nội dung do Harrelson đăng tải.
Nữ rapper người Anh M.I.A. cũng là một trong những người nổi tiếng góp phần làm phát tán những tin tức giả mạo và nhầm lẫn về mạng 5G, khi đăng tải lên trang Facebook hơn 1,2 triệu người theo dõi của mình những thông tin cho rằng mạng 5G đang khiến cho sức đề kháng của con người giảm đi, khiến họ dễ mắc bệnh hơn, cụ thể là virus SARS-CoV-2.
“Tôi không nghĩ rằng mạng 5G phát tán Covid-19″, M.I.A. viết trên mạng xã hội. “Tôi nghĩ rằng mạng 5G sẽ khiến cơ thể nhầm lẫn và làm chậm quá trình chữa bệnh vì cơ thể đang phải học cách để đối phó với tần số tín hiệu và bước sóng mới… cùng thời điểm xuất hiện của virus corona”.
Cách đây không lâu, M.I.A. cũng đã đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi mọi người ngăn cản quá trình lắp đặt và phát sóng mạng 5G vì gây ra các triệu chứng có hại cho sức khỏe.
“Hãy ngừng lắp đặt mạng 5G. Tại sao mạng 5G vẫn tiếp tục hoạt động? Tôi cảm thấy không được khỏe và các triệu chứng của tôi giống với các triệu chứng gây ra do mạng 5G. Nếu họ không ngừng phát sóng, chúng ta sẽ không ở yên trong nhà”, M.I.A. viết trên mạng xã hội.
Ngoài những cái tên kể trên còn có nhiều nhân vật nổi tiếng khác như nhạc sĩ người Anh Lee Ryan, ngôi sao truyền hình người Mỹ Calum Best, ca sĩ người Anh Amanda Holden hay MC truyền hình Lucy Watson… cũng thường xuyên đăng tải những thông tin không chính xác về mạng 5G trên các trang mạng xã hội của mình.
Những tin đồn và thông tin sai lệch về các công nghệ mạng di động đã từng xuất hiện rất nhiều trên Internet và nền tảng mạng xã hội, bao gồm việc tần số của sóng di động có thể khiến con người bị ung thư, vô sinh hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đặc biệt, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu trùng với thời điểm mạng 5G bắt đầu được triển khai tại nhiều quốc gia càng khiến cho những thuyết âm mưu này có căn cứ và cơ sở để phát tán rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, sự “góp sức” của những người nổi tiếng và tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội đã khiến cho những thông tin sai lệch này được phát tán một cách nhanh chóng hơn và khiến nhiều người tin tưởng hơn vào các thông tin đó.
Anh và Hà Lan là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì những thuyết âm mưu sai lệch về mạng 5G khi nhiều người đã biểu tình để phản đối triển khai mạng 5G tại hai quốc gia này, thậm chí còn đốt phá trạm phát sóng mạng di động 5G tại Anh và Hà Lan vì lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mạng 5G an toàn cho sức khỏe của con người
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tần số bước sóng của mạng 5G hoàn toàn không ảnh hưởng và an toàn với sức khỏe của con người.
Theo Ủy ban Quốc tế về phòng chống bức xạ Ion hóa (ICNIRP), cơ quan khoa học có trụ sở tại Đức, thì tần số của mạng 5G là an toàn với sức khỏe của con người.
Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) cũng đã tiến hành các thử nghiệm của riêng mình để xác định xem mạng di động 5G có phát ra các nguồn bức xạ vượt quá giới hạn quy định và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không và kết luận tần số bước sóng của mạng 5G không vi phạm quy tắc của FCC về mức độ phơi nhiễm tần số vô tuyến điện của FCC, nghĩa là an toàn với con người.
Nhiều trạm phát sóng mạng 5G tại Anh và Hà Lan bị đốt phát vì những tin đồn không chính xác
Những nghiên cứu của Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) cũng chỉ ra rằng khi sóng di động (bao gồm cả sóng 5G) đập vào cơ thể con người sẽ bị các mô thịt hấp thu và biến thành năng lượng mà không có bằng chứng nào cho thấy gây ra tác động có hại cho con người.
Các quan chức của chính phủ Anh cũng đã gọi những thuyết âm mưu nhằm vào tác hại của mạng 5G là “vô cùng nguy hiểm” và “hết sức vô nghĩa”, sau khi nhiều người tin theo những thuyết âm mưu này và đốt phá các trạm phát sóng mạng 5G tại Anh.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng những cá nhân cảm thấy nhạy cảm với sóng điện từ và sóng di động hay mạng 5G trên thực chất họ gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần, khiến họ bị ám ảnh bởi các sóng mạng di động và cảm thấy căng thẳng tình trạng sức khỏe không được tốt khi biết được đang phải tiếp xúc với các loại mạng di động.
5G là thế hệ mạng di động tiếp theo và dự kiến sẽ cung cấp tốc độ kết nối nhanh gấp 10 lần công nghệ 4G LTE đang được sử dụng hiện nay. Với tốc độ đó, người dùng chỉ mất vài giây để tải xong một bộ phim chất lượng cao từ Internet. Tuy nhiên, 5G còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn thế, khi tốc độ kết nối nhanh sẽ giúp những công nghệ liên quan trở nên phổ biến hơn như các thiết bị Internet cho vạn vật, công nghệ xe tự lái hay sự ra đời của những lĩnh vực công nghệ mới…
T.Thủy
Bill Gates tiếp tục trở thành nạn nhân của "thuyết âm mưu" trên Facebook và YouTube
Giữa dịch Covid-19, Bill Gates bỗng trở thành tâm điểm công kích của nhóm những người cực đoan trên các mạng xã hội.
Giữa đại dịch Covid-19, Bill Gates là một trong những cái tên năng nổ nhất: ông cập nhật thông tin chính xác cho cộng đồng đang phải cách ly xã hội, đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm tìm ra phương thuốc chữa Covid-19, ... Thế nhưng, hành động của Bill Gates lại đang khiến người ta nghi ngờ vô căn cứ.
Theo khảo sát của The New York Times và Zignal Labs, một công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội: đã 1,2 triệu lần cái tên Bill Gates xuất hiện trong những thuyết âm mưu liên quan tới đại dịch Covid-19; những thuyết âm mưu này có trên khắp các mạng xã hội và nhiều chương trình TV trong khoảng thời gian từ tháng Hai tới tháng Tư.
Con số 1,2 triệu lần đồng nghĩa với việc Gates xuất hiện nhiều hơn 33% so với thuyết âm mưu nổi tiếng thứ hai, liên kết mạng 5G với dịch Covid-19.
Có ba nền tảng xuất hiện nhiều bài đăng cố gắng móc nối Bill Gates với Covid-19, đó là YouTube, Facebook và Twitter. The New York Times cho thấy nội trong những tháng đầu năm nay, đã có 16.000 bài đăng Facebook có nội dung này, thu hút lượng like và comment tới gần 900.000.
Trên YouTube, top 10 video lan truyền tin giả nói về mối liên hệ giữa Bill Gates và Covid-19 đạt gần 5 triệu view chỉ trong hai tháng trở lại đây. Nội dung của video xoáy vào những điểm sau: Gates tạo ra virus để hưởng lợi từ vaccine, Gates là thành viên hội bí ẩn nào đó muốn giảm bớt dân số, hay Gates chung tay xây dựng một mạng lưới do thám toàn cầu.
Trong bài phát biểu năm 2015, Bill Gates nêu lo lắng về một đại dịch toàn cầu.
Những người tin vào thuyết âm mưu này tin rằng những lời cảnh báo của Bill Gates về đại dịch xưa kia chính là bằng chứng cho thấy đồng sáng lập Microsoft cùng một giuộc với kẻ chủ mưu tạo ra Covid-19. Nhóm những người này bao gồm thành viên của các hội thuyết âm mưu có trên mạng xã hội, những người không tin tưởng tác dụng của vaccine, những cá nhân dễ bị dắt mũi trên mạng xã hội.
Bill Gates từ chối bình luận về những lời cáo buộc trên. Mark Suzman, giám đốc điều hành Quỹ Bill và Melinda Gates bày tỏ nỗi thất vọng trên The New York Times, rằng đáng lẽ đây là lúc chúng ta hợp tác để cứu lấy mạng sống con người, chứ không phải tung tin đồn thất thiệt gây rối loạn xã hội.
Dink
Clip 'Dám nói thật' cổ vũ lối sống xanh đúng mực thu hút dân mạng Trước thách thức về tin giả trong mùa dịch, clip "Dám nói thật" khuyến khích mọi người tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình đang sử dụng, để có lựa chọn an toàn, lành tính nhất. Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến các thông tin về dịch bệnh, sức khỏe... lên ngôi. Tuy nhiên, làn sóng tin tức ồ ạt, thật giả...